Thời kì nóng của nửa cầu Bắc được tính từ thời gian bao nhiêu

Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời – Bài 1, 2, 3 trang 27 SGK Địa lý 6. Bài 1: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Bài 1: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo [mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời], làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm. 

Bài 2: Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?

Vào những ngày 21-3 và 23-9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như nhau. Vì vào những ngày này, vòng
tròn sáng tối đi qua hai cực Địa cầu, ánh sáng mặt trời vuông góc với Xích đạo lúc 12 giờ trưa. 

Bài 3: Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm – dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày?

Ngày bất đẩu các mùa theo âm – dương lịch ờ nừa cầu Bắc chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng 45 – 48 ngày. Cách tính như sau:

–    Mùa xuân: Tháng 2 có 28 ngày, vì thế từ 04-2 đến 28-2 có:

Quảng cáo

28 ngày – 4 ngày = 24 ngày, cộng với 21 ngày của tháng 3 = 45 ngày.

–     Mùa hạ: Tháng 5 có 31 ngày, vì thế từ 05-5 đến 31-5 có:

31 ngày – 5 ngày = 26 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 6 = 48 ngày.

–    Mùa thu: Tháng 8 có 31 ngày, vì thế từ 07-8 đến 31-8 có:

31 ngày – 7 ngày = 24 ngày, cộng với 23 ngày của tháng 9 = 47 ngày.

–    Mùa đông: Tháng 11 có 30 ngày, vì thế từ 07-11 đến 30-11 có:

30  ngày – 7 ngày = 23 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 12 = 45 ngày.

BÀI 6 Sự CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Thế nào là sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất? Trả lời Khi trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Bắc-Nam của Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi, sự chuyển động như thế gọi là sự chuyển động tịnh tiến Câu 2 Hãy điền vào hình vẽ dưới đây + Ngày, tháng của 4 vị trí Trái Đất trên quỹ đạo + Các ngày: hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân • + Các mùa + Hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời 123°27’ f 0° 23°27’ Câu 3 Dựa vào hình 23 [trang 25, SGK]: Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt trời và các mùa ở Bắc bán cầu Hãy điền vào các chỗ trong bảng dưới đây các mùa [tính theo dương lịch] ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu Thời gian Bắc bán cầu Nam bán cầu Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6 • Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9 Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12 Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3 Câu 4 Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? Trả lời Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên ở hai nửa cầu trong một năm do: Khi chuyến động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Bắc Nam của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên trong một năm: + Nửa năm đầu [từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9] Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu sáng lớn, nên'nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, nửa cầu bắc có mùa nóng Nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu sáng nhỏ, nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có mùa lạnh + Nửa năm sau [từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3] thì có hiện tượng ngược lại Câu 5 Vì sao nước ta quanh năm nóng và sự phân hóa bốn mùa không rõ rệt? Hãy kể tên 5 quốc gia có hiện tượng mùa tương tự như miền Nam nước ta Trả lời Do nước ta nằm gần xích đạo, trong khu vực quanh năm có góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khí hậu quanh năm nóng và sự phân hóa bôn mùa không rõ rệt như các nước ỏ' khu vực ôn đới Năm quốc gia có hiện tượng mùa tương tự như miền Nam nước ta là: Lào, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia Câu 6 Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? Tại sao có hiện tượng như thế? Trả lời Vào hai ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 [dương lịch], hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau Có hiện tượng như thế do vào hai ngày này, hai nửa cầu Bắc và Nam đều có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau Câu 7 Nếu trục Bắc -Nam của Trái Đất không đổi hướng và đứng thẳng [vuông góc với mặt phảng quỹ đạo] khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, thì hiện tượng mùa trên Trái Đất sẽ như thế nào? Trả lời Nếu trục Bắc - Nam của Trái Đất không đổi hướng và đứng thẳng trên quỹ đạo khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, thì trên Trái Đất người ta không phân biệt được các mùa Câu 8 Trả lời bằng cách điền vào chỗ của câu Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình Thời gian Trái Đất chuyển động giáp một vòng quanh Mặt Trời là Chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Bắc - Nam không đổi, sự chuyển động đó gọi là Sự phân bố lượng nhiệt, ánh sáng và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam Hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau vào các ngày CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM [Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn] Câu 1 Ớ Bắc bán cầu, theo dương lịch, ngày nào là ngày hạ chí? A. 21 tháng 3 B. 22 tháng 6 c. 23 tháng 9 D. 22 tháng 12 Câu 2 Ở Bắc bán cầu, ngày 23 tháng 9 [dương lịch] là ngày A. xuân phân B. thu phân c. hạ chí D. đông chí Câu 3 Ngày bắt đầu các mùa ở Bắc bán cầu theo âm - dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng A. 15 ngày B. 25 ngày 35 ngày D. 45 ngày Câu 4 Hai bán cầu có góc chiếu như nhau vào các ngày 21 tháng 3 và 22 tháng 6 22 tháng 6 và 22 tháng 12 21 tháng 3 và 23 tháng 9 23 tháng 9 và 22 tháng 12 Câu 5 Vào ngày nào Nam bán cầu nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời ít nhất? A. 21 tháng 3 B. 23 tháng 9 c. 22 tháng 6 D. 22 tháng 12 Câu 6 Vào ngày nào Bắc bán cầu nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời nhiều nhất? A. 21 tháng 3 c. 23 tháng 9 B. 22 tháng 6 22 tháng 12 Câu 7 Nguyên nhân của hiện tượng mùa khác nhau ở hai bán cầu của Trái Đát là Trải Đất vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt Trời Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời c. Trái Đất có hình dạng khối cầu và chuyển động quanh Mặt Trời D.Trục Bắc - Nam của Trái Đất thay đổi hướng khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời in. ĐÁP ÁN Câu 8 elip gần tròn 365 ngày 6 giờ sự chuyển động tịnh tiến hoàn toàn trái ngược nhau 21 tháng 3 và 23 tháng 9 Câu hỏi trắc nghiệm 1 B, 2 B, 3 D, 4 c, 5 c, 6 B, 7 B

Câu hỏi [Trang 122 SGK]: Quan sát hình 1 em hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo gợi ý:

- Hình dạng quỹ đạo chuyển động. - Hướng chuyển động. - Thời gian chuyển động hết một vòng. - Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động.

Trả lời:

Qua hình 1. Trái Đất chuyến động quanh Mặt Trời, ta thấy: - Hình dạng quỹ đạo chuyển động: dạng elip. - Hướng chuyển động: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian chuyến động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ - Trong quá trình chuyến động: Trục Trái Đất. luôn nghiêng một góc 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. a. Mùa trên Trái Đất
Câu 1 [Trang 123 SGK]:
Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:
- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
- Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
Trả lời: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì khi đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhiều, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì khi đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều, nên được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

Câu 2 [Trang 123 SGK]:


Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu.
Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.
Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
Trả lời:
- Qua hình 2. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất, ta có sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu: + Nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng là mùa nóng. + Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. + Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì khi đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhiều, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì khi đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều, nên được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

- Qua hình 3. Sự khác biệt về mùa theo vĩ độ, ta có sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ:

+ Do sự phân bố nhiệt và ánh sáng khác nhau ở các vĩ độ, nên theo vĩ độ hiện tượng mùa cũng có sự khác nhau: Vùng vĩ độ cao [đới lạnh] hầu như quanh năm lạnh [Mùa lạnh rất dài, mùa nóng ngắn chỉ 2-3 tháng]. Vùng vĩ độ trung bình [đới ôn hòa]: một năm có 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vùng vĩ độ thấp [đới nóng] hầu như quanh năm nóng.

b. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa


Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:
Địa điểm/ Thời gian
 
Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
       
Bán cầu Bắc        
Bán cầu Nam        

Trả lời:
Địa điểm/ Thời gian
 
Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
Mùa So sánh thời gian ngày và đêm Mùa So sánh thời gian ngày và đêm
Bán cầu Bắc Nóng Ngày dài hom đêm Lạnh Ngày ngắn hơn đêm
Bán cầu Nam Lạnh Ngày ngắn hơn đêm Nóng Ngày dài hơn đêm
 

Hướng dẫn trả lời phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 [Trang 124 SGK]:
Hãy trình bày hiện tượng ngày. đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Trả lời: Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất: - Khi Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa khác - Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm, riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm và bằng 12 giờ ở mọi nơi. - Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất và gian ban đêm ngắn nhất trong năm. - Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm, riêng ngày 23-9 thời gian ngày bằng đêm và bằng 12 giờ mọi nơi. - Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm, ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm. - Ngày 22-6, nửa cầu Bắc đang là mùa nóng, có ngày dài hơn đêm. Cùng lúc cầu Nam đang là mùa lạnh đều có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22-12 hiện tượng diễn ra ngược lại.

Câu 2 [Trang 124 SGK]:


Nghỉ hè năm nay, bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho An.
Trả lời: Nghỉ hè bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a, cần phải chuẩn bị nhiều áo ấm, vì: - Khi Việt Nam là mùa hè [mùa nóng]: nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng. - Lúc này ở Ô-xtrây-li-a nằm ở nửa cầu Nam, sẽ nhận được ít lượng nhiệt và ánh sáng. Vậy khi đó Ô-xtrây-li-a sẽ là mùa lạnh.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HUỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Một vòng tự quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết bao nhiêu thời gian? A. 365 ngày 5 giờ. B. 365 ngày 6 giờ. C. 365 ngày 7 giờ. D. 365 ngày 8 giờ.

Câu 2: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình

A. tròn.       B. thoi.        C. cầu.        D. elip gần tròn.

Câu 3: Nửa cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời vào ngày nào sau đây?

A. 22/6 [Hạ chí].   B. 21/3 [Xuân phân]. C. 22/12 [Đông chí].       D. 23/9 [Thu phân].

Câu 4: Vào những ngày nào trong năm mọi địa điếm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm như nhau?

A. Ngày 21 - 3 và ngày 22 - 6.  B. Ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9. C. Ngày 22 - 6 và ngày 23 - 9.   D. Ngày 22 - 6 và ngày 22 - 12.

Câu 5: Ở bán cầu Bắc, sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm vào ngày

A. 21-3 B. 22 -6. C. 22-12. D. 23 - 9.

Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học và hiếu biết của mình, em hãy hoàn thành bản kiến thức sau:

Các yếu tố/ Thời gian
Từ ngày 21-3 đến 23-9
Từ ngày 24-9 đến
20- 3 năm sau
 
Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa
Bắc bán cầu                 
Nam Bán cầu            

Câu 7: Trong khoảng thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì ở nước ta là mùa nào? Trong khoảng thời gian bán cầu Nam ngã về phía Mặt Trời thì [ nước ta là mùa nào?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: B

Câu 6:

Các yếu tố/ Thời gian Từ ngày 21-3 đến 23-9 Từ ngày 24-9 đến
20- 3 năm sau
 
Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa
Bắc bán cầu      Lớn Cao Nóng Nhỏ Thấp Lạnh
Nam Bán cầu Nhỏ Thấp Lạnh Lớn Cao Nóng

Video liên quan

Chủ Đề