Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này nội dung

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

[Đề thi số 2]

Phần I. Đọc hiểu [4 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn […]

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. […]

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

[...]

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

[Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004]

Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

 Câu 2: Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn [7-10 dòng] trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó? 

Câu 3: Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 4: Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

Phần II. Làm văn [6 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:

   “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

   Con thuyền xuôi mái nước song song,

   Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

   Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

       [Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2]

   “Gió theo lối gió, mây đường mây

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

   Có chở trăng về kịp tối nay?”.

       [Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2].

Gợi ý

Phần I: Đọc hiểu [4đ]

Câu 1: HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh

 Câu 2: 1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện [có dẫn chứng], sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Câu 3: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 4:

- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...

- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...

- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...

- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí [sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc], cơ bắp và trí tuệ [sức lao động], trái tim và tâm hồn [nhân cách, phẩm hạnh].

Hiệu quả của các biện pháp tu từ:

- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.

- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

Phần II: Làm văn [6đ]

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh]

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh].

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.

c. Đánh giá, nâng cao vấn đề

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Ngữ văn Lớp 11 Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

KỲ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I
NĂM HỌC 201… – 201…
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời
gian phát đề

MỤC TIÊU:

–   Đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 [cơ bản]. – Khảo sát bao quát nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo nội dung Đọc – hiểu, Làm văn với mục đích thông qua hình thức kiểm tra tự luận để: + Đánh giá ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức, kĩ năng đời sống xã hội và năng lực làm văn của HS học kì 1. + Đánh giá khả năng tạo lập văn bản của học sinh.

Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau:

Vận dụng các đơn vị kiến thức: + Đọc – hiểu về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, … + NLXH về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí.

+ Nghị luận văn học về các tác phẩm Chí Phèo [Nam Cao].

  1. Về kĩ năng: Kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản.
  2. Về thái độ: Có ý thức nâng cao năng lực làm văn của bản thân trong nhà trường.
  3. Về năng lực: Giúp HS phát triển các năng lực sau:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. – Năng lực giao tiếp. – Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học, và giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.

– Năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ… và thể hiện cảm xúc

  1. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA:
  2. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
  3. Thời gian làm bài: 120 phút.

III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
 

        Mức độ
 
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
I. Đọc -hiểu – Văn bản nhật dụng/văn bản nghệ thuật. Độ dài khoảng 200 chữ. – Phong cách ngôn ngữ của văn bản.
– Phương thức biểu đạt của văn bản.
– Xác định biện pháp tu từ và nêu được hiệu quả của biện pháp tu từ đó . – Hiểu   được nội dung văn bản, rút ra bài học liên hệ thực tế cuộc sống.
Số câu Số điểm

Tỉ lệ

2 0,5×2=1,0

10%

1 1,0

10%

1 1,0

10 %

4 3,0

30%

II.Tạo lập văn bản:
Câu 1
NLXH -Khoảng 200 chữ Trình bày suy nghĩ về vấn đề

xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần 1.

 Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.
Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 2

20%

1 2

20%

Câu 2
NLVH
Nghị luận về một tác phẩm tự sự giai đoạn 1930 -1945
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng   để viết một bài văn NLVH đạt yêu cầu.
Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 5

50%

1 5

50%

Tổng chung: Số câu Số điểm

Tỉ lệ

    2 1,0

10%

    1 1,0

10,%

    2 3,0

30%

    1 5,0 50%     6 10

100%

BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
Phần I: Đọc – hiểu [3 điểm]: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…


        Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất…”.
[Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy].
  1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. [0,5đ]
  2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. [0,5đ]
  3. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố… [1,0đ]
  4. Từ câu nói: Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn, Anh /chị rút ra được bài học gì?[1,0đ]

Phần II: Làm Văn[7 điểm]
Câu 1 [2 điểm]:
Viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trong phần đọc hiểu:“…những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất…”.
Câu 2 [5 điểm]: Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

“ Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.


Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
– Vải hôm nay bán mấy?
– Kém ba xu dì ạ.
– Thế thì còn ăn thua gì!
– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.
Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm
Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. [Trích “Chí Phèo” của Nam Cao , sgk Ngữ văn 11, tập 1].
 
KỲ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I
NĂM HỌC 201… – 201…
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời
gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM.
Phần I: Đọc –hiểu [3,0điểm]:

  1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [0,5 đ].
  2. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm [0,5 đ].
  3. Biện pháp nghệ thuật: So sánh một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố… giúp chúng ta biết quý trọng công sức lao động mình bỏ ra và biết tự trọng trong cuộc sống. [1,0 đ].
  4. Câu nói : Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Cho ta thấy được cuộc sống rất đa dạng, phong phú, phức tạp có tốt – xấu, bạn- thù … và hãy sống  lạc quan, có niềm tin.[1,0đ]

 Phần II: Làm văn [7,0 điểm]
Câu 1. [2,0 điểm]
–Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập một đoạn văn nghị luận. Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp….
– Giải thích được ý kiến của câu nói “bắt nạt người khác”,” dễ bị đạnh bại nhất…”.                                                                             
[0,5 điểm] – Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề : Đồng ý hoặc không đồng ý, đồng một phần.. [1,0 điểm] + Luận cứ đầy đủ, tiêu biểu… + Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, toàn diện. – Rút ra bài học liên hệ. [0,5 điểm]

Câu 2. [5,0 điểm]


* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
  1. a] Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận [0,5 điểm]:

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. – Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

  1. b] Xác định đúng vấn đề cần nghị luận [0,5 điểm]:

* Thí sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau:

  Nội dung Thang điểm
                NLVH A. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, khái quát vấn đề nghị luận.
B. TB:
–  Sự thức tỉnh của Chí phèo.
+Nghe thấy những thanh âm của cuộc sống tiếng chim hót ngoài kia, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ về…,” + Nhớ lại quá khứ với ước mơ nhỏ bé, ấm áp “ có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…” + Nhận thức được thực tại đớn đau của bản thân “hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời …đói rét, ốm đau và cô độc…” – Nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật: Nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí,lời văn nửa trực tiếp,đối thoại và độc thoại nội tâm;kết hợp giữa tự sự và biểu cảm;  giọng văn linh hoạt nhà văn như nhập vào dòng nội tâm của nhân vật để làm sống dậy những bi kịch đau đớn của Chí phèo…Chí Phèo chính là nhân vật điển hình cho số phận đau khổ người nông dân trước cách mạng tháng tám. –   Ý nghĩa của đoạn trích .

C. KB: Khẳng định  thành công nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm và dóng góp của tác giả.

0,5   4,0 1,5             1,25         0,75  

0,5

Chí Phèo

Video liên quan

Chủ Đề