Cử nhân và kĩ sư khác nhau như thế nào năm 2024

Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang quan tâm khi lựa chọn ngành học và nghề nghiệp. Bằng cử nhân và bằng kỹ sư là hai loại bằng đại học phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Trong bài viết này, TNUT E-Learning sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về bằng cử nhân và bằng kỹ sư, cũng như cơ hội việc làm của từng loại.

1. Khái niệm về cử nhân và kỹ sư là gì?

Cử nhân và kĩ sư khác nhau như thế nào năm 2024
Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Trước khi giải đáp câu hỏi “Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?” thì hãy cùng tìm hiểu cái nhìn tổng quan về bằng cử nhân và kỹ sư là gì? Cử nhân và kỹ sư đều là những danh hiệu học vị được cấp sau khi hoàn thành một khoá học đại học. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cử nhân và kỹ sư năm ở khía cạnh chuyên môn và mức độ kiến thức chuyên sâu

1.1. Bằng cử nhân là gì?

Cử nhân là một danh hiệu học vị cơ bản, nó được cấp cho những người đã hoàn thành chương trình đại học. Bằng cử nhân được cấp cho những sinh viên tốt nghiệp những khối ngành kinh tế, tự nhiên, sư phạm, luật, nhân văn,… Thời gian đào tạo chương trình cử nhân thường là 4 năm. Cử nhân tập trung vào việc trang bị kiến thức tổng quan và cơ bản trong lĩnh vực học của mình. Người cử nhân có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau và thường đảm nhận vai trò chuyên gia về các khía cạnh xã hội, kinh tế, văn hóa và nhân văn.

1.2. Bằng kỹ sư là gì?

Kỹ sư là một danh hiệu học vị chuyên sâu hơn. Để trở thành một kỹ sư, người ta cần hoàn thành chương trình đào tạo ngành kỹ thuật trong trường đại học hoặc cơ sở giáo dục kỹ thuật tương đương. Kỹ sư được đào tạo về các kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và thực hành trong lĩnh vực bạn chọn. Với những kiến thức và kỹ năng này, kỹ sư có khả năng thiết kế, phát triển, vận hành và duy trì các hệ thống kỹ phức tạp trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, điện tử, cơ khí, xây dựng,…

\>> Xem thêm: Review học đại học trực tuyến – Giải pháp không thể bỏ qua

2. Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Theo số liệu của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2020, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp hệ chính quy là 87%, trong đó sinh viên có việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo(69%). Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật (90%) và nhóm ngành tự nhiên kỹ thuật và công nghệ (85%). Số liệu thống kê cho thấy sự phân hoá các ngành nghề cũng như những nhóm ngành hiện nay. Vậy sự khác biệt giữa cử nhân và kỹ sư sẽ như thế nào có thể tìm hiểu ngay dưới đây:

2.1. Về chương trình đào tạo

Bằng cử nhân: Chương trình đào tạo bằng cử nhân thường tập trung vào lý thuyết và cơ sở văn hoá. Sinh viên sẽ được học nhiều môn tổng quát và cơ bản, nhưng ít có cơ hội thực hành và ứng dụng kiến thức vào thực tế. Bằng kỹ sư: Chương trình đào tạo bằng kỹ sư thường tập trung vào thực hành và ứng dụng nên yêu cầu khối lượng học tập sẽ nhiều hơn. Sinh viên sẽ được học nhiều môn chuyên ngành và nâng cao, cũng như được tham gia nhiều dự án, thực tập và đồ án liên quan tới ngành học.

2.2. Về thời gian đào tạo

Bằng cử nhân: Thời gian đào tạo bằng cử nhân thường là 3-4 năm. Tuy nhiên, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của sinh viên. Điều này cho phép họ nhanh chóng tham gia vào lĩnh vực công việc mình mong muốn.

Bằng kỹ sư: Thời gian đào tạo bằng kỹ sư thường là 5 năm kéo dài thêm 1-2 năm so với cử nhân. Đây là thời gian tiêu chuẩn để sinh viên có thể hoàn thành đủ số tín chỉ và đồ án tốt nghiệp.

2.3. Lĩnh vực công việc và tiềm năng thu nhập

Bằng cử nhân và bằng kỹ sư đều có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường. Các sinh viên ra trường với bằng kỹ sư thường có trình độ cao hơn bằng cử nhân 1 bậc. Vậy nên có thể giúp họ dễ dàng tìm kiếm việc làm và có mức lương cao hơn trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật.

Cử nhân: Cơ hội việc làm của bằng cử nhân khá rộng mở và đa dạng. Họ có thể làm việc trong các ngành như quản lý, tài chính, giáo dục, nghệ thuật và lĩnh vực xã hội. Mức thu nhập khởi điểm có thể thấp hơn so với kỹ sư.

Kỹ sư: Cơ hội việc làm của bằng kỹ sư khá chuyên môn và hạn chế. Thường tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và khoa học. Số liệu thống kê cho thấy, mức thu nhập của kỹ sư thường ổn định và có khả năng tăng lên nhanh chóng với kinh nghiệm và chuyên môn cao cấp.

2.4. Tính linh hoạt và khả năng chuyển đổi công việc

Cử nhân: Có sự linh hoạt lớn hơn trong chuyển đổi công việc và lựa chọn. Họ có thể dễ dàng chuyển từ một lĩnh vực sang lĩnh vực khác nếu muốn.

Kỹ sư: Thường tập trung vào lĩnh vực cụ thể và cần kiến thức chuyên môn. Mặc dù họ có thể làm việc trong nhiều vị trí trong lĩnh vực kỹ thuật, việc chuyển chuyển sang lĩnh vực khác không liên quan có thể gây khó khăn hơn.

\>> Xem thêm: Đại học trực tuyến – Nên học đại học trực tuyến ở đâu?

3. Nên lựa chọn là một cử nhân hay là kỹ sư

Cử nhân và kĩ sư khác nhau như thế nào năm 2024
Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?

Bài viết trên đã giúp bạn bạn hiểu được cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào. Vậy thì nên lựa chọn việc học bằng cử nhân hay kỹ sư. Điều này là quyết định quan trọng đối với sự nghiệp và nó đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây một số yếu tố quan trọng để bạn xem xét trước khi đưa ra quyết định:

  • Đam mê – Năng khiếu: Nếu đam mê của bạn về kỹ thuật công nghiệp hay khoa học tự nhiên, bằng kỹ sư có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn hứng thú với các ngành nhân văn , xã hội, nghệ thuật và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian,… lựa chọn bằng cử nhân có thể là con đường đúng đắn.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Yếu tố này rất quan trọng, liệu bạn muốn trở thành một chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể hay muốn phát triển kiến thức đa ngành và kỹ năng tổng quát để làm nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó mà bạn định hướng tương lai mình là cử nhân hay kỹ sư.
  • Triển vọng nghề nghiệp: Mặc dù bằng kỹ sư thường đi kèm với mức khởi điểm cao hơn. Tuy nhiên mức lương và cơ hội việc làm có thể khác nhau theo ngành, địa điểm và thời gian. Một số ngành cử nhân như kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin cũng có cơ hội hấp dẫn. Thông tin thị trường lao động và dự đoán tương lai của ngành cũng nên được xem xét.

\>> Xem thêm: Cập nhật mới nhất danh sách các trường đào tạo đại học từ xa

Tổng kết

Những thông tin TNUT vừa chia sẻ đã giúp cho mọi người trả lời được câu hỏi “Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?”. Cử nhân và kỹ sư là hai loại bằng đại học khác nhau. Tùy vào sở thích, khả năng và mục tiêu của bạn mà có thể lựa chọn phù hợp với bản thân. Quan trọng nhất, hãy tự đặt ra câu hỏi về mong muốn của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về hướng học vấn của mình. Bạn có thể truy cập vào trang web https://tnut.vn/ của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên tham khảo về các ngành nghề bao gồm cả cử nhân và kỹ sư nhé!

Kỹ sư học bao nhiêu năm?

Thông thường, chương trình đào tạo bằng kỹ sư sẽ kéo dài lâu hơn so với bằng cử nhân. Hiện do có sự không thống nhất giữa các trường đào tạo nên cùng một ngành nhưng có trường lại cấp bằng kỹ sư, có trường cấp bằng cử nhân. Thường cử nhân sẽ đào tạo trong 4 năm và kỹ sư đào tạo trong 5 năm.

Kỹ sư là người như thế nào?

Kỹ sư (hay Kĩ sư - theo tiếng lóng; Bác vật - từ cũ ở miền Nam), là danh từ chỉ học vị của người đã qua đào tạo chuyên môn về khoa học ứng dụng; bao gồm kỹ thuật về thiết kế, nghiên cứu phân tích, hệ thống cấu trúc (kiến trúc và cấu tạo xây dựng), sáng chế, công nghệ, thử nghiệm máy móc, vật liệu cùng một số chuyên ...

Học 4 năm là bảng gì?

Bằng cử nhân (tiếng anh còn gọi là Bachelor's degree) là một loại bằng được cấp cho những sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành mà mình chọn như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,... ở bậc đại học. Đây là một trong những loại bằng thuộc văn bằng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật gọi là gì?

Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành kỹ thuật được cấp bằng kỹ sư; ngành kiến trúc cấp "bằng cử nhân"; ngành dược cấp "bằng dược sĩ" hoặc "bằng cử nhân".