Của cho không bằng cách cho là gì năm 2024

Cho và nhận là một việc không hề đơn thuần. Nó bao hàm nét văn hóa, sự chân thành và tế nhị của người cho, người nhận. Cho làm sao mà người nhận không hề cảm thấy mình đang được thương hại là cả một nghệ thuật.

Điều này thể hiện ở… cách cho! Có lẽ ai cũng biết câu ông bà ta dạy: “Của cho không bằng cách cho”. Người nhận sẽ vui biết bao khi nhận được thứ mình cần, khi cảm thấy mình rất được tôn trọng, mình đang được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với người sung túc, đủ đầy hơn mình.

Trong cuộc sống ngày nay ngày càng có nhiều đoàn và nhiều người làm từ thiện. Điều này thật đáng quý với tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Cuộc sống nhiều người khá giả hơn và họ biết cho đi những điều mình may mắn hơn những người khác.

Còn nhớ dịp vào năm học mới, nhiều em học sinh vui mừng khi có chiếc xe đạp mới để đến trường chứ không phải chạy chiếc xe một đoạn bị tuột xích, xẹp lốp! Có nhiều đoàn rất cẩn thận trong cách cho. Họ đề nghị cán bộ địa phương khảo sát thật kỹ. Có bao nhiêu em khó khăn, đang cần xe đạp, trong đó có mấy nam, mấy nữ để mua xe dàn ngang hay dàn thấp cho phù hợp với từng em. Cẩn thận hơn, có đoàn còn mang theo hộp đồ nghề. Sau khi nhận xe, những em thấp nhỏ được các chú trong đoàn từ thiện “đo ni” lại hai chân, hạ yên xe xuống để các em ngồi cho vừa, không phải vừa đạp, vừa với chân mới tới bàn đạp…

Nhân dịp Tết Trung thu mới đây cũng vậy, với mục đích để tất cả trẻ em nghèo có quà bánh, lồng đèn, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã đến với trẻ em nghèo bằng cả tấm lòng. Sự tình nguyện, tinh thần chia sẻ này thật đáng trân trọng. Xã hội luôn cần có những tấm lòng vàng như thế để ánh trăng trung thu sáng hơn, tròn trịa hơn. Trẻ em ở khắp nơi cũng nhờ thế được đón cái tết đoàn viên thật ý nghĩa. Nhưng vẫn còn có một số nơi tổ chức còn sơ sài, dẫn đến sự nhầm lẫn trong phát quà, mất trật tự khi các em tham gia trò chơi…

Chưa trật tự, chưa biết xếp hàng vẫn là “tâm lý đám đông” không mấy tốt đẹp mà chúng ta đã nói khá nhiều. Thế nên, cần phải có cách cho - nhận thật chan hòa, trật tự và ấm áp. Tặng quà, tặng cả tấm lòng như thế càng ý nghĩa biết bao!

Câu hỏi: Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!

Trả lời:

Phần 1: THÁI ĐỘ

Có phải nghèo đói là một chọn lựa?

Mỗi buổi sáng, tôi đi bộ tầm hai mươi phút từ trường đến nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm, thuộc giáo phận Cubao, Philippines để tham dự thánh lễ. Dọc theo con đường N. Domingo quen thuộc, tôi bắt gặp những người nghèo, người ta xếp họ vào nhóm những “gia đình đường phố”. Gọi như vậy vì mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, và kiếm sống đều diễn ra ngoài đường, trên các vỉa hè, góc phố.

Tôi thắc mắc. Tại sao lại có quá nhiều người nghèo như vậy? Và tôi đem những thắc mắc này vào lớp học. Tôi nhớ hôm ấy là vào tiết xã hội học (Sociology of Change), giáo sư đã cười khi tôi hỏi, và ông quyết định cho lớp tôi nghỉ học vào buổi học tiếp theo. Lớp tôi được đưa đến Trung Tâm Nội Trú dành cho trẻ em (Children’s Residential Center), do các xơ dòng Thánh Augustine Nữ phụ trách. Sau một ngày chơi đùa với các em (nữ) và trò chuyện với xơ phụ trách ở trung tâm, tôi hiểu rằng: nghèo đói chưa bao giờ là một chọn lựa! Không ai muốn mình nghèo cả. Và lại còn nghèo “bền vững” nữa. Giống như những đứa trẻ ở trung tâm vậy. Mỗi gương mặt mỗi câu chuyện và cái nghèo khác nhau. Không phải tất cả các em đều mồ côi, hoặc không có người thân, hoặc không có nhà để về. Có em vì gia cảnh túng thiếu, nên phải vào đây để các xơ nuôi dạy và cho đi học. Có em vì là nạn nhân của bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục bởi cha đẻ của mình, có em bị bỏ rơi khi mới vài tháng tuổi… Có mấy ai biết đằng sau nụ cười hồn nhiên lúc ban ngày là những nổi ám ảnh kinh hoàng khi đêm xuống. Là những cơn ác mộng và những vết thương chưa được chữa lành… Vậy đó, càng hiểu sẽ càng thương!

Trở về trường, tôi bắt đầu viết bài thu hoạch. Tôi ngừng than phiền tại sao cuộc sống này có quá nhiều vấn đề, quá nhiều đau khổ! Thay vào đó, tôi chất vấn chính mình với câu hỏi: Tôi sẽ làm gì cho người nghèo? Và thái độ của tôi như thế nào khi đối diện với họ. Thương hại? Xét đoán? Hay bao dung và đáp ứng những điều họ cần ngay lúc này? Có ba điều xảy ra trong tôi. Thứ nhất, tôi ý thức hơn về sự hiện diện của người nghèo xung quanh mình. Thứ hai, nhờ đi ra khỏi vùng an toàn và tiện nghi đang sống, tôi có cơ hội hiểu họ hơn. Và cuối cùng, vì đã hiểu, nên tôi ngừng xét đoán. Quả thật, đừng vội xét đoán ai, nhất là người nghèo, nếu chúng ta không dành thời gian để hiểu về những gì họ trải qua. Tôi đã quá vội. Vội hơn những bước chân vội vã của mình, để rồi bỏ lỡ những khoảnh khắc nhìn thấy anh chị em mình phải ngồi co ro chờ trời sáng vào những ngày đông lạnh, để rồi có giấc ngủ muộn màng vào lúc bình minh.

Phần 2: ĐỐI TƯỢNG CHO VÀ NHẬN

Có phải người nghèo luôn là người nhận?

Dưới chân trạm xe điện Betty Go Belmonte, tôi thường thấy những đứa trẻ tay cầm lon, mặt mày lắm lem bụi bẩn. Cứ thấy người ngang qua là chìa cái lon về phía họ, mặt tươi cười khi nghe tiếng leng keng từ những đồng xu rơi xuống, mà không có những tiếng leng keng ấy, chúng cũng vẫn vô tư trở lại đùa giỡn với nhau. Trẻ em vẫn mãi là thiên thần vô lo và vô tư. Duy có điều, những thiên thần bé nhỏ “lắm bụi đường” này đã được cuộc đời khó khăn cơ cực dạy cho khả năng sinh tồn từ rất sớm, và hơn thế nữa, dạy chúng làm quen và coi như bình thường khi bị từ chối mà vẫn an yên. Đó là CÁCH NHẬN mà tôi học được từ những đứa trẻ đường phố trước khi bản thân tôi bắt đầu giúp đỡ ai, hay CHO ĐI một điều gì. Đó là: dù được người giúp đỡ, ban tặng hay không, thì bản thân cũng không để vụt mất niềm vui tự tại.

Về phần mình, tôi tìm cách tiếp cận lũ trẻ. Mỗi buổi chiều tôi kéo ống nước ra ngoài cổng để tưới cây cảnh. Lúc đầu chưa quen tôi, lũ trẻ cứ đi qua đi lại, thèm nghịch nước lắm nhưng còn e dè. Chúng kéo nhau năm bảy đứa chạy nhảy quanh khu vực tôi tưới cây. Biết con nít thích nước, tôi ra hiệu ngoắc tay một cái, và chúng như được mở cờ trong bụng. Vậy đó, món quà “ra mắt” đầu tiên tôi trao cho chúng là nụ cười sảng khoái hòa trong làn nước mát, làm trôi đi những bụi bẩn đã bám chặt thân thể bao ngày. Tôi nhớ khoảnh khắc Bà Vê-rô-ni-ca lau mặt Chúa. Và điều làm tôi ấn tượng nhất đó là: Chúa đã in mặt vào khăn của bà! Chắc bà vui lắm. Cũng như tôi bây giờ vậy. Tôi thấy mình thật hạnh phúc khi được ngắm nhìn những gương mặt ngời sáng niềm vui của lũ trẻ. Như vậy, cũng chính nơi cái nghèo trong các em, tôi lại nhận được những tiếng cười trong trẻo, chân thật, sảng khoái, và bình an… Những điều quý giá ấy làm cho người lớn như tôi thấy thật ấm áp. Và tôi biết mình không phải là người duy nhất cho đi. Chính những đứa trẻ đường phố cũng đã cho tôi niềm vui, tiếng cười trong sự gặp gỡ này. Có qua - có lại mới vui. Cuộc sống mà! Đâu ai nghèo đến nỗi không có gì để cho!

Phần 3: ĐỘNG CƠ THÚC ĐẦY

Thiên Chúa đối với người nghèo như thế nào?

Không biết bao nhiêu lần Thánh Kinh đề cập đến người nghèo, cái nghèo, và một Thiên Chúa của người nghèo. Cụ thể nhất là nơi con người Đức Giêsu. Ngài có một mối bận tâm sâu sắc đến những người thấp kém trong xã hội. Trên những nẻo đường rao giảng, nhiều lần Ngài đã chạnh lòng trước người nghèo, người bất hạnh, và những nỗi thống khổ của họ. Ngài đến với họ, đồng bàn với họ, chạm vào họ, cho họ ăn, và dạy dỗ họ nhiều điều. Không chỉ vậy, Ngài còn khích lệ những ai theo Ngài hãy quảng đại giúp đỡ người nghèo khi tuyên bố rằng: Quả thật, Thầy nói cho anh em biết, “mỗi lần anh em làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là anh em đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Mà “làm như thế” là làm gì? Thưa đó là “khi Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,35-36).

Đức ái của người Ki tô hữu bắt nguồn từ tình yêu thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chúng ta có một Thiên Chúa không ngại “trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl 2,7) là Đức Giêsu Kitô, và Ngài cũng muốn lan tỏa tâm tình sống này cho tất cả mọi người, để rồi chúng ta có thể bắt chước Ngài, nhạy bén lắng nghe, và thấu hiểu, và đáp ứng những nhu cầu của anh chị em mình.

Phần 4: QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỨC ÁI

Ưu tiên cho người nghèo: chọn lựa hay bổn phận?

Trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng số 187, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở mỗi Kitô hữu rằng: “Mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi trở thành một dụng cụ của Thiên Chúa cho việc giải phóng và thăng tiến người nghèo, và giúp họ là thành viên đầy đủ của xã hội. Việc này đòi chúng ta phải mở lòng và chăm chú lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và đến cứu giúp họ.” Ngài còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp của Tin Mừng chính là sự “chọn lựa vì những người hèn mọn nhất, những người bị xã hội loại trừ”. Nói như Thánh Phaolô: chúng ta không được bỏ quên người nghèo, vì chính Đức Giêsu là người đầu tiên chọn lựa cách sống ấy. Như vậy, ưu tiên cho người nghèo, vừa là một chọn lựa của đức ái, nhưng cũng là bổn phận của mỗi người Kitô hữu, những người mang trong tim tình yêu của Đức Kitô.

Trở lại vấn đề giúp đỡ người nghèo. Tôi muốn nói về cách thức chúng ta giúp đỡ. Có người chỉ cần một bữa ăn no trong ngày là hạnh phúc lắm rồi; kiểu như ăn gì cũng được, miễn được ăn. Có người thì không cần ăn, chỉ cần tiền để mua sữa cho con. Lại có người cần được thay đổi tâm thức để có thể tự sinh tồn, vì vốn dĩ họ còn rất trẻ, và có thể dùng sức lao động của mình mà làm việc và trang trải cuộc sống; nhưng vì một lý do nào đó, họ lại thụ động. Hơn nữa, việc cho người nghèo, người ăn xin những gì thuộc về vật chất xem ra khá dễ dàng và đơn giản. Chỉ cần dừng lại, móc ví ra, và bỏ vài đồng lẻ cho họ rồi bước đi. Chúng ta có thể cho mà không mảy may suy nghĩ về họ sau đó.

Tuy nhiên, một khi đã đặt ưu tiên cho người nghèo như một chọn lựa và cũng là bổn phận, chúng ta sẽ để họ trong tâm trí, và tìm đáp ứng những nhu cầu của họ, cả vật chất lẫn tinh thần. Việc thay đổi não trạng và thái độ sống thụ động của họ thật không dễ dàng. Sự giáo dục, môi trường xã hội, và điều kiện sống có ảnh hưởng rất lớn đến trình trạng nghèo của họ. Trường học, bệnh viện không phải là nơi người nghèo có thể dễ dàng ra vào. Vậy nên, sẽ có lúc chúng ta thấy tiếc khi giúp người không xứng đáng vì nhận ra họ lười biếng, nhưng việc đó thì dễ chịu hơn nhiều so với việc ta bỏ lỡ cơ hội để trợ giúp kịp thời và tức thời những ai đang cần. Đó sẽ là điều làm ta day dứt không nguôi.

Bạn thân mến!

Chúng ta không bênh vực cho thái độ sống lười biếng, không chịu làm việc mà chỉ biết cậy chờ sự giúp đỡ của người khác. Đối với những trường hợp như vậy, chúng ta cần tìm hiểu và có “cách cho” khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy cho đi. Vì trong cái nghèo có vạn kiểu nghèo như được đề cập ở trên. Hãy yêu thương họ trước, rồi sau đó, chúng ta sẽ có cách hiểu được nhu cầu thật sự của họ.

Cầu chúc cho trái tim bạn luôn hướng về người nghèo như bạn đã từng, và kinh nghiệm sự gặp gỡ Chúa qua gương mặt của anh chị em chung quanh, đặc biệt là những người nghèo.

Của cho không bằng cách cho có ý nghĩa gì?

Cho, biếu, tặng ai một thứ gì đó thường là thể hiện tấm lòng, tình cảm, sự quan tâm của người trao với người nhận. Trong cuộc sống, có nhiều lý do khiến người ta muốn cho/biếu/tặng quà: lễ tết, sinh nhật, việc hỷ hay ốm đau, khó khăn, hoạn nạn..., đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.