Có nên nặn mụn an không

[Inline_article id=235873]

[Aaron Nguyen] – Mụn luôn là nỗi đau đầu của nhiều người, tất nhiên trong đó có cả tôi. Bởi lẽ, mụn không chỉ xuất hiện ở giai đoạn dậy thì mà “vị khách không mời” này vẫn luôn dai dẳng đeo bám chúng ta cho đến mãi về sau. Mỗi khi nhìn vào gương, hay vô thức chạm tay lên mặt, tôi chỉ muốn nặn chúng đi ngay lập tức. Nhưng thực tế “ có nên nặn mụn không ?” luôn có sự tranh cãi với nhiều luồn ý kiến khác nhau. Nhóm phản đối sẽ cho rằng đây là việc làm gây ra nhiều tác hại như viêm nhiễm, lây lan mụn. Nhóm đồng tình cho rằng nặn mụn sẽ giải quyết được triệt để mụn vì khi đó nhân mụn thực sự được loại bỏ, da sẽ thông thoáng, không còn vi khuẩn.

1. Nguyên nhân gây mụn

Mụn được hình thành do hậu quả của việc rối loạn tuyến bã nhờn. Khi da bị rối loạn tuyến bã nhờn, lượng dầu thừa tiết ra nhiều hơn bình thường gây bít tắc nang lông. Khi nang lông bị bị bít tắc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn [ví dụ như P.Acne] phát triển mạnh mẽ. Hậu quả của quá trình đó là trình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và hình thành mụn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn, nhưng tựu trung chúng ta có thể phân ra thành hai nguyên nhân chính: Những yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân bên ngoài. Những yếu tố phát sinh từ bên trong cơ thể như: Rối loạn hormone, stress, di truyền, cơ thể tích trữ nhiều độc tố, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng… dẫn đến việc rối loạn tuyến bã nhờn. Những yếu tố bên ngoài gây ra mụn như ô nhiễm, khói bụi, mỹ phẩm… khiến da bị nhiễm khuẩn và bí tắc lỗ chân lông.

[Inline_article id= 233100]

2. Các loại mụn

Chúng ta có thể phân mụn ra thành 2 dạng: Mụn viêm và mụn không viêm. Những loại mụn không viêm thường không gây viêm nhiễm và được biết đến như mụn đầu trắng, mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Những loại mụn viêm sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng và nhức tại vùng da nổi mụn, cụ thể như: mụn mủ, mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn u nang…

3. Có nên nặn mụn không?

Tuỳ vào từng loại mụn chúng ta sẽ có thể nặn mụn hay không. Nặn mụn là việc chúng ta dùng một tác động lực bên ngoài để đẩy những nhân mụn [hỗn hợp bã nhờn, bụi bẩn, dầu thừa gây tắt nghẽn lỗ chân lông] ra ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu thường khuyến cáo chúng ta không nên tự ý nặn mụn vì sẽ phá vỡ cấu trúc da và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm, sưng, lây lan mụn…

Đối với mụn không viêm

Đối với những mụn không viêm thì chúng ta có thể tự xử lý được một cách dễ dàng mà không nhất thiết phải nặn mụn. Ví dụ như các sợi bã nhờn quanh mũi, khi rửa mặt chúng ta có thể tập trung rửa kỹ vùng này hơn. Các bạn có thể dùng các miếng dán lột mụn để lấy đi các sợi bã nhờn trên mũi. Chúng ta cũng có thể các dụng cụ rửa mặt như miếng silicone rửa mặt, bọt biển, cọ rửa mặt hoặc máy rửa mặt để làm sạch da mặt tốt hơn. 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xông mặt thường xuyên từ một đến ba lần mỗi tuần để làm sạch sâu các lỗ chân lông và tác động nhiệt giúp da hồng hào tươi trẻ.

Đối với mụn viêm

Tuy nhiên, đối với các mụn viêm thì chúng ta tuyệt đối không được tự ý nặn nếu không muốn tình trạng da thêm tồi tệ. Thứ nhất, chúng ta không đảm bảo những sản phẩm chúng ta dùng để tự nặn những loại mụn viêm đã vệ sinh và vô trùng triệt để. Các chuyên viên trị mụn sẽ cực kỳ khắt khe trong quá trình nặn mụn với các dụng cụ mới được vô trùng, và đeo găng tay để không vô tình đưa thêm vi khuẩn vào da đang viêm nhiễm.

Thứ hai, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến các tế bào da. Với sự thiếu hụt về chuyên môn, chúng ta sẽ không chắc rằng nhân mụn đã được hoàn toàn lấy ra bên ngoài. Bên cạnh đó chúng ta sẽ thường nghĩ  “dùng lực mạnh thì nhân mụn mới được lấy ra triệt để”. Suy nghĩ này hoàn toàn sai! Vì khi dùng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá huỷ các lớp tế bào dưới da.

Thứ ba, việc tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bởi lẽ, quá trình nặn mụn sẽ vô tình mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn cạnh bên.

Đối với các mụn viêm chúng ta tốt nhất không nên tự ý nặn ra. Thay vào đó, hãy sử dụng các kem trị mụn chuyên biệt để chữa trị mụn. Tìm mua các sản phẩm có các thành phần như: Salicylic Acid, Sulfure [Lưu huỳnh], Tea Tree Oil [tràm trà]… để chấm trực tiếp vào các nốt mụn. Khi sử dụng các sản phẩm có chứa các hoạt chất trị mụn, nhân mụn sẽ dần tiêu biến hoặc sẽ khô dần lại và dễ dàng lấy ra khỏi da.

Đối với những bạn mụn ẩn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu với AHA & BHA để đẩy các nhân mụn từ từ ra khỏi da. Tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng và cách sử dụng. Chúng ta nên sử dụng nồng độ thấp khi bắt đầu để các sản phẩm có thể quen dần với da và tránh hiện tượng “break out” [da bị nổi rất nhiều mụn trong khoảng thời gian ngắn].

Ngoài ra nếu như da bị mụn ở diện rộng thì có lẽ bạn có thể dã vô tình sử dụng kem trộn hoặc các sản phẩm có chứa Corticoid. Tuỳ tiện sử dụng Corticoid không theo chỉ định bác sĩ sẽ phá huỷ lớp màng tự nhiên bảo vệ da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm ở cấp độ nghiêm trọng. Những trường hợp như thế này, chúng ta không nên tự xử lý bằng việc tự nặn mụn hay thoa các sản phẩm trị mụn. Điều tiên quyết nên làm là nên đi thăm khác ở các bệnh viện hay bác sĩ da liệu để có phác đồ điều trị chính xác.

Nếu như bạn thực sự không thể chịu đựng được những đốt mụn trên mặt mình, hoặc dùng mọi cách cũng không thể “tống khứ” nhân mụn ra khỏi da thì có thể đến các trung tâm chăm sóc da uy tín để xử lý. Tại đây, các chuyên viên, bác sĩ có chuyên môn sẽ chữa trị mụn hiệu quả. Đồng thời, với tay nghề và kinh nghiệm trong việc lấy nhân mụn và các thiết bị hiện đại, họ sẽ xử lý nhân mụn một cách nhẹ nhàng, triệt để, hạn chế để lại vết thâm và sẹo rỗ.

Mụn ẩn là vấn đề phổ biến tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến làn da sần sùi, kém mịn màng. Đặc biệt là khi trang điểm, chị em sẽ thấy rõ những khuyết điểm của làn da bị mụn ẩn.

  • Đây là loại mụn có nhân ẩn sâu bên trong lỗ chân lông, hình thành do tích tụ bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết.
  • Bởi vì đặc điểm nhân mụn không trồi lên bề mặt da nên việc trị mụn ẩn triệt để khá khó khăn.

Thông thường, khi tìm kiếm cách trị mụn nhanh chóng nhất, chắc hẳn bạn sẽ gặp giải pháp là lấy nhân mụn ra khỏi da. Đây là công đoạn không thể thiếu, giúp loại bỏ mụn triệt để, ngăn ngừa tái phát trên da.

Bác sĩ giải đáp làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm và sưng

Thế nhưng với tính đặc thù của mụn ẩn thì có nên tiến hành theo phương pháp này hay không?

Nếu bạn thắc mắc mụn ẩn có nên nặn không thì câu trả lời cho vấn đề này là còn tùy thuộc vào thời điểm nặn và cách nặn.

Bất kỳ loại mụn nào không riêng gì mụn ẩn, nếu lấy nhân mụn ra không đúng thời điểm thì rất dễ gây tổn thương cho làn da, để lại sẹo.

Mụn ẩn có nên nặn hay không?

Vậy lúc nào thì nặn mụn ẩn dưới da được?

Đó là khi mụn ẩn trồi lên trên bề mặt da.

Vậy phải làm sao để đẩy mụn ẩn lên trên?

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm đẩy mụn ẩn trên thị trường hiện nay. Hoặc trước khi nặn mụn ẩn bạn nên làm sạch da và xông hơi thông thoáng lỗ chân lông, tạo lối đi cho nhân mụn trồi lên.

Ngoài ra, bạn chỉ nên nặn mụn ẩn nếu biết cách, tiến thành theo từng bước bài bản và đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn như sau:

  1. Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết để làm sạch bụi bẩn.
  2. Xông hơi thông thoáng lỗ chân lông trước khi nặn mụn ẩn.
  3. Sát khuẩn dụng cụ và làn da với dung dịch y tế để loại bỏ vi khuẩn.
  4. Sử dụng dụng cụ lấy nhân mụn ẩn một cách nhẹ nhàng.
  5. Sát khuẩn lại da một lần nữa để tránh nhiễm trùng.
  6. Làm sạch da với nước và đắp mặt nạ phục hồi da sau nặn mụn.

Sau khi nặn mụn ẩn bạn cũng lưu ý giữ da luôn sạch sẽ, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bảo vệ làn da.

Như đã giải đáp ở trên mụn ẩn có thể nặn được. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn tự ý nặn mụn ẩn tại nhà, đặc biệt là với trường hợp mụn ẩn xuất hiện nhiều trên da.

Bởi vì việc tự ý nặn mụn khi không đảm bảo đầy đủ dụng cụ, an toàn vệ sinh sẽ để lại hậu quả như: làn da bị trầy xước, tổn thương, chảy máu, nốt mụn bị nhiễm trùng, biến chứng .

Vì vậy, bạn nên lựa chọn một địa chỉ da liễu uy tín để đi nặn mụn ẩn. Tại những cơ sở này sẽ sở hữu đầy đủ máy móc, sản phẩm và có kỹ thuật viên lấy nhân mụn cho bạn một cách bài bản.

Có nên đi spa nặn mụn ẩn không?

Ngoài ra, sau khi nặn mụn, tại các spa sẽ có bước đắp mặt nạ kết hợp chiếu ánh sáng sinh học, khóa ẩm bằng sóng siêu âm. Từ đó, làn da được phục hồi, hạn chế thương tổn.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lựa chọn spa không uy tín, dẫn đến việc sau khi nặn mụn da lại nổi nhiều mụn hơn, nhân mụn chưa lấy hết bị sưng viêm, bị thâm, để lại sẹo,…

Đó là lý do bạn nên tỉnh táo quyết định địa chỉ nặn mụn ẩn an toàn và hiệu quả. Nếu tham khảo các yếu tố như:

  • Spa có bác sĩ da liễu thăm khám để biết tình trạng da có nặn mụn được không.
  • Spa có kỹ thuật viên lành nghề “mát tay”, lấy nhân mụn nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không để lại sẹo hay vết thâm.
  • Spa có trang thiết bị máy móc đầy đủ hiện đại để quá trình nặn mụn diễn ra hiệu quả, chuẩn y khoa.

Chỉ khi đáp ứng được những yếu tố này thì bạn mới nên đi spa để nặn mụn ẩn.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn địa chỉ nào tại TP.HCM để nặn mụn ẩn thì có thể tham khảo Dr. Huệ Clinic & Spa.

  • Đây là trung tâm da liễu quy tụ các bác sĩ hàng đầu, điều trị thành công hàng chục ngàn ca bị mụn mỗi năm.
  • Trung tâm được rất nhiều khách hàng tin tưởng bởi không chỉ đảm bảo chuyên môn mà còn nhiệt tình, tư vấn tận tâm.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã biết thêm về vấn đề có nên nặn mụn ẩn hay không? Hãy suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành nặn mụn ẩn để lấy lại làn da mịn màng và mềm mại nhé!

Video liên quan

Chủ Đề