Công thức thuốc bảo vệ thực vật

Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển vũ bão...

Skip to content

Có khi nào quý vị đặt câu hỏi rằng các ký hiệu trên bao bì nhãn mác các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật như EC, SC, CS, WP, EW… Vậy cùng TH-AGRICARE cùng tìm hiểu các ký hiệu này thể hiện điều gì và mang ý nghĩa gì nhé!

Ký hiệu CS, EC, SC, WP, EW trong thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Mỗi loại hóa chất đều mang một công thức cấu thành hoạt động riêng biệt. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của các sản phẩm này đều là dùng để kiểm soát các loài sâu bệnh và côn trùng có hại trong nhà. Tùy vào ký hiệu mà các thành phần hoạt chất sẽ khác nhau và cách thức hoạt động cũng khác nhau.

Ký hiệu CS – Dịch treo viên nang

Chữ “CS” trên thuốc bảo vệ thực vật nghĩa là Capsule Suspensiondịch treo viên nang, là sự kết hợp của một hoạt chất được gói trong vỏ polymer lơ lửng trong nước với chất phân tán và làm ướt.

Hóa chất có ký hiệu CS là những loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, dùng để bảo vệ cây trồng và kiểm soát các loài côn trùng gây hại trong nhà. Thuốc trừ sâu công thức CS được pha loãng trong nước, chúng tạo thành các huyền phù tự phát với các hạt siêu nhỏ có kích thước từ 0.1 – 20µm (micromet). Khi phun, chất nhũ tương loãng (phụ gia) giúp loại thuốc trừ sâu này đi vào cơ thể côn trùng nhanh và chính xác hơn, giúp kiểm soát hiểu quả các loài gây hại.

Ưu điểm

  • Không mùi
  • Độc tính thấp
  • Hạn sử dụng lâu dài
  • Thân thiện với môi trường
  • Hiệu quả cao
  • Dễ sử dụng, an toàn
  • Hàm lượng dung môi thấp hoặc không có

Nhược điểm

  • Phải pha loãng với nước để sử dụng
  • Tỷ lệ hòa tan cao
  • Có thể gây dị ứng da
  • Thường đắt tiền

Tham khảo các sản phẩm thuốc trừ sâu

Ký hiệu EC – Nhũ tương đậm đặc

Chữ “EC” in trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật nghĩa là Emulsifiable Concentratedạng nhũ tương đậm đặc, là loại hóa chất phổ biến nhất trong các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Thuốc thuộc dòng EC cần được pha loãng với nước để sử dụng, chúng tạo thành một chất nhũ tương tự phát, với các giọt nhũ tương trong phạm vi kích thước 0,1 đến 1,0μm (micromet).

Ưu điểm

  • Phổ biến, dễ mua được
  • Hoạt tính sinh học tương đối cao
  • Hiệu quả cao

Nhược điểm

  • Sử dụng dung môi đắt tiền có chứa VOC có hại
  • Dung môi có thể ảnh hưởng đến nhựa và cao su trong bình xịt
  • Cần pha với nước để sử dụng
  • Sử dụng dung môi hòa tan trong nước có thể gây ra vấn đề kết tinh thành phần hoạt chất khi pha loãng

Cùng tìm hiểu ký hiệu trên bao bì phân bón tại Việt Nam

Ký hiệu SC – Huyền phù đậm đặc, chất rắn phân tán trong nước.

Chữ “SC” trên các loại thuốc trừ sâu nghĩa là Suspension Concentratedạng huyền phù đậm đặc, là hoạt chất rắn phân tán trong nước. SC đã trở nên phổ biến do các lợi ích như không có bụi, dễ sử dụng và hiệu quả so với các loại thuốc công thức nhũ tương đậm đặc (EC) và công thức dạng bột (WP). Để tạo thành một SC ổn định, thành phần hoạt chất phải không tan trong mọi điều kiện nhiệt độ.

Ưu điểm

  • Tính an toàn cao cho người sử dụng
  • Không mùi
  • Thân thiện với môi trường
  • Hiệu quả mạnh
  • Tồn lưu lâu dài trên các bề mặt
  • Tỷ lệ hòa tan với nước thấp

Nhược điểm

  • Mắc tiền
  • Có thể gây dị ứng cho da

Ký hiệu WP – Bột tan trong nước

Chữ “WP” trong thuốc trừ bệnh hại nghĩa là Wettable Powderdạng bột tan trong nước. Hóa chất công thức WP được sử dụng không phổ biến như các công thức EC hoặc SC, tuy nhiên các sản phẩm dòng WP cũng cho hiệu quả cao trong việc kiểm soát sâu bệnh cho cây. Hóa chất với ký hiệu WP đều có hoạt chất chính là Lambda Cyhalothrin đóng vai trò chủ đạo.

 Ưu điểm

  • Hòa tan nhanh trong nước (do là bột)
  • Không có mùi hôi
  • Kiểm soát được nhiều loài côn trùng
  • Ít nguy cơ gây dị ứng da

Nhược điểm

  • Vì là dạng bột nên bụi có thể bay khi gặp gió
  • Khó pha trộn trong bình phun loại nhỏ

Ký hiệu EW – Nhũ tương dầu trong nước

EW là viết tắt của chữ Concentrated Aqueous Emulsion, nghĩa là dạng nhũ tương dầu trong nước. Chúng có thể được coi là một sự thay thế an toàn hơn và thân thiện với môi trường hơn so với các chất nhũ tương cô đặc (EC). Công thức EW mang lại lợi ích về độc tính tế bào thấp hơn, dễ xử lý và tác động môi trường thấp hơn.

Các công thức EW được ổn định về mặt vật lý bằng các chất hoạt động bề mặt polyme được xác định cụ thể được kết hợp ở một mức độ thích hợp. Nhũ tương đã được thiết lập trong công thức và chỉ được pha loãng thêm trong hỗn hợp phun.

Ưu điểm

  • Dễ sản xuất
  • Hoạt tính sinh học tương đối cao
  • Ổn định hóa học tốt
  • Nhũ tương tự phát khi pha loãng

Nhược điểm

  • Sử dụng dung môi đắt tiền có chứa VOC có hại
  • Dung môi có thể ảnh hưởng đến nhựa và cao su trong bình xịt

Các sản phẩm thuốc trừ Bệnh tại TH-AGRICARE

Phân loại các dạng thuốc bảo vệ thực vật theo ký hiệu trên bao bì thuốc BVTV

Thuốc Hạt.

  • Ký hiệu: G hoặc GR (viết tắt của từ Granule).
  • Thuốc hạt được rải trực tiếp vào đất, không hòa với nước. Để lượng thuốc được rải đều trên ruộng, nên trộn thuốc với phân bón hoặc cát để rải.

Thuốc bột rắc

  • Ký hiệu: D (viết tắt của từ Dust)
  • Thuốc bột rắc được dùng để rải lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống.

Thuốc dạng hạt hoặc bột hòa tan trong nước

Thuốc hạt phân tán trong nước

  • Ký hiệu: WDG (WaterDispersible Granule), DG (Dispersible Granule), WG (Wettable Granule).
  • Thuốc được hòa với nước để phun lên cây

Thuốc bột hòa nước

  • Ký hiệu: WP (Wettable Powder), DF (Dry Flowable)
  • Khi hòa với nước, hạt thuốc mịn sẽ lơ lửng trong nước tạo thành dạng huyền phù

Thuốc bột tan trong nước

  • Ký hiệu: SP (Soluble Powder), WSP (Water Soluble Powder)
  • Khi hòa với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước.
  • Lưu ý: Đối với các dạng thuốc hạt và thuốc bột, khi pha thuốc vào nước cần phải khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan hết và phân tán đều mới bảo đảm hiệu quả khi phun thuốc

Thuốc dạng nước

Thuốc dạng nhũ dầu

  • Ký hiệu: EC (Emulsifiable Concentrate), ME (Micro-Emulsion), EW(Water-based emulsion), OD (Oil Dispersion), OS (Oil Soluble), SE(Suspo-Emulsion).
  • Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc có màu trắng như sữa (nhũ dầu).

Thuốc dạng dung dịch

  • Ký hiệu: SL (Soluble Liquid), L (Liquid), AS (Aqueous Solution)
  • Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc là một chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

Thuốc dạng huyền phù (thuốc sữa)

  • Ký hiệu: FL (Flowable Liquid), FC (Flowable Concentrate), SC(Suspensive Concentrate), F (Flowable), FS (Flowable Concentrate
  • Trước khi sử dụng phải lắc đều chai thuốc.

Những lưu ý khi phối hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau

Khi cần phải phối hợp nhiều loại thuốc có dạng khác nhau, cần chú ý nguyên tắc:

  • Thuốc bột trước, thuốc nước sau
  • Thuốc dung dịch trước, thuốc nhũ dầu sau.

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của Việt Nam)

Công thức thuốc bảo vệ thực vật
Mức độ cảnh báo độ nguy hiểm thuốc BVTV

Trên đây, TH-AGRICARE đã giải thích ý nghĩa các ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc bảo vệ thực vật. Hy vọng sẽ giúp bà con biết thêm và lựa chọn các loại thuốc trừ bệnh phù hợp với khí hậu, thời tiết và cây trồng của nhà mình.

  • Công thức thuốc bảo vệ thực vật

    Gọi điện
  • Công thức thuốc bảo vệ thực vật

    Nhắn tin
  • Công thức thuốc bảo vệ thực vật

    Chat Zalo
  • Công thức thuốc bảo vệ thực vật

    Facebook