Cơ chế lây lan trong tâm lý học xã hội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NONBÀI GẢNG[Lưu hành nội bộ]TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI[Dành cho sinh viên CĐ GD Mầm non]Tác giả: Nguyễn Thị Như Phương1MỤC LỤCTrangLỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................3CHƯƠNG 1.......................................................................................................................4TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC................................................................41.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hội ...............................................41.2. Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội ..............................................81.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội.........................11CHƯƠNG 2.....................................................................................................................17CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI ...................................................................................172.1. Bắt chước ..............................................................................................................172.2. Lây lan...................................................................................................................202.3. Ám thị ...................................................................................................................212.4. Thoả hiệp...............................................................................................................222.5. Đồng nhất hoá .......................................................................................................23CHƯƠNG 3. TÂM LÝ NHÓM .......................................................................................253.1. Khái niệm về nhóm xã hội .....................................................................................253.2. Tâm lý nhóm lớn ...................................................................................................263.3. Tâm lý nhóm nhỏ...................................................................................................29CHƯƠNG 4.....................................................................................................................52CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI..........................................................................524.1. Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý xã hội ........................................................524.2. Các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản ......................................................................52TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................712LỜI NÓI ĐẦUĐể đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập học phần: Tâm lý học xã hội, tài liệu biênsoạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất, nguồn gốc của cáchiện tượng tâm lý xã hội, cơ chế ảnh hưởng xã hội và đặc trưng một số hiện tượng tâm lýxã hội của nhóm. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng vận dụng những tri thức đã họcvào nghiên cứu các vấn đề tâm lý xã hội, giải thích các hiện tượng tâm lý xảy ra trong đờisống xã hội nói chung và trong công tác giáo dục trẻ nói riêng.Nội dung tài liệu thể hiện trong 4 chương:Chương 1. Tâm lý học xã hội là một khoa họcChương 2. Các cơ chế tâm lý xã hộiChương 3. Tâm lý nhómChương 4. Các hiện tượng tâm lý xã hộiTrong quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mongđồng nghiệp và sinh viên góp ý để tài liệu hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn!Tác giả3CHƯƠNG 1TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hộiTâm lý học xã hội đã ra đời và phát triển được gần một thế kỷ. Song, những tiềnđề để ra đời ngành khoa học này thì đã xuất hiện từ rất sớm. Nói về sự hình thành vàphát triển của Tâm lý học xã hội, trước hết phải tìm hiểu những tiền đề để ra đời ngànhtâm lý học này.1.1.1. Những tiền đề triết học.Cũng giống như sự ra đời của tâm lý học, sự hình thành Tâm lý học xã hội có sựđóng góp rất quan trọng của các tư tưởng triết học. Có thể đưa ra một số những tiền đề cơbản sau:a. Quan điểm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đạiKhi nói về quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng tới sự rađời của Tâm lý học xã hội, chúng ta chú ý nhiều hơn đến quan điểm về xã hội và conngười của Platon và Aristotle.- Platon [427 – 374 TCN] trong luận thuyết về đạo đức xã hội và trong phác thảo vềmột xã hội lý tưởng của mình, ông đã rất chú ý đến các quan hệ liên nhân cách. Ông cũngchỉ ra sự ảnh hưởng của các cá nhân đến sự ổn định của nhà nước.Trong các tác phẩm của mình, Platon đã quan tâm đến các kiểu loại nhân cách xãhội. Theo ông, trong xã hội có ba kiểu nhân cách cơ bản:a. Những người luôn luôn cố gắng làm vừa lòng người khác [người hướng tới xúccảm].b. Những người say sưa theo đuổi quyền lực và sự nổi danh [người hướng đếnquyền lực].c. Những người luôn có khao khát hiểu biết [người hướng đến tri thức]. Ba kiểunhân cách trên phản ánh ba yếu tố tâm lý của con người: tình cảm, ý chí và trí tuệ.- Aristotle [354 – 322TCN] là một người mở đường vĩ đại của khoa học xã hội. Ôngđánh giá cao yếu tố tình cảm. Theo ông, có 3 động lực của sự liên kết con người: tình bạn, sởthích và đồng nhất. Trong đó, tình bạn là động cơ của đa số các nhóm xã hội.Aristotle đánh giá cao vai trò của các nhóm xã hội đối với con người. Ông chorằng, con người cần phải sống trong các nhóm xã hội như gia đình và nhà nước. Nhóm xãhội cơ bản nhất đối với con người là gia đình. Quan điểm này của ông vẫn còn rất phùhợp với xã hội hiện đại ngày nay. Điều đáng chú ý là Aristotle xem xét con người và khảnăng của nó trong các phản ứng xã hội, quan hệ và hoàn cảnh xã hội.Có thể nói, mặc dù các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại còn khá xavời các tri thức Tâm lý học xã hội hiện đại, nhưng các tư tưởng này có ảnh hưởngkhông nhỏ đến các tư tưởng nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng ở châu Âu sau này.b. Một số quan điểm về xã hội và cá nhân của các nhà tư tưởng La MãQuan điểm về xã hội và cá nhân của một số nhà tư tưởng La Mã như M.T.4Cicero; St. Augustine rất đáng được quan tâm trong nghiên cứu các tiền đề triết họccủa sự phát triển Tâm lý học xã hội.M.T. Cicero là đại biểu xuất sắc của tư tưởng La Mã. Khi nghiên cứu về conngười và xã hội, ông rất quan tâm đến vấn đề pháp luật, con người phải hành động nhưthế nào trong khuôn khổ luật pháp của xã hội.St. Augustine [354 – 430 sau CN], ông là đại biểu xuất sắc về tư tưởng xã hộitrong thời đại của ông. Các quan điểm của ông về xã hội và cá nhân được tâm lý học xãhội hiện đại đánh giá cao. Đó là các quan điểm về sự liên kết của con người, về vai tròcủa nhóm xã hội đối với việc hình thành quan điểm, thái độ của cá nhân. Song, cácquan điểm của ông lại bị ảnh hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo. Augustine đánh giá caovai trò của Chúa Trời và các lực lượng thần thánh đối với cuộc sống thực tại của conngười. Theo ông, cá nhân không chỉ có quan hệ tương tác với các cá nhân khác mà còn cóquan hệ với Chúa.c. Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội.Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội do T. Hobber [1588 – 1679], J. Locke[1632 – 1704], và J.J. Rousseau [1712 – 1778] đưa ra đã được xem như sự mở đườngcho Tâm lý học xã hội hiện đại. Các tác giả đã quan tâm nghiên cứu rất nhiều về mốiquan hệ giữa xã hội và cá nhân.Học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Hobber được phát triển dựa trên 3 yếu tố:- Định đề: bản năng con người bị hạn chế và cô lập từ những người cùng tầng lớphoặc từ tầng lớp đối lập của xã hội.- Nguyên nhân hoặc thiết lập các nguyên nhân: Tại sao con người tự đặt mình vàocác mối liên kết với người khác.- Thiết lập các quy tắc đạo đức từ hai lý do trên. Locke không tin rằng có tồn tạimột nhà nước thời kỳ tiền xã hội. Ông đưa ra quan điểm cho rằng con người luôn sốngtrong xã hội, nhà nước trở thành phương tiện để chấn chỉnh sai trái, bất công và bảo vệquyền lợi chính đáng của con người về cuộc sống, tự do và sở hữu.So với học thuyết về thoả thuận xã hội của Hobber và Locke thì học thuyết về sự thoảthuận xã hội của Rousseau được đánh giá cao hơn. Cũng giống như Hobber, ông bắt đầubằng việc tìm hiểu những hành vi bản năng của con người, sau đó nghiên cứu mối tương tácgiữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Ông cho rằng, trật tự xã hội là điều bất khảxâm phạm. Nó được xây dựng trên cơ sở lợi ích của đa số mọi người. Cái trật tự này khôngthể bắt nguồn từ bản năng của con người mà cần phải được xây dựng trên sự thoả thuận.1.1.2. Những trường phái đầu tiên trong tâm lý học xã hội.a. Các trường phái xã hội họcVai trò của xã hội học trong việc hình thành Tâm lý học xã hội được thể hiện qua sựảnh hưởng của các quan điểm của một số nhà xã hội học.- Auguste Comte [1790 – 1857]Comte đã phân chia tâm lý học theo hai khía cạnh: sinh học và xã hội học. Sựphân chia này có giá trị nhất định trong Tâm lý học xã hội. Khi nói về nhân cách con5người, ông đã thiên về khía cạnh bản năng. Theo ông, bản năng con người chia thành 2loại chính: sự ích kỷ và lòng vị tha. Tính vị tha của bản năng có thể dẫn con người đếnsự mềm yếu, nhu nhược. Ông cho rằng, xã hội cần khuyến khích lòng vị tha của conngười như một mục đích trọng tâm của tổ chức, bên cạnh đó cần hạn chế tính ích kỷ củacá nhân.Mặc dù rất quan tâm đến tâm lý học cá nhân, nhưng Comte vẫn nhấn mạnh rằngđơn vị xã hội thực là gia đình, nhờ nó mà xã hội phát triển. Gia đình, theo ông ngoàiviệc duy trì nòi giống còn nuôi dưỡng lòng vị tha của con người. Từ mái ấm gia đình, cánhân sẽ trở thành thành viên xã hội hữu ích. Tâm lý học cá nhân theo hướng bản năngcủa Comte đã tác động mạnh đến tâm lý học xã hội tận đầu thế kỷ XX.- Gabriel Tarde [1843 – 1904]Tarde là một người sáng lập ra tâm lý học cá nhân trên cơ sở của xã hội học. Ôngphản đối những quan điểm thái quá của tâm lý học cá nhân thời đó.Một công trình nghiên cứu của Tarde có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của tâm lý học xãhội là cuốn: “Những quy luật của sự bắt chước”. Trong cuốn sách này ông đã lý giải cơ sở xãhội của sự tương tác giữa các cá nhân. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm mới về sựtương tác. Đây là một tiền đề dẫn đến sự hình thành tâm lý học xã hội.- Durkheim [1858 – 1917]Quan điểm của Durkheim là phản đối sự đề cao quá mức tâm lý học cá nhân khiông nhấn mạnh đến hệ thống quy định xã hội. Ông ca ngợi và thích tranh luận về họcthuyết “ý thức tập thể”.Trong các nghiên cứu của mình, ông quan tâm nhiều đến các kiểu loại hành vicủa nhóm hơn là các hành vi của cá nhân. Những nghiên cứu của ông về “ý thức tậpthể” là đóng góp đặc biệt quan trọng cho tâm lý học xã hội.- G. Lebon [1841 – 1931]Trong các nghiên cứu của mình, ông chú ý nhiều đến tâm lý học nhóm. Ông đãlàm sáng tỏ thêm những quan điểm của Durkheim về các hiện tượng tâm lý của nhóm.Lebon cũng bị ảnh hưởng bởi Tâm lý học xã hội của Tarde.Tác phẩm nổi tiếng nhất của Lebon là cuốn “Đám đông” [The crowd]. Trongcuốn sách này ông đã phân tích rất sâu sắc về tâm lý đám đông – một hiện tượng tâm lý rấtđặc thù của Tâm lý học xã hội. Với cuốn sách này, ông đã trở thành người mở đườngvề vấn đề “hành vi tập thể” hiện đại.- Charles Horton Cooley [1863 – 1929]Cooley là nhà xã hội học Mỹ, người có quan điểm hiện đại về mối quan hệ giữa xãhội và cá nhân. Ông nhấn mạnh, không thể tách rời yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân trongcuộc sống của con người.Ông đã viết ba cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này: Bản chất con người và trật tự xãhội; Tổ chức xã hội; Sự phát triển xã hội. Cooley bị ảnh hưởng bởi học thuyết “bắt chước” củaTarde, quan điểm về đồng nhất của Schaffle và tâm lý học của W.James.- E.A. Ross [1866 – 1951]6Ross là nhà xã hội học người Mỹ, người đã viết cuốn sách Tâm lý học xã hội[1908] – một trong những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về ngành khoa học này. NếuCooley nhấn mạnh hơn đến khía cạnh tập thể thì Ross lại chú ý đến cả khía cạnh xã hội vàkhía cạnh cá nhân trong nghiên cứu quan hệ giữa xã hội và cá nhân.Theo ông, vai trò của xã hội thể hiện qua sự ảnh hưởng của nhóm tới cá nhân vàvai trò của cá nhân thể hiện qua sự ảnh hưởng của cá nhân tới nhóm. Các vai trò nàyxảy ra trong các hoàn cảnh xã hội. Quan điểm này của Ross đã bị ảnh hưởng bởi quanđiểm của Tarde về “sự bắt chước” trong đời sống xã hội.b. Các trường phái Tâm lý học- Thuyết hành vi của Watson:Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 trong bối cảnh Tâm lý học nội quan bướcvào thời kỳ khủng hoảng và một số nhà tâm lý học cho rằng cần phải xác định lại đốitượng nghiên cứu của tâm lý học.Thuyết hành vi là cơ sở để tâm lý học đầu thế kỷ XX từ bỏ di sản của trường pháinội quan và đưa Tâm lý học xã hội hiện đại đến chỗ tìm hiểu con người thông qua cáchoàn cảnh xã hội và trước hết là nghiên cứu hành vi của con người.Sự đóng góp to lớn của thuyết hành vi đối với Tâm lý học xã hội thể hiện ở chỗ nólà cơ sở để các nhà tâm lý học phương Tây [trước hết là các nhà tâm lý học Mỹ] xác định đốitượng nghiên cứu của ngành khoa học này – hành vi xã hội của con người.- Thuyết cấu trúc của W. WundtMột trong những đóng góp lớn của ông đối với việc ra đời của Tâm lý học xã hội làcuốn sách Tâm lý học dân tộc. Cuốn sách này gồm 10 tập, được ông viết trong 20 năm[1900 – 1920].Theo ông, tâm lý học xã hội là một phân ngành cần thiết của Tâm lý học. Ôngcho rằng không thể nghiên cứu con người như một cá nhân đơn lẻ, mà cần phải nghiêncứu con người trong những mối quan hệ của con người.- Tâm lý học GestaltMột trong những đại biểu xuất sắc nhất của tâm lý học Gestalt là K.Lewin, ông đãdành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu khía cạnh quan trọng của Tâm lý học xã hội –nhóm nhỏ và nhóm nói chung. Lewin đã sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu động tháinhóm. Ông cũng là tác giả của một phương pháp nghiên cứu mới trong tâm lý học xãhội – phương pháp nhóm tập luyện.1.1.3. Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lậpTâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập được đánh dấu bằng sự kiệncuốn sách giáo khoa đầu tiên về Tâm lý học xã hội được xuất bản vào năm 1908. Đó làcuốn Tâm lý học xã hội [Social Psychology] của tác giả Edward A. Ross. Cuốn sáchcủa ông dựa trên cơ sở kết hợp hai khoa học tâm lý học và xã hội học. Nội dung chínhđược đề cập trong cuốn sách này là sự bắt chước được hình thành, phát triển và thựchiện như thế nào. Ông đã sử dụng hiện tượng bắt chước để giải thích sự thay đổi tư tưởng, thóiquen và quan điểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội.7Một sự kiện quan trọng nữa góp phần làm cho Tâm lý học xã hội trở thành khoahọc độc lập, đó là sự ra đời cuốn sách có tên: Nhập môn Tâm lý học xã hội [Introduction toSocial Psychology] của Mc. Dougall. Trong cuốn sách này tác giả đã lý giải sự giống nhauvề hành vi giữa cá nhân trong nhóm xã hội thông qua sự bắt chước.Tính đến năm 1954, đã có 52 cuốn sách giáo khoa về Tâm lý học xã hội xuất bản,đến năm 1968 con số này đã tăng lên gần 100 cuốn và tính đến năm 1980, số sách giáokhoa về Tâm lý học xã hội đã lên tới gần 150 cuốn, gần chục tạp chí về tâm lý học xãhội và một số lượng lớn các tuyển tập bài viết, các sách tham khảo có giá trị về ngànhkhoa học này được hoàn thành. Trong gần một thế kỷ vừa qua, người ta có thể nhậnthấy hai xu hướng phát triển của Tâm lý học xã hội: Tâm lý học xã hội phương Tây vàTâm lý học xã hội Xô viết. Hai xu hướng này có sự khác biệt nhất định.Tâm lý học xã hội Xô viết chú ý nhiều đến nghiên cứu các đặc điểm tâm lý củanhóm, trong đó đặc biệt là tập thể [một loại nhóm chính thức] và các nhóm lớn như giaicấp, dân tộc,... Tâm lý học xã hội phương Tây lại quan tâm nhiều hơn đến việc nghiêncứu kinh nghiệm và hành vi xã hội. Tính thực tiễn, ứng dụng trong các nghiên cứu của Tâmlý học phương Tây được thể hiện rất rõ nét.Ở nước ta, Tâm lý học xã hội là một ngành còn rất non trẻ. Song, trong thời giangần đây, ngành khoa học này đã có những bước phát triển quan trọng. Tâm lý họcđược giảng dạy ở nhiều trường Đại học, học viện và trường cao đẳng. Nhiều côngtrình nghiêu cứu về Tâm lý học xã hội đã được dịch và biên soạn. Tính đến nay chúng tađã có hàng chục cuốn sách giáo khoa, nhiều tài liệu tham khảo đã được các nhà Tâm lýhọc Việt Nam biên soạn và xuất bản nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiêncứu Tâm lý học xã hội.1.2. Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội1.2.1. Khái niệm tâm lý học xã hộiBản chất của Tâm lý học xã hội:+ Đó là tâm lý chung của nhiều người. Nó được hình thành từ một hệ thống động cơ củamột nhóm xã hội cụ thể [nhu cầu xã hội, tâm thế, niềm tin xã hội,…]+ Tâm lý xã hội luôn luôn phản ánh thực tại đời sống của một nhóm người. Tồntại nào thì tâm lý ấy.+ Tâm lý học xã hội có bản chất từ hoạt động và giao tiếp [tính duy vật của tâm lýhọc xã hội].Theo Từ điển tâm lý học Tiếng Anh của Arther S. Rebel and Emily Rebel, tâm lýhọc xã hội được định nghĩa là một phân ngành của tâm lý học, nó tập trung nghiên cứucác khía cạnh của hành vi con người bao gồm các cá nhân, các nhóm, các tổ chức xãhội và xã hội mang tính tổng thể.Theo từ điển Tâm lý học xã hội do Vũ Dũng chủ biên, tâm lý học xã hội là mộtphân ngành của tâm lý học, nghiên cứu các quy luật khách quan của sự tác động qua lạigiữa các yếu tố tâm lý và xã hội trong hoạt động của cá nhân và các nhóm người. Tâm lýhọc xã hội nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các nhóm xã hội, các tầng lớp và các giai cấp8khác nhau trong xã hội, nghiên cứu các đặc tính [giai cấp, dân tộc, v.v] và các quy luậthình thành những loại hình nhân cách mang tính lịch sử, xã hội, nghiên cứu các cơ chếquan hệ qua lại về mặt tâm lý xã hội trong các nhóm xã hội khác nhau, nghiên cứu cáchình thức giao tiếp khác nhau trong tập thể.Tóm lại, theo chúng tôi, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lý học, nótập trung nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ sựtác động qua lại trong hoạt động và trong giao tiếp giữa các cá nhân ở trong nhóm.Nó chi phối thái độ, hành vi, cử chỉ của cá nhân khi họ ở trong nhóm đó.1.2.2. Đối tượng của Tâm lý học xã hộiTâm lý học xã hội cũng giống như nhiều ngành khoa học khác, việc xác định đốitượng nghiên cứu là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhất. Hiện nay vẫn có nhiềuquan điểm khác nhau giữa các nhà tâm lý học của các trường phái tâm lý học về đốitượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Trong đó, đặc biệt là có sự khác nhau khá rõnét giữa tâm lý học Xô viết [cũ] và tâm lý học phương Tây.Các nhà tâm lý học Xô viết cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiêncứu các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm. Tuy nhiên, trong số những nhà tâm lý họcXô viết cũng có những quan điểm cụ thể không hoàn toàn đồng nhất nhau.Các nhà tâm lý học Xô viết [cũ], tiêu biểu như: E. X. Kuzơmin, V. I. Xelivanop, K. K.Platonop, E. V. Sôrôkhôva cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội là nhâncách “phân loại kiểu người về mặt xã hội - lịch sử”, “các đặc điểm tâm lý của nhân cách”,“sự quy định của xã hội đối với tâm lý của cá nhân”. Một số tác giả khác như V. N.Kolbanopxki, A. I. Goriaseva, A. V. Baranova, A.G. Kovaliop cho rằng đối tượng củatâm lý học xã hội là “những hiện tượng tâm lý của những khối người đông đảo”, “là tâm lýcủa tập thể”, “sự cộng đồng về tâm lý”. Còn B. D. Parưghin, N. X. Manxurop cho rằng tâmlý học xã hội vừa nghiên cứu tâm lý của nhóm, của khối người đông đảo, vừa nghiên cứuđặc điểm hành vi của nhân cách, của cá nhân khi ở trong nhóm.A.G. Kovaliop thì cho rằng “đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu nhữngnét đặc trưng tâm lý của các nhóm xã hội, các tập thể, cũng như những quy luật hìnhthành và quy luật hoạt động của các tập thể, các nhóm trong quá trình tác động và ảnhhưởng lẫn nhau giữa các cá nhân”.Khác với quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết trước đây và các nhà tâm lýhọc Nga hiện nay, các nhà tâm lý học phương tây lại tiếp cận từ góc độ khác. Các nhàtâm lý học phương tây cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu hành vicủa cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường xã hội. Đó là nhận địnhkhái quát, tuy nhiên, nếu xem xét một cách cụ thể cũng có một số vấn đề sau đây:+ Quan điểm của Jones và Gerard [1967] cho rằng đối tượng của tâm lý học xãhội là nghiên cứu hành vi cá nhân như là chức năng kích thích xã hội. Ở đây, các tác giảđã nhấn mạnh đến ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân trong nhóm.+ Quan điểm của các nhà tâm lý học M. Sherif và C. W. Sherif [1956], Mc DavidHarari [1968] ,… cho rằng tâm lý học xã hội cần nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi9của cá nhân trong môi trường xã hội nhất định.+ Quan điểm thứ ba cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu mốiquan hệ tương hỗ giữa cá nhân và môi trường xã hội [các nhà tâm lý học đại diện như:Jack H. Curtis Richard Dewey, David G. Myer]Cách tiếp cận thứ nhất [trường phái tâm lý học Xô viết] mang tính khái quát hơn,chúng có phạm vi rộng. Cách tiếp cận thứ hai mang tính cụ thể, rõ ràng: nhận thức –thái độ - tình cảm – hành vi.Như vậy, có thể hiểu rằng: Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bản chất cáchiện tượng tâm lý xã hội đã được phân tích ở trên. Đó là cái tâm lý của những nhóm xãhội cụ thể, bao gồm những nét tâm lý chung nhất, đặc trưng nhất của nhóm được tạonên từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm. Nó không phải là cái tâm lýnhư là sản phẩm hoạt động của chủ thể mỗi người dưới những tác động của hiện thựckhách quan. Nó cũng không phải là cái tổng số đơn giản những đặc điểm tâm lý của tấtcả những cá nhân trong nhóm hợp thành.1.2.3. Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hộiTâm lý học xã hội có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứngdụng.a. Nghiên cứu lý luận- Xác lập được hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học riêng nằm trong cấutrúc hợp lý, mang đặc thù của khoa học mình. Hiện nay một số khái niệm, phạm trùcấu trúc của tâm lý học xã hội còn chưa rõ ràng để có thể phân biệt được ranh giới của nóvới những khoa học lân cận.- Phát hiện được các quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xãhội, chỉ ra cách sử dụng chúng vào việc phát huy nhân tố con người trong các điều kiệnhoạt động khác nhau. Cụ thể là những quy luật của sự tác động qua lại trong nhóm, vaitrò của cá nhân, vai trò của nhóm trong quá trình này, những điều kiện chủ quan vàkhách quan của sự hình thành nên những hiện tượng tâm lý xã hội và những hình tháibiến động trong tâm lý xã hội.b. Nghiên cứu ứng dụngNhững quy luật chung của Tâm lý học xã hội được vận dụng vào một số lĩnh vựckhoa học khác cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Từ đó tạo nên nhữngchuyên ngành khác nhau của tâm lý học xã hội.- Tâm lý học dân tộc: Đây là một chuyên ngành quan trọng của tâm lý học xã hội.Nó nghiên cứu tâm lý dân tộc và những biến đổi của tâm lý dân tộc gắn với nhữngchuyển biến lịch sử diễn ra trong đời sống các dân tộc. Nhận thức được tính phongphú, đa dạng hay độc đáo của một dân tộc là yêu cầu cần thiết trong chiến lược pháttriển kinh tế – xã hội, con người của một quốc gia. Việc nghiên cứu tâm lý dân tộc còngóp phần quan trọng trong sự hiểu biết giữa các dân tộc, là cơ sở của mối quan hệ hợp tác vàliên kết giữa các nước với nhau.- Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo và quản lý xã hội. Đây là một chuyên10ngành mới của tâm lý học xã hội, nó đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong hệthống quản lý, chỉ ra các đặc điểm, cơ chế và quy luật tâm lý đang có ảnh hưởng tới hoạtđộng này trên cơ sở đó nêu ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiếtcủa những người lãnh đạo và bị lãnh đạo quản lý.- Tâm lý học xã hội trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanhChuyên ngành này nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nghệ thuậtbán hàng, thông tin quảng cáo v.v…Trên cơ sở đó, nêu ra yêu cầu đối với cơ sở sảnxuất về số lượng và chất lượng, hình thức của các loại hàng hoá, dịch vụ.- Tâm lý học xã hội trong tín ngưỡng tôn giáo, trong thông tin đại chúng, trong giáo dục ytế, trong đời sống gia đình, trong dư luận xã hội và tâm trạng quần chúng.Phạm vi ứng dụng của tâm lý học xã hội rất rộng. Nó sẽ ngày càng được mở rộngtheo sự đòi hỏi của thực tiễn, cũng như khả năng đáp ứng trong quá trình phát triển của nó.1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội1.3.1. Các nguyên tắc nghiên cứua. Phải đảm bảo tính chất khách quanNghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiên cứu từ chínhbản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượng như chúng vốn có trongthực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của chúng.b. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ của chúngTất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều liên hệ, tác động qua lại vớinhau.Vì vậy, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong mối quan hệ, liên hệ giữa chúngnhằm vạch ra được sự ảnh hưởng lẫn nhau, mối quan hệ nhân quả và những quy luậtcủa sự tác động qua lại giữa chúng. Khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội cần thựchiện tốt các yêu cầu này, bởi vì mỗi hiện tượng tâm lý xã hội đều chịu sự ảnh hưởng và liênquan của các hiện tượng khác.c. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển.Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều có quá trình nảysinh, vận động và phát triển. Tâm lý cá nhân hay của xã hội đều nằm trong quy luậtnày, có sự phát triển và biến đổi về chất. Bởi vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xãhội, nhà khoa học cần xem xét chúng trong một quá trình.d. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹnMỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đốivới các nhà khoa học là phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng với cả hệ thống các thànhphần trong cấu trúc của chúng cũng như mối liên hệ và quan hệ của các thành phần ấy.1.3.2. Các phương pháp nghiên cứua. Phương pháp quan sátQuan sát là sự tri giác chủ động và có hệ thống các hiện tượng tâm lý nhằm tìm racác đặc điểm đặc trưng và có ý nghĩa của chúng. Trong tâm lý học xã hội, phươngpháp quan sát được sử dụng để nghiên cứu hành vi xã hội.• Các bước tiến hành quan sát:11- Xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát [quan sát để làm gì]- Lựa chọn khách thể quan sát, tình huống quan sát và đối tượng quan sát [quan sátai, quan sát cái gì]- Lựa chọn cách thức quan sát để ít ảnh hưởng đến khách thể quan sát và thuđược những thông tin cần thiết [quan sát như thế nào]• Nhiệm vụ quan sát: là định hướng ban đầu về khách thể, đề xuất giả thuyết vàkiểm tra giả thuyết. Các tình huống quan sát có thể là tình huống tự nhiên hoặc tìnhhuống thực nghiệm [do người quan sát chủ động] tạo nên• Đối tượng quan sát: là những hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của conngười trong nhóm hay liên nhóm. Cụ thể là: Hành động nói [hành động ngôn ngữ]. Ởđây cần chú ý quan sát tính định hướng, tần số, cường độ, mức độ diễn cảm, đặc điểmcủa ngôn từ, ngữ pháp, cách phát âm.- Những hành động diễn cảm thể hiện qua nét mặt, thái độ, hành động.- Cử chỉ di chuyển, trạng thái đứng im của con người, khoảng cách giữa người nàyvới người khác, tốc độ, phương hướng vận động, sự va chạm…• Một số ưu điểm và hạn chế:- Ưu điểm: Nó được sử dụng rộng rãi, chiếm ưu thế trong việc thu thập các biểu hiệncủa tâm lý xã hội. Trong phương pháp này, nhà khoa học có thể sử dụng những máy móchiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim để ghi lại những hiện tượng cần nghiêncứu, khi cần có thể quan sát lại nhiều lần bảo đảm tính khách quan.- Hạn chế: phương pháp này còn có hạn chế là nó đòi hỏi nhiều thời gian; nó chỉcung cấp những tài liệu về các biểu hiện bề ngoài có tính cảm tính. Bởi vậy, khi dùngphương pháp này nhà khoa học phải thu thập tài liệu với số liệu đủ lớn để có thể chọn lọctrong đó những tài liệu cần thiết.b. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.Sản phẩm hoạt động bao giờ cũng mang đậm nét những đặc điểm tâm lý củanhóm người tạo ra nó, bao gồm sản phẩm vật chất và tinh thần. Các sản phẩm vật chấtnhư: nhà cửa, vật dụng thông thường,… các sản phẩm tinh thần như âm nhạc, phongtục, tập quán,… Qua sản phẩm hoạt động, nhà khoa học có thể tìm hiểu về trình độnhận thức, mức độ kỹ xảo, nội dung tình cảm, đặc điểm tính cách của các nhóm ngườikhác nhau.c. Phương pháp điều tra.Dùng để hiểu rõ thái độ của mọi người đối với các biến cố xã hội, những nhiệmvụ xã hội có liên quan đến họ cũng như nhu cầu, nguyện vọng, định hướng hoạt độngcủa họ trong tương lai. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu thôngqua công cụ là bảng hỏi.• Các nguyên tắc đặt câu hỏi:- Trong một câu hỏi chỉ cần tìm hiểu một khía cạnh, không nên chứa đựng nhiềunội dung nghiên cứu.- Nên tránh sử dụng các thuật ngữ nước ngoài không được sử dụng rộng rãi trong12xã hội, tránh các thuật ngữ chuyên môn quá hẹp, tránh các từ đa nghĩa.- Không nên đưa ra các câu hỏi quá dài, đặc biệt là khi hỏi trực tiếp.- Nếu trong câu hỏi có sử dụng các thuật ngữ không phổ biến thì người điều traviên có thể giải thích thêm về câu hỏi này để cho khách thể hiểu được.- Các câu hỏi cần được cụ thể hoá, đơn giản hoá đến mức độ cao nhất, tránh đặt câuhỏi một cách chung chung, khó hiểu [rườm rà, tối nghĩa]- Khi đặt câu hỏi có thể đưa ra các phương án trả lời mà mọi người đều có thể hiểunhư nhau.- Cần tránh đặt các câu hỏi khuôn mẫu, sáo rỗng hay kiểu “đánh đố” đối vớikhách thể nghiên cứu- Cần tránh đưa ra các câu hỏi tạo nên thái độ tiêu cực đối với người được hỏi.• Câu hỏi đóng và câu hỏi mở- Câu hỏi đóng là các câu hỏi đưa ra các phương án trả lời, đòi hỏi khách thểnghiên cứu phải chọn một hay một số trong các phương án trả lời.Có hai loại câu hỏi đóng: câu hỏi đóng phân đôi và câu hỏi đóng có nhiềuphương án trả lời.- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không đưa ra các phương án trả lời. Theo yêu cầucủa câu hỏi, khách thể tự bộc lộ suy nghĩ của mình.• Cách thức trình bày bảng hỏi:Để bảng hỏi được trả lời tốt, khi xây dựng chúng ta cần chú ý đến một số khíacạnh sau:- Ở trang đầu của bảng hỏi ghi rõ cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra. Tiếp theo là lờimở đầu [nêu mục đích, yêu cầu của bảng hỏi]. Trong lời mở đầu cần cam kết giữ bí mậttên, tuổi cho người được hỏi. Nên viết ngắn gọn, lịch sự.- Ở phần cuối bảng hỏi nên có lời cảm ơn người được hỏi.- Cần chú ý đến hình thức trình bày bảng hỏi: kiểu chữ, cách trình bày.Những ưu điểm và hạn chế- Ưu điểm: Cho phép tiến hành nghiên cứu trên một địa bàn rộng với số lượng lớnkhách thể nghiên cứu. Có thể thu được thông tin về nhiều sự kiện khác nhau trongthời gian ngắn. Không chỉ thu thập được thông tin trong hiện tại mà trong cả quá khứvà tương lai.- Hạn chế: Số liệu điều tra chủ yếu dựa vào đánh giá của khách thể. Độ tin cậy củathông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng tự trình bày các vấn đề của kháchthể. Ngoài ra, độ tin cậy của thông tin còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế bảng hỏi củangười nghiên cứu, vào sự hợp tác của khách thểĐể bổ sung phương pháp điều tra, người ta đã dùng phương pháp phỏng vấn kèmtheo. Phương pháp phỏng vấn hay trò chuyện có mục đích giúp cho người điều trathâm nhập vào cuộc sống xã hội mà họ muốn nghiên cứu, có được thông tin ban đầu vềxã hội ấy. Qua trò chuyện sẽ gây được không khí tự nhiên, gần gũi giữa người điều travà người được điều tra khiến họ có thể thông cảm hơn, tích cực hưởng ứng và trả lời13chính xác.Phỏng vấn cũng bị hạn chế là tốn thời gian, nên chỉ có thể tiến hành trong một diện hẹp,có lựa chọn, thông thường là những người lãnh đạo, những cá nhân tiêu biểu.d. Phương pháp thực nghiệmĐây là phương pháp trong đó nhà khoa học chủ động gây ra hiện tượng cầnnghiên cứu và đặt người được thực nghiệm vào hoàn cảnh đòi hỏi họ phải có hoạt độngtích cực.Ưu điểm: Thực nghiệm tâm lý xã hội có thể tiến hành dưới nhiều hình thức tựnhiên hoặc tiến hành trong phòng thí nghiệm. Phương pháp thực nghiệm giúp cho quátrình nhận thức hiện thực nhanh chóng hơn phương pháp khác. Nó đáp ứng được đầyđủ các yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học đem lại những kết quả đáng tin cậy.Nhược điểm: Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phương pháp rất phứctạp, rất khó sử dụng. Bởi vì nó được thực nghiệm đối với con người. Nó không chỉ liênquan đến vấn đề tri thức, tổ chức, giáo dục, tuyên truyền… mà còn liên quan đến cácchuẩn mực đạo đức và cả pháp luật.e. Phương pháp trắc nghiệm xã hộiTrắc nghiệm xã hội có nghĩa là đo lường xã hội. Phương pháp này được xây dựngtrên cơ sở lý luận tâm lý học về xã hội và test tâm lý xã hội nhằm đánh giá các mối liênhệ cảm xúc liên nhân cách trong nhóm.Phương pháp trắc nghiệm xã hội do L. Moreno [1892 – 1974] sáng lập. Morenođã đưa ra phương pháp này để tìm hiểu các cấu trúc tâm lý xã hội trong các quan hệliên nhân cách của nhóm. Các cấu trúc này không chỉ xác định các đặc điểm của nhóm màcòn xác định trạng thái tinh thần của con người.- Nhiệm vụ của trắc nghiệm xã hội+ Trắc nghiệm xã hội được sử dụng, để chẩn đoán những quan hệ liên nhân cách vàliên nhóm với những mục đích làm cho chúng thay đổi tốt hơn và hoàn thiện chúng.+ Trắc nghiệm xã hội có thể nghiên cứu các kiểu loại hành vi xã hội của con ngườitrong điều kiện hoạt động của nhóm, đánh giá sự tương hợp tâm lý xã hội của cácthành viên trong các nhóm xã hội cụ thể.Song nhiệm vụ cơ bản của trắc nghiệm xã hội là nghiên cứu cấu trúc không chínhthức của các nhóm xã hội và bầu không khí tâm lý của nhóm.- Các giai đoạn thực hiện trắc nghiệm xã hội+ Xác định nhiệm vụ, khách thể nghiên cứu+ Xác định các giả thuyết nghiên cứu cơ bản+ Xây dựng bảng hỏiBảng hỏi của trắc nghiệm xã hội gồm các câu hỏi liên quan đến những khía cạnhcảm xúc của các quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong nhóm. Đòi hỏi những ngườitiến hành trắc nghiệm phải thể hiện được mối quan hệ thân ái, gần gũi, cởi mở với cáckhách thể làm trắc nghiệm. Vì quan hệ như vậy sẽ kích thích được lòng nhiệt tình, tinhthần trách nhiệm của khách thể nghiên cứu.14- Các hình thức lựa chọn mẫu trong trắc nghiệm+ Sự lựa chọn không hạn chếNếu trong nhóm có 12 thành viên thì mỗi người trong nhóm sẽ lựa chọn 11 ngườicòn lại của nhóm [trừ bản thân mình] để thực hiện trắc nghiệm.Công thức lựa chọn ở đây là: N – 1, trong đó N là số lượng các thành viên của nhómthực nghiệm. Như vậy, sẽ có [N – 1] người được lựa chọn để tham gia thực nghiệm.Ưu điểm: khả năng lựa chọn như nhau đối với các thành viên. Nó có thể làm chocác thành viên bộc lộ được cảm xúc của mình. Đây có thể là lát cắt qua mối liên hệ liênnhân cách phức tạp trong cấu trúc nhóm.Nhược điểm: kỹ thuật tính toán khá phức tạp, khó khăn khi nhóm trắc nghiệm cónhiều thành viên. Một nhược điểm khác là xác suất nhận được từ sự lựa chọn ngẫunhiên là rất lớn. Ví dụ, ta có thể nhận được câu trả lời “Tôi chọn tất cả”+ Sự lựa chọn hạn chếỞ đây các khách thể được phép chọn số lượng hạn chế các thành viên của nhóm[số lượng này theo quy định của người làm trắc nghiệm].Ưu điểm: có độ tin cậy cao hơn vì nó sẽ làm người thực hiện trắc nghiệm có ýthức trách nhiệm, chú ý hơn khi lựa chọn.Nhược điểm của cách lựa chọn này là không có khả năng lựa làm sáng tỏ nhữngquan hệ tương hỗ phức tạp trong nhóm.Để khắc phục nhược điểm của mỗi cách lựa chọn, ta có thể kết hợp cả hai cáchlựa chọn này. Giai đoạn một là lựa chọn không hạn chế, giai đoạn hai là sự lựa chọnhạn chế.- Phiếu trắc nghiệm xã hộiKết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào phiếu trắc nghiệm xã hội. Khi xâydựng phiếu trắc nghiệm cần chú ý một số điểm sau:Số lượng các câu hỏi trong phiếu không nên quá nhiều.Trong trường hợp nghiên cứu nhiều người và số lượng câu hỏi trắc nghiệm lớnchúng ta có thể chia ra thành một số phiếu trắc nghiệm nhỏ hơn theo các nội dungnghiên cứu.Phiếu trắc nghiệm xã hội được xây dựng theo trình tự sau:Bước 1: Chuẩn bị danh sách các thành viên của nhóm trắc nghiệm. Mỗi thànhviên nắm được số thứ tự của mình trong danh sách đó.Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra.Ở phần đầu của phiếu hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm [hướng dẫn cách trảlời các câu hỏi]. Khi trả lời các câu hỏi người được trắc nghiệm cần đánh số thứ tự cácthành viên trong nhóm theo danh sách ở phần cột lựa chọn.Các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành hai nhóm:+ Nhóm I: Người được trắc nghiệm đưa ra sự lựa chọn của mình về các thànhviên của nhóm.+ Nhóm II: Người được trắc nghiệm đánh giá xem ai trong số các thành viên của15nhóm sẽ chọn mình vào vị trí đó. Tức là đánh giá về khả năng lựa chọn của nhóm đốivới bản thân anh ta.Trên đây là một số những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học xã hội. Cácphương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau tuỳ theo mục đích của nhà nghiên cứu.NHỮNG HUỚNG ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI:Tâm lý học xã hội ngày càng được chú ý hơn trong đời sống xã hội, đặc biệt là trongcác lĩnh vực ứng dụng của nó.- Quản lý và phát triển tổ chức: Huớng vận dụng này đang trở thành phổ biến trongxã hội hiện đại ở các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, giáo dục. Nhữngkhía cạnh cơ bản gồm: các phương thức quản lý, các phẩm chất tâm lý của nguời quản lý,giao tiếp công việc, phát triển tổ chức, tư vấn tổ chức, quản trị nhân sự, xây dựng và pháttriển nhóm làm việc.- Thông tin đại chúng và quảng cáo: Huớng vận dụng này tập trung vào các vấn đềnhư người truyền tin, thông điệp, sự giải mã thông tin, tự giác các thông điệp, kênh thôngtin, qua đó đưa ra các cách thức tổ chức thông tin và tác động hiệu quả nhất đến côngchúng.- Gia đình và nhà truờng: Lĩnh vực này bao gồm các nội dung cơ bản như: phổ biếnkiến thức tâm lý xã hội, tham vấn tâm lý, tư liệu những lệch lạc tâm lý xã hội, tư vấnchuẩn bị hôn nhân, điều chỉnh các quan hệ gia đình...- Luật pháp và chính trị: Các vấn đề được tập trung giải quyết bao gồm: trẻ phạmpháp vị thành niên, cảnh báo tội phạm xã hội, các nhóm nhỏ tội phạm, đồng giới tham vấncác vấn dề chính trị hình thành hình ảnh chính trị, uy tín chính trị...- Tổ chức hoạt động của các tập thể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.- Trong lĩnh vực giáo dục đại học, hầu hết các vấn đề cơ bản của Tâm lý học xã hộiđều hiện diện: từ việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục sinh viên trong nhóm, tập thểđến việc thiết lập, vận hành các quan hệ xã hội và liên nhân cách: giảng viên - sinh viên;từ những hiện tuợng tâm lý xã hội đơn giản nhu sự tương tác qua lại giữa các cá nhân đếnnhững hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp như sự đồng nhất hóa, hay sự cố kết, đoàn kếttrong tập thể... Do vậy, những tri thức tâm lý học xã hội góp phần đáng kể trong việc pháthiện, lý giải và hình thành các tác động đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, từ đó giúpviệc tổ chức dạy học diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn.Câu hỏi ôn tập chương 1Câu 1: Trình bày sơ lược về lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hội?Câu 2: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội? lấy ví dụ về ứngdụng của các chuyên ngành khác trong Tâm lý học xã hội, từ đó phân tích để làm nổi bậtvai trò của nó trong đời sống xã hội?Câu 3: Trình bày các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học xã hội? Phươngpháp nghiên cứu sản phầm có vai trò như thế nào trong Tâm lý học xã hội, đặc biệt là đốivới ngành Giáo dục mầm non? Ví dụ minh họa?16CHƯƠNG 2CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘICác công trình nghiên cứu đã khẳng định: không có một cá nhân nào tồn tại bênngoài các nhóm xã hội. Trong quá trình giao tiếp, tâm lý của các cá nhân tác động qualại với nhau, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi của một người trở thành một chỉdẫn, định hướng cho hành vi của một người khác. Suy cho cùng đời sống tâm lý củamỗi cá nhân đều ảnh hưởng đến tâm lý nhóm [xã hội] và ngược lại, tâm lý của nhómlại chi phối tâm lý của từng cá nhân. Tất cả các quá trình đó đều xen kẽ, đan quyện vớinhau gọi là ảnh hưởng xã hội hay ảnh hưởng giữa các cá nhân trong quá trình giao tiếp.Các quá trình ảnh hưởng xã hội được thực hiện và thông qua các cơ chế tâm lý:bắt chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp, đồng nhất hoá. Đây được gọi là những cơ chế tâm lýđặc trưng nhất của ảnh hưởng xã hội.2.1. Bắt chước2.1.1. Khái niệmBắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cáchthức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cánhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành vàphát triển nhân cách.2.1.2. Một số nghiên cứu về bắt chướca. Nghiên cứu của Tarde G.Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là Tarde G. đượcđưa ra trong tác phẩm: “Những quy luật của bắt chước” [1890]. Những nét chính trongluận điểm của ông là:- Bắt chước là nguyên tắc nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển. Chính nhờ hoạtđộng bắt chước mà hình thành chuẩn mực và giá trị của nhóm. Bắt chước là trường hợp cábiệt của “quy luật lặp lại thế giới” tổng quát nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luậtnày được thực hiện thông qua di truyền thì trong xã hội loài người quy luật này thựchiện qua hoạt động, hoạt động bắt chước. Bắt chước là nguồn gốc của tiến bộ bởi vì nhờcó cơ chế bắt chước mà các phát minh sáng chế của xã hội loài người duy trì phát triểnvà khai thác lại.Cũng trong tác phẩm này, ông đã phân ra 4 loại bắt chước:- Bắt chước logic [trí tuệ – ý thức] và phi logíc [cảm tính, phi lý]- Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất.- Bắt chước nhất thời [mốt, tâm trạng xã hội] và bắt chước lâu dài [tập quán,phong tục, tín ngưỡng]- Bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô phỏng, lặp lạigiữa các giai cấp, giữa các thế hệ.17Quan điểm này tuyệt đối hóa và đề cao vai trò của bắt chước - bắt chước là nguyêntắc nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển hiện nay không còn phù hợp.b. Nghiên cứu về bắt chước trong tâm lý học đám đông- Bắt chước là một phản ứng có tính chất bản năng. Các thành viên của đám đông bắtchước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của họ. Mốt thường bắt đầu từ một nhân vật nổitiếng [một ca sĩ, cầu thủ bóng đá,...] sau đó lan tỏa vào giới thanh niên...- Trong một đám đông bạo loạn, lúc đầu chỉ có vài kẻ hung hăng. Hành động của họdần dần được mọi người bắt chước, biến thành cuộc phá phách tập thể. Cũng nhờ bắtchước, con người có thể trở nên tốt bụng, tử tế với nhau hơn. Sự chứng kiến một hànhđộng hào hiệp sẽ đánh thức lòng nhân ái và tinh thần tương trợ. Khi “vô tình” được thấy aigiúp đỡ một người phụ nữ gặp tai họa, số người muốn giúp đỡ, tự dưng tăng lên gấp đôi.- Tóm lại, đám đông quần chúng, sở dĩ hung hăng hay hiền lành, vô kỷ luật hay trậttự...là do các thành viên bắt chước các đối tượng.c. Nghiên cứu về bắt chước trong tâm lý học lứa tuổiBắt chước với tư cách là một phương thức tiếp thu các kinh nghiệm xã hội đượcnghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi, đặc biệt là trong quá trình phát triển trẻ em.Các nghiên cứu thống nhất rằng, bắt chước là phương thức đặc trưng nhất để trẻ emnhận thức được thực tế và tính hay bắt chước là thuộc tính cơ bản của một nhân cáchđang phát triển ở trẻ. Chính nhờ hoạt động bắt chước mà đứa trẻ đã làm chủ được vềmặt thực tiễn cái ngôn ngữ tích cực, những hành động sơ đẳng sử dụng đồ vật, nhữngphương thức quan hệ và cung cách xử sự.Mặc dù cùng là hoạt động bắt chước, nhưng đối với trẻ em ở những giai đoạnphát triển khác nhau bắt chước thể hiện qua những hình thức khác nhau để nắm bắthiện thực: từ sao chép mù quáng các hình mẫu ứng xử của người lớn đến chỗ bắt chướccó ý thức, có chọn lọc và có động cơ thúc đẩy. Nói cách khác, bắt chước có những biếnđổi về chất và những vai trò khác nhau trong quá trình phát triển của đứa trẻ ở nhữnghoàn cảnh sống nhất định. Ở giai đoạn này thì bắt chước có vai trò chủ đạo trong việcphản ánh hiện thức xã hội, nhưng ở giai đoạn khác thì bắt chước chỉ có vai trò thứ yếu khôngđáng kể.Những công trình nghiên cứu của các tác giả tâm lý học Xô Viết [cũ] nhưBecterev V.M, Osy M. V, Kovaliov A.G đã chỉ ra rằng, để thực hiện được bắt chước,đứa trẻ nhất thiết phải đạt được một trình độ phát triển tâm sinh lý nhất định, thôngthường là khi đứa trẻ bước vào năm thứ hai của cuộc đời.Các nhà tâm lý học đã mô tả hoạt động bắt chước trong quá trình phát triển củatrẻ em như sau:- Từ năm thứ hai cho đến lúc 3 tuổi giai đoạn đầu của sự bắt chước tích cực haycòn gọi là giai đoạn sao chép một cách không có chủ định những hành động bên ngoài vànhững phản ứng ngôn ngữ của mọi người xung quanh. Đây là giai đoạn mà đứa trẻ bắtchước ngay tại chỗ, trực tiếp những hoạt động của người lớn mà chúng nhìn thấy, chứkhông dựa theo trí nhớ ở lứa tuổi lớn hơn.18- Đến tuổi mẫu giáo [từ 3 cho đến thời kỳ mẫu giáo lớn], hoạt động bắt chước của trẻcó những biến đổi về nội dung cũng như về hình thức. Hoạt động bắt chước của trẻ ngàycàng phức tạp và ngày càng có tính chất trò chơi hơn, đặc biệt là trò chơi đóng vai có nộidung.Trước tiên đứa trẻ làm theo những biểu hiện và đặc điểm hoạt động bên ngoài củangười lớn, tái tạo lại trong trò chơi và dần dần bắt chước những biểu hiện của hành viphản ánh chân thực ý nghĩa của hoàn cảnh. ở tuổi mẫu giáo lớn đã có thêm sự cải biên dotrẻ tiếp thu được những kinh nghiệm trước đó, Becterev gọi là bắt chước gián tiếp.- Đến thời kỳ lứa tuổi thiếu niên: các nhà nghiên cứu cho rằng sự bắt chước của trẻem càng trở nên có ý thức hơn, có chọn lọc hơn và có động cơ thúc đẩy rõ ràng hơn chodù các yếu tố sao chép một cách không có ý thức vẫn còn tồn tại.Điều quan trọng nhất trong thời kỳ này là có sự chuyển tiếp từ việc bắt chướcnhững biều hiện bên ngoài của người lớn và bạn bè sang bắt chước những phẩm chấtbên trong, những đặc điểm tính cách mà trẻ em nhận thức được một cách gián tiếp. Nóicách khác, bắt chước hướng tới sự đồng hoá bề ngoài và đôi khi cả đồng hoá trong bảnthân đứa trẻ với một số hình mẫu cụ thể có ý nghĩa đối với chúng. Ví dụ: hình mẫu cóthể là thầy cô giáo, bạn bè,.. mà các em yêu quý.- Ở lứa tuổi trưởng thành, hoạt động bắt chước là yếu tố nắm bắt kỹ năng, kỹ xảotrong một số dạng hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ: trong thể thao, nghệ thuật,...Như vậy, cùng với sự phát triển của cá nhân, hoạt động bắt chước cũng phát triểnvà biến đổi theo.d. Cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hộiMỗi cá nhân ảnh hưởng đến các thành viên khác của nhóm trước hết bằng sự hiệndiện của chính bản thân mình và cũng chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các thành viênkhác trong nhóm. Tương tự, sự vận hành của cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hộidiễn ra như sau: các thành viên trong nhóm bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnhcủa mình. Nói cách khác, người ta có thể bắt chước một tập thể, một cá nhân, bắtchước quần chúng và ngược lại...Dollard J. và Miller N.E cho rằng, có 4 nhóm người chính khiến cho người tathích bắt chước:- Những người lớn tuổi- Những người có địa vị xã hội hơn hẳn- Những người có trình độ trí tuệ hơn hẳn- Những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó.Nhìn chung, hiểu biết về cơ chế bắt chước có thể giúp ta dễ dàng giải thích nhiềuhiện tượng diễn ra trong xã hội cũng như trong sử dụng cơ chế này trong giáo dục nhàtrường, giáo dục xã hội cũng như vào mục đích sản xuất kinh doanh.Kết luận: Để giáo dục tính bắt chước tốt cho trẻ cần phải biết:- Tổ chức tốt cuộc sống cho trẻ: Cuộc sống của gia đình phải tuân theo một tôn tytrật tự. Sống vệ sinh, ngăn nắp, gia đình có văn hóa. Người lớn khuyến khích trẻ bắt19chước những lời hay, cử chỉ, hành động đúng; ngăn cản những việc làm xấu.- Nhà giáo dục phải làm những điều đúng và tốt như lời nói mình nói. Nhà giáo dụcphải nêu được gương sáng cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt độngsư phạm của mình...2.2. Lây lan2.2.1. Khái niệmLây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ởcấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tácđộng qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức,ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất định.Quy luật này được thể hiện với phạm trù rất rộng trong xã hội như trong quân sự,trong sản xuất, trong giáo dục...Nhà giáo dục A.X Makarenko cho rằng, một nhà sư phạm tài năng không được cónét mặt ủ rủ, chán chường, cáu giận khi làm việc với học sinh. Ông luôn đánh giá caoviệc các nhà giáo làm chủ được tâm trạng của mình, bởi lẽ tâm trạng của nhà giáo nhấtđịnh sẽ truyền sang học sinh và đồng nghiệp.Tâm lý xã hội được hình thành và lây lan do nhiều yếu tố:- Tình trạng khí hậu tự nhiên cũng có ảnh hưởng đến tâm lý con ngườiChẳng hạn như trong thời gian có cơn bão từ, con người thường thấy mệt mỏi, cáctai nạn ôtô tăng lên 5 lần trong thời gian đó, số người tự sát trong thời gian đó cũng tănglên.Khí hậu tự nhiên còn có ảnh hưởng tâm lý đến như vậy, huống chi là bầu không khítâm lý trong tập thể. Bởi vậy chúng ta phải tạo ra một bầu không khí tự nhiên trong xínghiệp, trong sản xuất phải được trong lành để tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ trong tâmhồn con người.- Nhân tố quan trọng là con người: Theo Makarenko, để tạo nên bầu không khí tâmlý vui vẻ, phấn chấn và sung sức cần phải có con người vui nhộn có khả năng kể chuyệnphiếm, chuyện khôi hài, gây được tiếng cười vui tươi trong tập thể, cần có những cô gáiđẹp để tạo ra cảm xúc thẩm mỹ...- Nhân tố thẩm mỹ: Ngồi làm việc ở một căn phòng khang trang, đàng hoàng vàđẹp đẽ, tâm lý tập thể của nhiều người làm việc sẽ vui tươi hơn, hơn hẳn những ngườilàm việc trong phòng chật hẹp, nóng nảy và xấu xí.- Nhân tố vật chất: Ở Liên Xô có hiện tượng dân nông thôn di chuyển ra thành phốđể ở và làm việc, trở thành một phong trào. Để hạn chế dòng người từ nông thông đổ rathành phố, bằng cách xây dựng thị trấn ở vùng nông thôn. Ở đó được xây dựng tất cảmọi tiện nghi như trong thành phố. Xây dựng dãy nhà cao tầng cho nhân dân ở...- Một yếu tố nữa gây không khí tập thể vui vẻ, đồng cảm với nhau là các thành viêntrong tập thể phải phụ trợ tâm lý với nhau.2.2.2. Cơ chế của sự lây lan tâm lý“Vi trùng” của sự lây lan tâm lý đang được các nhà tâm lý học khám phá theo nhiều20quan điểm khác nhau.Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là Lơbon G. Trong tác phẩm “tâm lý họcđám đông” [1995], ông cho rằng: Ở bên trong các hệ thống xã hội có tồn tại sự lưuthông tình cảm giữa các cá nhân. Vì vậy, những xúc cảm và ý kiến giao tiếp với nhauđược nhân lên và củng cố. Điều đó cho phép giải thích các hiện tượng xã hội xảy rakhông chỉ bằng cưỡng bức, mà cả bằng khả năng thu hút của một số giá trị hay ý kiếnlàm cho các cá nhân làm theo. Như vậy, lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chướcmột mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây truyền từ ngư ời này sang ngườikhác [Tâm lý học quần chúng – Lơbon. G- sách đã dịch, Hà nội 1958].Theo Mikhailovxki N.K, lực lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷlệ thuận với số lượng của đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt.Theo Mc Dougall .W lý giải quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện cảm”.Theo ông, những biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ, cử chỉ và nét mặt của một số cánhân sẽ tạo ra sự phản ứng tương tự ở bên cạnh. Đây là bản năng sinh học bầy đàn, vốn rấtphổ biến ở động vật.Ollport Ph, lại đề xuất tư tưởng “phản ứng vòng tròn”: cá nhân kích thích ngườikhác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của người kia màtăng thêm độ hứng khởi. Bằng cách đó cảm hứng của đám đông phát triển, lan toảkhông ngừng.Parigin B.D cho rằng, lây lan là quá trình chuyển toả tâm trạng nhất định, xuấthiện trong đám đông, thực hiện qua cơ chế thúc đẩy ảnh hưởng cảm xúc lẫn nhau nhiềulần giữa những người tham gia giao tiếp, ở đây cá nhân không phải chịu áp lực chủ ý,có tổ chức, nhưng đơn giản là họ hành động theo hình mẫu ứng xử của ai đó, bị lệthuộc vào ai đó một cách vô thức.Tuy còn nhiều tranh luận về bản chất của lây lan, nhưng hầu hết giới nghiên cứu đềuthống nhất thừa nhận vai trò to lớn của nó đối với đám đông. Lây lan cho phép giải thíchcác cao trào cảm xúc, tâm trạng hoảng loạn tập thể, sự ưu thắng của các yếu tố tình cảmbản năng đối với lý trí – trí tuệ, tính thuần nhất của đám đông.2.3. Ám thị2.3.1. Khái niệmLà tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người kháchoặc nhóm. Nói cách khác, ám thị là sự thay đổi ứng xử của cá nhân do phục tùng vôcăn cứ, máy móc, mệnh lệnh đến từ một uy quyền hay một sự ngưỡng mộ nào đó.Trong quá trình giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân, có truờng hợp cá nhân chịu sựtác động của cá nhân khác và có hành vi phục tùng yêu cầu của cá nhân khác một cáchkhông ý thức đuợc gọi là hiện tuợng ám thị. Ðể hiểu hơn về ám thị, có thể đặt nó trongmối quan hệ với một hiện tuợng khác gọi là thôi miên. Trạng thái bị thôi miên là trạng thái“mất tỉnh táo”, “mất khả năng ý thức” của chủ thể. Một người bị thôi miên sẽ không ýthức đuợc các hành vi của bản thân và rơi vào trạng thái bị nguời khác điều khiển. Ám thị21là mức độ nhẹ hơn so với thôi miên, người bị ám thị không mất ý thức nhưng mất khảnăng suy xét, phê phán do vậy dễ bị thuyết phục và dễ bị diều khiển.Quá trình diễn ra ám thị có một số đặc điểm: Sự chuyển giao thông tin dựa vào việctiếp nhận thông tin một cách không phê phán. Trong quá trình đó, não chỉ giữ liên hệ vớimột nguồn kích thích, các nguồn kích thích khác bị ngắt.Những truờng hợp ám thị xã hội đã chứng minh sự phụ thuộc của hiệu ứng ám thịvào lứa tuổi: trẻ em nhìn chung dễ bị ám thị hơn nguời lớn. Cũng đúng như vậy, trong đasố các trường hợp, những nguời bị ám thị là những nguời mệt mỏi, yếu về mặt thể chấthơn là những nguời khỏe mạnh.2.3.2. Những yếu tố quy định hiệu quả của ám thị- Thuộc tính của người ám thị [vị thế xã hội, sức lôi cuốn, ưu thế và ý chí, trí tuệ,tính logic]- Những đặc điểm của người chịu ám thị [mức độ của tính dễ bị ám thị]- Các mối quan hệ được thiết lập giữa người ám thị và người chịu ám thị [tin cậy,uy tín, phụ thuộc]- Phương thức tổ chức thông báo [mức độ có căn cứ, tính chất kết hợp các thành tốlogic và cảm xúc, củng cố thêm bằng những tác động khác].Ám thị đặc biệt có hiệu quả khi nó gặp phải miếng đất thuận lợi. Chẳng hạn khingười ta đang rất mong mỏi thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nào đó, họ thường trởnên cả tin hơn và dễ dàng chấp nhận bất cứ đề nghị nào mà không cần suy nghĩ gì hết.2.4. Thoả hiệp2.4.1. Khái niệmThoả hiệp là cơ chế rất đặc trưng cho cá nhân ở trong nhóm. Đó là sự nhânnhượng của cá nhân trước áp lực thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của nhóm thể hiệnqua việc cá nhân thay đổi ứng xử và tâm thế của mình phù hợp với đa số.Thoả hiệp xuất hiện trong sự giải quyết những biểu hiện xung đột giữa ý kiến cánhân và ý kiến nhóm. Khắc phục sự xung đột này dẫn đến có lợi cho nhóm. Mức độthoả hiệp là mức độ thu phục của nhóm. Từ lâu trong tâm lý học xã hội phân chia rahai loại thoả hiệp: thoả hiệp bề ngoài hay thoả hiệp hình thức và thoả hiệp bên tronghay thoả hiệp thực tâm.Thoả hiệp bề ngoài là sự quy thuộc của cá nhân để tỏ thái độ đối với ý kiến áp đặtcủa nhóm, cá nhân chỉ tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính chất hình thức, còn trênthực tế anh ta tiếp tục chống lại ý kiến của nhóm.Thoả hiệp bên trong là sự biến đổi thực sự tâm thế cá nhân do tiếp nhận thật lòngquan điểm của nhóm. Quan điểm của nhóm được cá nhân coi trọng và đánh giá hợp lý,xác đáng và khách quan hơn là quan điểm riêng của cá nhân.Tuy rằng khác nhau về bản chất nhưng cả hai hình thức thoả hiệp này giống nhau ởchỗ là phương thức đặc thù để giải quyết xung đột có ý thức giữa ý kiến cá nhân và ýkiến nhóm, nghiêng về phía có lợi cho nhóm. Hành vi thoả hiệp này được giải thíchnhư là sự phụ thuộc của cá nhân vào nhóm, buộc cá nhân phải tìm kiếm sự thoả thuận22thực sự hay giả tạo với nhóm, điều chỉnh hành vi của mình theo cách thể hiện bề ngoàibằng những quy chuẩn xa lạ và không quen thuộc đối với bản thân nhưng lại đáp ứngđược yêu cầu của nhóm.Theo Fischer, trong tính thoả hiệp nổi lên ba yếu tố khác nhau:1. Sự tồn tại của những căng thẳng giữa lập trường trước đây của cá nhân và sựthúc ép với mức độ khác nhau từ phía nhóm mà cá nhân phải chịu.2. Sự tán thành của cá nhân đối với điều anh ta đề nghị.3. Là kết quả của sự thay đổi ứng xử, bao hàm một mặt, là phủ định một số khíacạnh ứng xử trước đây và mặt khác là khẳng định bản thân mình bằng việc có nhữngứng xử mới.2.4.2. Những yếu tố quyết định tính thoả hiệpNhiều các công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm chỉ ra rằng, mức độ thoảhiệp phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân, trong đó có:- Những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực của nhóm như: giới tính, lứa tuổi,dân tộc, trí tuệ...- Những đặc trưng của nhóm là nguồn gốc của áp lực như: quy mô, mức độ nhất trícủa đa số, nghĩa là sự hiện diện số lượng thành viên của nhóm đi lệch với ý kiến chung.Những tính chất đặc thù của mối liên hệ lẫn nhau giữa cá nhân và nhóm: vị trí củacá nhân trong nhóm, sự trung thành của cá nhân với nhóm, mức độ phụ thuộc lẫn nhaugiữa các cá nhân trong nhóm, ...- Hoàn cảnh đặc thù: nội dung, nhiệm vụ, mức độ quan tâm của con người đối vớinhiệm vụ đó, sự am hiểu của người đó, ...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thoả hiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau,nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dođó, hiểu biết sâu về cơ chế thoả hiệp giúp chúng ta tạo điều kiện cho các thành viên củanhóm phát triển nhân cách cũng như dễ dàng tạo ra sự nhất trí, thống nhất trong nhómvà trong toàn xã hội.2.5. Đồng nhất hoá2.5.1. Khái niệmCó nhiều cách quan niệm khác nhau về sự đồng nhất hóa. Có quan điểm coi đồngnhất hóa như một quá trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với đối tượng khác theomột điểm hay tiêu chí nhất định, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng.Cách hiểu chung trong tâm lý học hiện đại cho rằng: đồng nhất hóa là quá trình chủthể thống nhất bản thân với các cá nhân khác dựa trên các liên hệ cảm xúc, đồng thời nộitâm hóa các chuẩn mực các giá trị của họ. Trong đồng nhất hóa, chủ thể nhìn nhận ngườikhác như là sự kéo dài của bản thân, gán cho người khác những đặc điểm, tình cảm, mongmuốn của bản thân. Ðồng thời cá nhân đặt mình vào vị trí của nguời khác, dịch chuyểnbản thân vào vị trí không gian, phạm vi của nguời khác và thậm chí đồng nhất hóa ý nghĩvới nguời khác.23Trong Tâm lý học xã hội, đồng nhất hóa được coi là quá trình cá nhân tiếp nhận vaitrò xã hội khi gia nhập nhóm. Cá nhân ý thức được vai trò, vị trí của mình trongnhóm và thực hiện tốt vai trò xã hội của mình. Nói cách khác, đồng nhất hóa chính là quátrình cá nhân đồng nhất bản thân với một vai trò xã hội nhất dịnh.Từ các cách hiểu rất rộng và nhiều khía cạnh như vậy, có thể hiểu một cách chungnhất về cơ chế đồng nhất hóa như sau: Ðồng nhất hóa là quá trình cá nhân điều chỉnh bảnthân nhằm thích ứng với các vai xã hội hay với các cá nhân khác trong nhóm xã hội trênnhững phương diện nhất định của đời sống tâm lý.2.5.2. Vai trò của cơ chế đồng nhất hóa+ Cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò xã hội của bản thân, từ đó các quan hệ xã hộiđược vận hành một cách có hiệu quả.+ Các cá nhân trong nhóm có được những điểm chung: sự đồng nhất về cảm xúc, sựđồng nhất về cách giải quyết nhìn nhận vấn đề. Trong các nhóm lớn xã hội, cơ chế đồngnhất hóa có thể diễn ra một cách ẩn tàng để tạo ra những hiện tuợng tâm lý xã hội củanhóm dân tộc, giai cấp như ý thức tự hào dân tộc, nếp suy nghĩ dân tộc, tình cảm dân tộc...Tuy nhiên, mặt tiêu cực của cơ chế đồng nhất hóa sẽ xuất hiện khi các cá nhân trongnhóm xã hội bị đồng nhất hóa quá mức. Các cá nhân sẽ trở nên bị động, đánh mất cái riêngvà bản sắc riêng.Kết luận chung:Có thể nói, các cơ chế tâm lý trên là tiêu biểu cho quá trình ảnh hưởng qua lạigiữa cá nhân và xã hội. Các cơ chế tâm lý xã hội này được coi là phương thức phản ánhthực tế nhờ đó mà cá nhân thích nghi được với môi trường xã hội, học cách chungsống, hợp tác với mọi người xung quanh. Nói cách khác, các cơ chế tâm lý xã hội giữmột vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách củamỗi cá nhân, bổ sung và làm phong phú thêm vốn tâm lý xã hội này cho phép chúng ta ứngdụng chúng vào nhiều lĩnh vực đa dạng của thực tiễn đời sống xã hội.NHỮNG HUỚNG ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:Các quy luật nêu trên chi phối mạnh mẽ sự nảy sinh, hình thành và biến đổi của cáchiện tuợng tâm lý xã hội trong đời sống của con nguời. Hoạt động dạy học và giáo dụctrong các nhà truờng về bản chất là hoạt động xã hội. Trong các hoạt động đó, các hiệntượng tâm lý xã hội nảy sinh. Ðến lượt nó, các hiện tượng tâm lý xã hội lại chi phối chínhhoạt động của các chủ thể: giảng viên và sinh viên. Do vậy, việc nắm vững các quy luật cơbản nêu trên có thể giúp người giảng viên có được sự chủ động nhất định trong việc tổchức hoạt động dạy học, giáo dục và trong việc dự đoán các hiện tượng tâm lý xã hội cóthể xảy ra để có những cách xử lý khoa học. Từ đó tác động đến sinh viên một cách cóhiệu quả. Có thể có các hướng vận dụng như sau:- Khai thác quy luật bắt chước trong việc hình thành nếp sống, lối sống, thái độ,hành vi đúng đắn hay phổ biến những kinh nghiệm tích cực trong việc giáo dục cho sinhviên24bằng cách xây dựng các hình mẫu, các tấm gương điển hình, những nhóm hạt nhân. Gắnnội dung cần phổ biến với các nhân vật có uy tín, những người cùng thời... có ảnh hưởngđối với sinh viên. Các hình mẫu của sự bắt chuớc phải có tính hấp dẫn đối với sinh viên.Ngược lại, có thể dự đoán truớc các xu huớng bắt chước để ngăn chặn sự phổ biến nhữnghành vi tiêu cực, bằng cách lôi cuốn sinh viên vào các hành vi tích cực hoặc làm gián đoạncác kênh tiếp xúc với hình mẫu.- Khai thác quy luật về sự tác động qua lại một cách triệt để trong việc thay đổinhận thức, thái độ và hành vi. Sinh viên luôn tham gia vào các nhóm nhất định. Khôngphải sự thuyết giáo mà sự tác động qua lại giữa các cá nhân được định hướng có thể làmthay đổi mỗi cá nhân một cách tích cực. Tăng cường giao tiếp, trao đổi thông tin, tiếp xúcgiữa sinh viên với nhau, giữa giảng viên với sinh viên để có được sự thấu hiểu lẫn nhau vàtạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc chung.- Khuyến khích việc tìm hiểu các truyền thống, thành tựu của nhà trường. Ðộngviên sự phát triển một cách sáng tạo của sinh viên trên cơ sở truyền thống, thành tựu củanhà truờng.- Sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra các trạng thái tâm lý nhóm, tâm lý tập thể tíchcực, ngược lại ngăn chặn các trạng thái tâm lý tiêu cực. Muốn tạo ra sự lây lan cần chú ýtới “mồi xúc cảm”. Các xúc cảm tích cực như sự lạc quan, phấn khởi, sự hăng hái... cầnđược tạo điều kiện để chúng lây lan làm cho hoạt động của nhóm, tập thể có hiệu quả hơn.- Nhận biết, dự đoán ảnh huởng của các hiện tuợng tâm lý xã hội trong phạm vi vimô đến các nhóm sinh viên.- Trong các hoạt động với sinh viên, muốn sinh viên thực hiện tốt các chức năng,nhiệm vụ của mình, một mặt khuyến khích sinh viên nhận thức về các vai trò xã hội củamình: sinh viên - người học, người nghiên cứu, người tiên phong trong các phong trào xãhội... tạo điều kiện để sinh viên đồng nhất hóa thành công, mặt khác khuyến khích sự bộclộ tính sáng tạo, cái riêng của sinh viên trong công việc.Câu hỏi ôn tập chương 2Câu 1. Trình bày quy luật bắt chước trong tâm lý học lứa tuổi và các nhóm xã hội?Có thể vận dụng quy luật này như thế nào trong dạy học, giáo dục?Câu 2. Các cơ chế lây lan, đồng nhất hóa, ám thị được thể hiện như thế nào trong đờisống xã hội? Huớng vận dụng các cơ chế đó trong dạy học và giáo dục?CHƯƠNG 3. TÂM LÝ NHÓM3.1. Khái niệm về nhóm xã hộiKhi xác định đối tượng của Tâm lý học xã hội là nghiên cứu các hiện tượng tâm lýnhóm, điều đó nói lên vị trí quan trọng của nhóm đối với phân ngành tâm lý học này. Đốivới nhóm xã hội, nhóm nhỏ giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển xã hội vàcá nhân. Với vai trò không thể thiếu được như vậy, cho nên nhóm nhỏ đã trở thành25

Video liên quan

Chủ Đề