Sợ ánh sáng mă c o i là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Sợ sáng hay quá mẫn cảm với ánh sáng mạnh là vấn đề gây phiền toái với nhiều bệnh nhân nhưng để xác định đó là triệu chứng của bệnh gì thì lại là điều khó khăn.

Quá mẫn cảm với ánh sáng là một vấn đề đặt ra cho cả các bác sĩ nội khoa và nhãn khoa trên thế giới. Trong y văn ghi nhận rất nhiều bệnh nhân bệnh lý tâm thần than phiền về sợ sáng. Nhưng có quan điểm lại cho rằng, sợ sáng không phải là vấn đề tâm thần - nó là vấn đề thần kinh và thể chất, cần giải quyết một cách cẩn trọng.

Sợ sáng là một biểu hiệu bệnh, nó là chìa khóa để xác định vấn đề ẩn chứa đằng sau và điều trị nó. Các nguyên nhân tiềm tàng thuộc nhiều chuyên khoa, trong đó có chuyên khoa mắt. Viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, tất cả các bệnh lý giác mạc đều gây ra triệu chứng sợ sáng. Quá mẫn cảm với ánh sáng là phàn nàn chung của bệnh nhân khô mắt và hội chứng Migrain (đau nửa đầu).

Liên quan đến hội chứng Migrain

Có khoảng 80% bệnh nhân bị Migrain có biểu hiện sợ sáng. Đây cũng là một trong các triệu chứng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Người bị Migrain mẫn cảm ánh sáng giữa các cơn hơn những người khác và người bị Migrain mạn tính sẽ mẫn cảm ánh sáng hơn những người bị Migrain không thường xuyên.

Liên quan đến co quắp mi

Co quắp mi lành tính (BEB) là những rối loạn vận động đặc trưng bởi những co thắt không chủ ý của cơ vòng mi. Hầu hết các bệnh nhân có BEB đều ghi nhận có sợ sáng. Cảm giác đau đớn và không thoải mái của hiện tượng sợ sáng khiến bệnh nhân muốn lẩn tránh môi trường chiếu sáng và ánh sáng mạnh. Theo một điều tra, 4/5 số bệnh nhân co quắp mi sợ ánh sáng mạnh, sợ xem TV, lái xe, đọc sách và stress. Đó là những yếu tố làm bệnh của họ nặng thêm. Trong nghiên cứu của Hội Thần kinh Bắc Mỹ (NANOS) kéo dài hơn 3 năm tại Đại học Utah cho thấy, người bệnh BEB có ngưỡng chịu đựng ánh sáng bằng nhóm bị Migrain và bệnh nhân ở cả hai nhóm này có sự nhạy cảm ánh sáng hơn nhóm đối chứng. Ngưỡng ánh sáng đó làm bệnh co quắp mi của họ nặng hơn và đôi khi gây co quắp dây thần kinh số V. Nhiều hoạt động hàng ngày như đi dạo, lái xe, đọc sách, xem TV, mua sắm... bị tác động nhiễu loạn bởi việc cảm nhận bất thường với ánh sáng.

Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng BEB phối hợp với hiện tượng quá mẫn với ánh sáng gây ra hiện tượng đồng cảm như đau đớn, củng cố giả thiết BEB là một bệnh lý thần kinh.

Vì những hạn chế trong hiểu biết sinh lý bệnh của cả BEB và hiện tượng sợ sáng, điều trị ban đầu chỉ chú trọng vào điều trị triệu chứng. Một trong những lựa chọn là đeo kính màu. Trên bệnh nhân có BEB người ta ghi nhận kết quả của đeo kính FL 41, đeo kính màu hồng và thấy chúng có thể ngăn chặn được ánh sáng nhìn thấy thuộc phổ màu xanh đến xanh lá cây cho tới phổ cuối, trùm lên các phổ ánh sáng khác nữa.

Sợ ánh sáng mă c o i là bệnh gì năm 2024

Chứng mẫn cảm với ánh sáng do rất nhiều nguyên nhân tiềm tàng thuộc nhiều chuyên khoa.

Có lẽ không phải là vấn đề của mắt?

Nguồn cơn do đâu ánh sáng lại gây đau? Giả thuyết nghiêng về có một chỗ nối giữa dây thần kinh sinh ba và võng mạc. Hệ thần kinh sinh ba như là một cơ quan cảm thụ của hốc mắt, mắt, đầu và màng não. Nhánh 1 của dây V chắc chắn là có liên quan đến ngưỡng nhận cảm ánh sáng. Thị giác không chỉ yêu cầu nhận cảm ánh sáng mà còn kích thích dây thần kinh sinh ba theo những cách khác. Một vài người bị bệnh võng mạc sắc tố, gần như mù nhưng họ lại rất mẫn cảm với ánh sáng. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy cắt đứt thị thần kinh không loại trừ được phản xạ nhắm mắt do ánh sáng, thế nhưng cắt dây thần kinh sinh ba lại loại trừ được phản xạ nháy mắt tự nhiên do chiếu sáng. Đó là bằng chứng chỉ ra hệ thống dây sinh ba, không phải là hệ thống thị giác, chịu trách nhiệm về cảm giác sợ sáng.

Và các liên quan khác

Cho dù sợ sáng không phải là bệnh tâm thần, những người bị hội chứng sợ đám đông, trầm cảm, bệnh lưỡng cực và bệnh theo mùa thường mẫn cảm với ánh sáng hơn những người không bị những bệnh này.

Tóm lại, cơ chế tại sao một số người nếm trải cảm giác đau đớn khi bị chiếu sáng còn chưa được hiểu biết tường tận nhưng các nhà thần kinh nhãn khoa đang gỡ rối với một số nghiên cứu chỉ ra những mối liên hệ giữa sợ sáng với đau nửa đầu và co quắp mi.

Mặt bạn có nhạy cảm với ánh sáng đến mức làm cho bạn thấy sợ ánh sáng? Nếu ánh sáng mặt trời khiến bạn khó chịu thì rất có thể bạn đang mắc chứng sợ ánh sáng.

Chứng sợ ánh sáng, nhạy cảm ánh sáng (tiếng Anh: photophobia) là tình trạng không dung nạp ánh sáng. Tất cả những nguồn ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ bóng đèn đều khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Thông thường người bị chứng sợ ánh sáng chỉ bị nhạy cảm với ánh sáng chói. Tuy nhiên một số người có thể sợ cả những ánh sáng bình thường.

Triệu chứng sợ ánh sáng

Người mắc chứng sợ ánh sáng thường có các biểu hiện như:

  • Đau đầu
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Ngứa mắt
  • Đỏ mắt
  • Khô mắt
  • Sốt
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Tâm trạng tiêu cực, dễ bực bội cáu gắt
  • Giảm khả năng nhận thức

Khi nào cần gặp bác sĩ

Người bị chứng sợ ánh sáng cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mức độ nhạy cảm với ánh sáng là nghiêm trọng hoặc gây đau nhức. Người bệnh cảm thấy chói mắt ngay cả với ánh đèn trong nhà.
  • Sợ ánh sáng kèm đau đầu, mắt đỏ hoặc mờ mắt. Tình trạng này không biết mất sau hai ngày.

Đây là những trường hợp cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ. Chỉ có thăm khám và tìm ra nguyên nhân bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị cho bạn.

Nguyên nhân gây chứng sợ ánh sáng

Các nguyên nhân gây ra chứng sợ ánh sáng bao gồm:

  • Chứng đau nửa đầu (migraine): đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sợ ánh sáng. Đau nửa đầu thường do sự thay đổi nội tiết tố, đồ ăn, căng thẳng hoặc thay đổi môi trường. Các triệu chứng đau nửa đầu thường là đau nhói một phần đầu, buồn nôn và nôn. Đây là chứng bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
  • Hội chứng thị giác màn hình: mắt bị nhức mỏi, khô, nhìn mờ do chịu tác động của ánh sáng xanh từ màn hình kỹ thuật số.
  • Hội chứng khô mắt: xảy ra khi chất lượng nước mắt không tốt, nước mắt dễ bay hơi hoặc do không tiết đủ nước mắt để làm ẩm, khiến mắt bị khô rát.
  • Trầy xước giác mạc: Gác mạc là lớp ngoài cùng của mắt. Khi mắt vướng phải các loại bụi bẩn nếu đưa tay lên dụi sẽ dễ bị trầy xước và nhiễm trùng, viêm loét.
  • Viêm củng mạc: viêm củng mạc là tình trạng lòng trắng của mắt bị viêm. Bệnh thường gặp ở người từ 30-50 tuổi, phần lớn ở phụ nữ. Bệnh thường gặp do biến chứng của các bệnh lý tự miễn. Biểu hiện thường gặp là đau mắt, chảy nước mắt và mờ mắt.
  • Viêm kết mạc: còn gọi là đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp mô bao phủ phần trắng của mắt bị nhiễm khuẩn, hoặc mắt bị dị ứng, gây viêm nhiễm. Biểu hiện thường gặp là mắt ngứa, đỏ và đau nhức.
  • Viêm não: Viêm não xảy ra khi não bị nhiễm virus hoặc một nguyên nhân khác.
  • Viêm màng não: là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm màng bao quanh não và tuỷ sống.
  • Màu mắt nhạt: Những người có màu mắt nhạt hơn cũng có thể nhạy cảm với ánh sáng hơn, vì mắt nhạt hơn chứa ít sắc tốt hơn để bảo vệ chống lại ánh sáng chói.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thiếu sắc tố mắt ở bệnh bạch tạng, ngộ độc, bệnh dại, viêm mống mắt. Một số bệnh hiếm gặp như dày sừng nang lông thể gai hoá toàn thể da đầu (KFSD) cũng gây chứng sợ ánh sáng. Sử dụng một số loại thuốc như belladonna, furrosemide, quinine, tetracycline và doxycycline có khả năng gây tác dụng phụ sợ ánh sáng.