Có những đứa khoái bắt lỗi chính tả năm 2024

Câu chuyện bắt đầu từ tình trạng viết sai chính tả đang ngày càng phổ biến của giới trẻ khiến Chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn đã phải lên tiếng. Bên cạnh những tấm biển hiệu quảng cáo sai chính tả, ông cũng liệt kê ra một loạt những dẫn chứng lỗi chính tả phổ biến của học trò như: Nòng nợn nuộc, Dáo giục Việt Nam, ông Nê Lin, ở đây tuyển sinh lăng khiếu, ngày xưa tôi từng yêu một làng thiếu lữ…

Theo chuyên gia Đinh Đoàn việc sai chính tả là do sự cẩu thả, bất cẩn trong khi nói và viết. Đó cũng đang thực sự trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Đi đâu cũng có thể gặp những người nói sai, viết sai chính tả. Đặc biệt trong trường học, việc sai chính tả của các bạn học sinh gây ra khá nhiều chuyện bi hài, cười ra nước mắt.

Có những đứa khoái bắt lỗi chính tả năm 2024
Bài viết sai chính tả của học sinh lớp 1

Khỏi phải nói tất cả các bạn học sinh hoặc ai đã từng qua thời học sinh cũng đã từng ít nhất một lần trong đời viết sai chính tả, có người còn thành "bệnh mãn tính". Nguyên nhân chính là do quá trình học phân biệt chính tả từ vựng được từ mầm non đến tiểu học không được chu đáo, cẩn thận.

Đặc biệt môn văn học lại có những ví dụ sai kinh điển như bài văn tả về cô giáo của học sinh lớp 7 viết: “Cô giáo em rất say mê chồng người”. Bài viết được đánh giá là rõ ràng, khá hay. Tuy nhiên cậu học trò này đã gán cho cô giáo cái tội “lăng nhăng” đi ham mê chồng của người khác. Chính vì câu sai không đúng chỗ ấy mà bài kiểm tra xơi con ngỗng ngon lành.

Hay cái sai nghiêm trọng trong câu: “Trúc sinh trúc đứng một mình/ Em sinh em đứng một mình cũng sinh”. Nguyên bản câu đó là: "Trúc xinh trúc đứng một mình/ Em xinh em đứng một mình cũng xinh" vốn để nói về nét đẹp thuần khiết, trong sáng của thiếu nữ độ tuổi trăng tròn, thế mà bạn học trò nào lại vô tình hay hữu ý cho rằng cô gái có khả năng "sinh sản đơn tính", đứng một mình mà cũng sinh đẻ được như thường.

Nước nào hay Nước Lào?

Có những đứa khoái bắt lỗi chính tả năm 2024
Những biển hiệu như thế này không khó gặp trên đường

Tuy nhiên điều đáng nói là không ít thầy cô cũng sai chính tả không kém nên càng dạy học sinh cái sai.

Bạn Nguyễn Xuân Bách, học sinh lớp 10 trường THPT Đ.V tâm sự chính cô giáo của cậu cũng nói ngọng. "Hôm trước giờ thể dục dưới sân trường, nhân chuyện mất trộm cắp, cô giáo em bảo: “Các em nên khóa cửa cẩn thận vào". Bọn em cứ nghĩ là cô khuyên bảo phải cẩn thận nên chỉ vâng, rồi không ai động tĩnh gì. Cô phải nhắc lại là "nên" khóa cửa lớp vào thì bọn em mới hiểu ra là phải "lên lớp khóa cửa vào ngay".

Hay như một cậu bạn viết thư tỏ tình với cô bé lớp bên, cậu ta ghi: “Hôm nay, bạn đẹp nắm. Đôi mắt bạn như biết lói, ló làm tớ thấy hồi hộp vô cùng khi bạn niếc mắt nhìn tớ. Tớ rất thích bạn dồi đấy”. Hôm sau anh chàng vui mừng nhận lại được thư nhưng vỏn vẹn dòng chữ: “Học lại chính tả đi ấy ơi”.

Không ít thầy cô giảng bài vẫn “lước lào” thì khó lòng học trò phân biệt đó là “nước Lào hay nước nào”? Đồng thời việc chấm bài, kiểm tra bài của giáo viên mà không cẩn thận, không chỉ rõ ra lỗi chính tả học sinh, khiến học sinh đã sai mà không biết là mình sai.

Phụ huynh Đào Thị Ngọc (Hải Phòng) chia sẻ có hôm kiểm tra bài của cô con gái lớp 4 mới tá hỏa con sai chính tả đến 4, 5 lỗi mà không thấy cô giáo phê bình, nhắc nhở gì cả. Thậm chí có lần cô giáo còn viết sai.

Một vài ví dụ điển hình trên cũng đủ thấy hệ quả của việc sai chính tả là khá nghiêm trọng và cần được khắc phục nhanh chóng. Các bạn học sinh đừng để gặp phải những hoàn cảnh dở khóc, dở cười như trên nhé.

Bạn cảm thấy cực khó chịu khi nhìn thấy một lỗi chính tả nhỏ xíu lẫn trong cả một biển chữ, thay vì dùng dấu chấm, tác giả lại dám dùng dấu phẩy ư? Điều này thật vô lý, bạn không thể chịu được sự bất cẩn này!

Trường đại học Michigan mới đây đã làm ra hẳn một nghiên cứu về hiện tượng tâm lý này, tôi tin chắc là bạn sẽ không thích kết quả nghiên cứu lắm đâu.

Có những đứa khoái bắt lỗi chính tả năm 2024

Cách bạn phản ứng với lỗi sai chính tả phần nào phản ánh một nét tính cách của bạn đấy.

Chỉ với một bài khảo sát nhỏ qua email tên "If You're House Is Still Available, Send Me an Email", các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một nhóm người "đặc biệt nhạy cảm với các lỗi chính tả". Họ đã yêu cầu 83 người đọc một loạt các văn bản chứa nhiều lỗi đánh máy (ví dụ như "teh" thay vì "the"), sai ngữ pháp (there hay they're) hay một văn bản hoàn hảo không một lỗi sai. Sau khi phải chịu đựng những văn bản toàn sạn như vậy, tình nguyện viên được hỏi xem họ phát hiện ra được bao nhiêu lỗi chính tả, và cảm giác của họ khi phải đọc chúng.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm ra mối liên kết giữa đặc tính nhạy cảm với lỗi sai chính tả với tính cách của người tham gia. Tình nguyện viên được yêu cầu hoàn thành bài trắc nghiệm tính cách Big Five (bài trắc nghiệm xác định mức độ của 5 loại tính cách: hướng ngoại, tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, dễ chịu, tâm lý bất ổn). Họ cũng được yêu cầu đoán xem người viết email là người như thế nào bằng cách đoán xem họ thông minh đến đâu, thân thiện ra sao với một thang điểm cho trước.

Có những đứa khoái bắt lỗi chính tả năm 2024

Chắc là trừ những lỗi quá dĩ nhiên như thế này.

Bạn có tò mò muốn biết kết quả không? Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có tính cách khó chịu thường tỏ ra nhạy cảm với lỗi sai hơn người bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhóm người này sở hữu tính cách "khó thông cảm dù chỉ là với những sai lầm nhỏ nhặt" trong truyền thuyết, thật ra đây chỉ là cách nói hoa mỹ dành cho những kẻ khó chịu thích thích săm soi lỗi ngữ pháp của người khác mà thôi.

Nghiên cứu cũng cho biết những người hướng ngoại thường có xu hướng bỏ qua những lỗi vặt này trong khi những người có lối sống khép kín lại rất để tâm đến chúng đồng thời ngấm ngầm đánh giá bản chất của người viết chỉ qua một vài con chữ. Nhóm đối tượng có chỉ số tận tâm cao và cởi mở thấp thường tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với lỗi đánh máy và trạng thái tâm lý không mấy ảnh hưởng đến khả năng này.

Chắc hẳn là sẽ có một vài người sẽ bị tổn thương vì kết quả nghiên cứu, nhưng suy cho cùng thì bài khảo sát cũng chỉ dựa trên có 83 người mà thôi. Nhóm người này không thể đại diện cho số đông được, chúng ta thử chờ đợi một vài nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai xem kết quả có thay đổi không nào.