Có bầu bị chuột rút là thiếu chất gì

Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả.

Chuột rút là sự co cơ đột ngột, gây đau ở một bắp thịt nào đó khiến việc cử động trở nên khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ đâu nhưng thường bà bầu bị chuột rút bắp chân là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có thể bị ở chân, đùi, hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Hiện tượng chuột rút khi mang thai có thể kéo dài vài giây cho đến vài phút, có thể hết rồi trở lại, xuất hiện nhiều vào ban đêm khi đang ngủ, sau khi vận động và khi sử dụng cơ bắp trong thời gian dài.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và ngày càng trở nên nghiêm trọng vào những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu có thể bị chuột rút vào ban ngày nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm. Và đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ hay giật mình giữa đêm.

Bà bầu hay bị chuột rút là điều khá phổ biến, đa phần bà bầu bị chuột rút nhẹ đều không đáng bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sảy thai. Theo ước tính, cứ 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì sẽ có 1 ca bị sảy. Do đó, nếu bạn đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sảy thai thì cần đặc biệt lưu ý.

Tại sao bà bầu bị chuột rút?

Vì sao bà bầu bị chuột rút là băn khoăn rất thường gặp. Không ai biết tại sao bà bầu hay bị chuột rút nhưng nguyên nhân có thể là do:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể mẹ cũng càng tăng gây áp lực lên chân
  • Tử cung mở rộng để tạo không gian phát triển cho bé gây chèn ép lên tĩnh mạch khiến máu không thể về tim hoặc do chèn ép lên dây thần kinh từ tủy sống xuống chân.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải
  • Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Rất có thể là do bạn đang thiếu canxi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. 3 tháng cuối là lúc nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao, nếu không bổ sung đủ, mẹ rất dễ bị chuột rút.

Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao?

Khi bị chuột rút, bạn cần:

  • Nhẹ nhàng duỗi và cong chân, các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.
  • Sử dụng túi da hoặc chai nước nóng áp vào khu vực bị đau để giảm đau và sưng.
  • Xoa bóp co bắp chân bị co rút.

Nếu đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng triệu chứng chuột rút không giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ vì có thể chuột rút là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.

Làm thế nào để giảm chuột rút khi mang thai?

Có bầu bị chuột rút là thiếu chất gì

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục nhưng nhiều người cho rằng việc căng cơ chân trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất bị chuột rút. Bài tập căng cơ chân như sau:

  • Bước 1: Bạn đứng trước một bức tường, giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường
  • Bước 2: Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước
  • Bước 3: Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn
  • Bước 4: Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân
  • Bước 5: Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Bên cạnh bài tập trên, mẹ có thể phòng ngừa chuột rút khi mang thai bằng cách:

  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập yoga cho bà bầu, đi bộ và tập thể dục nhịp điệu
  • Tránh đứng và ngồi quá lâu. Nếu công việc phải ngồi nhiều, mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi và nâng chân nếu phải đứng suốt cả ngày.
  • Bổ sung magiê cũng có tác dụng ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và quả.
  • Uống nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu trong hoặc vàng tươi là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm tức là cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Chọn những loại giày và vớ chân phù hợp, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất thường gặp nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đi khám để được chữa trị kịp thời.

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Có bầu bị chuột rút là thiếu chất gì

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bà bầu bị chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chuột rút không những khiến bà bầu mệt mỏi khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thế nhưng, có rất nhiều biện pháp giảm chuột rút hiệu quả mà bà bầu vẫn chưa hay biết. 

Chuột rút là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý về cơ, có thể gặp ở người bình thường, còn ở phụ nữ mang thai, nguy cơ chuột rút tăng lên nhiều lần. Chuột rút ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực đến các cơ ở chân gây nên hiện tượng chuột rút. Các bác sĩ đã chứng minh nguy cơ bà bầu bị chuột rút tăng lên vào ban đêm, mùa lạnh và đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kì.

Bà bầu bị chuột rút cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

  • Trong giai đoạn đầu thai kì, bà bầu hay bị mệt mỏi, ốm nghén, buồn nôn và nôn khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết, mất nước,… gây nên chuột rút.
  • Khi bé lớn dần lên, cơ trơn tử cung của mẹ phải giãn rộng ra do đó mà các cơ, dây chằng xung quanh tử cung bị kéo căng sinh ra các cơn co rút ở vùng bụng,…
  • Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ bị thiếu hụt canxi. Đặc biệt trong những thai kì cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ tăng cao cho sự phát triển của bé. Nếu không được bổ sung đầy đủ, canxi từ trong các cơ quan trong cơ thể có thể bị rút ra để dành cho bé. Do thiếu canxi nên các cơ bắp của mẹ thường xuyên đau nhức.

Để ngăn chặn chuột rút, bà bầu nên áp dụng các bí kíp dưới đây. Rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả các mẹ nhé.

Bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu canxi trong thực đơn hàng ngày như: sữa, các loại hải sản (ngao, sò, tôm cua…), nấm hương, rau cải chíp, rau chân vịt…

Dù chế độ ăn giàu canxi nhưng cơ thể mẹ vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu canxi cho bé phát triển. Chính vì thế, bà bầu nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung có chứa canxi để đảm bảo bé phát triển hoàn toàn bình thường.


mẹo đơn giảm giúp giảm chuột rút khi mang thai

Bà bầu cực kỳ lưu ý không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu vì như thế sẽ khiến bà bầu tăng nguy cơ chuột rút. Thay vào đó, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng 10 – 20 phút giữa giờ làm việc, đi dạo quanh nhà vào sáng sớm và buổi tối. Luyện tập không chỉ giúp bà bầu thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng, đau đầu mà còn giúp cải thiện tình trạng chuột rút rõ rệt.

Mang vác đồ quá nặng, đặc biệt vào những tháng cuối khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ làm tăng áp lực xuống đôi chân. Và đó là lý do khiến bà bầu rất dễ bị chuột rút. Vì thế, bà bầu nên tránh làm những việc quá sức hay công việc nặng nhọc bởi vì chuột rút khi đang làm việc có thể dẫn đến những nguy hiểm không thể lường trước được.
Tham khảo: Bà bầu bị đau lưng phải làm sao?

Sau cả ngày làm việc, bà bầu hãy dành thời gian thư giãn cho bản thân, đôi khi chỉ là 20 phút mát – xa cho đôi chân cũng làm cơ thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Còn gì tuyệt vời hơn nếu việc này được ông xã đảm nhận. Mát-xa từ đùi đến bắp chân, rồi đến mắt cá chân, ngón chân không những giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn giúp bà bầu giảm chuột rút ở chân hiệu quả.

Bà bầu bị chuột rút nên xoa bóp chân, thư giãn.

Để một chiếc ghế nhỏ dưới chân khi làm việc cũng như kê chân lên gối khi ngủ cũng là giải pháp rất tốt cho bà bầu bị chuột rút. Kê chân giúp máu lưu thông tốt hơn, không những giảm phù mà còn giảm được cả chuột rút.
Bà bầu bị chuột rút hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả của các bí kíp này. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý những thay đổi của bản thân như chuột rút kèm theo các dấu hiệu khác như đau bụng dữ dội hoặc chảy máu âm đạo…Khi đó, bà bầu cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo: Bà bầu bị sốt có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến chuột rút và đau chân trong thai kỳ của bạn, đồng thời có thể giúp bạn tận hưởng một thai kỳ hạnh phúc và an toàn hơn! Để bài viết thêm phần hữu ích hơn, hãy chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của bạn về vấn đề này trong phần bình luận phía dưới bài viết nhé!