Đặc điểm của phân vi sinh là gì

  • Batman

    _ Đặc điểm:

    + Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống

    + Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng

    + Bón phân vi sinh vật không làm hại đất.

    _ Cách sử dụng:

    + Phân vi sinh có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

    + Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.

    Trả lời hay

    4 Trả lời 19/08/21

    • Mỡ

      Đặc điểm của phân vi sinh vật

      - Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn

      - Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định

      - Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

      Sử dụng phân vi sinh vật

      - Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

      - Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất

      Trả lời hay

      1 Trả lời 19/08/21

      • Ma Kết

        - Đặc điểm của phân vi sinh vật [Phân chứa những vi sinh vật có ích]: Phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.

        - Cách sử dụng phân vi sinh vật: Để tạo môi trường thích hợp nhất cho các vi sinh vật phát triển ta thường tẩm hoặc trộn phân vào hạt, rễ cây trước khi reo, ngoài ra cũng có thể bóng trực tiếp vào đất.

        0 Trả lời 19/08/21

        Phân bón hữu cơ là dòng phân bón khá phổ biến đối với người nông dân. Trong các loại phân bón hữu cơ, không thể không kể đến phân vi sinh. Vậy phân bón vi sinh là gì? Có những loại vi sinh nào? Nó có khác phân bón hữu cơ vi sinh không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

        >>Để hiểu thêm về phân bón vi sinh, xem thêm: phân bón hữu cơ là gì? ngay nhé

        Phân bón vi sinh là gì?

        Phân bón vi sinh hay phân vi sinh thuộc loại phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích. Đây là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

        Thông qua việc bón phân, các loại vi sinh sẽ cung cấp vào trong đất. Các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân hóa học ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

        Phân bón vi sinh là gì?

        Có rất nhiều loại phân bón vi sinh, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của cây trồng mà chọn loại phân vi sinh có chủng loại vi sinh khác nhau như: phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân hay phân vi sinh kích thích tăng trưởng…

        >>Phân bón sinh học là loại phân bón như nào? Xem ngay phân bón sinh học là gì ngay nhé

        Các loại phân bón vi sinh phổ biến

        1. Phân bón vi sinh cố định đạm

        Nitơ đóng vai trò là nguyên tố quan trọng đối với cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng Nitơ trong đất lại khá ít, chủ yếu Nitơ tự nhiên có nhiều trong không khí [chiến 78,16%]. Nhưng nguồn Nitơ này lại không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng sử dụng được nguồn Nitơ khổng lồ này, cần phải chuyển hóa thông qua quá trình cố định Nitơ dưới tác dụng của vi sinh vật

        Tác dụng của phân vi sinh cố định đạm

        Phân vi sinh cố định đạm chứa 1 hoặc nhiều vi sinh vật cố định đạm. Loại phân này có nhiều tác dụng rất tốt cho cây trồng.

        +] Cố định đạm [N] từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa N cho đất và cây trồng, bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.

        +] Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh hơn

        +] Giảm 30 – 50% chi phí phân đạm hóa học

        +] Giảm tỷ lệ sâu bệnh 25 – 50% so với phân bón truyền thống

        +] Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng

        +] Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ

        + ]Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vật nuôi và con người.

        +] Có thể bón trực tiếp cho cây trồng trước khi thu hoạch

        Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm

        +] Tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng. Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay.

        +] Bón trực tiếp vào đất

        Phân bón vi sinh cố định đạm được chia thành 2 loại: cộng sinh và liên kết.

        +] Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh là vi khuẩn Rhizobium sống trong các nốt sần của các cây họ đậu. Cố định nitơ cộng sinh đã được nghiên cứu hơn một trăm năm nay. Phân bón Rhizobium đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, loại phân này đang được nghiên cứu  áp dụng.

        Vi sinh vật cố định đạm có trong các nốt sần

        +] Vi sinh vật cố định đạm liên kết [hội sinh] sống ở vùng rễ cây trồng. Các vi sinh vật này cung cấp nguồn Nitơ cho cây trồng, còn cây trồng cung cấp nguồn cacbon [C] cho vi sinh vật. Hai thành phần này cung cấp thức ăn cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.

        2. Phân bón vi sinh chuyển hóa và phân giải lân

        Cũng giống như Nitơ, Photpho cũng rất cần thiết đối với cây trồng. Nó tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, làm tăng sự phát triển của rễ.

        Cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được [thông thường hiệu suất sử dụng P của cây trồng không quá 25%]. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hòa tan.

        Phân bón vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân chính là giải pháp của vấn đề này. Bón phân vi sinh vật này sẽ cung cấp photpho dễ tan cho cây trồng, không làm chua đất và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn.

        3. Phân bón vi sinh phân giải các chất mùn, hợp chất hữu cơ

        Vi sinh vật phân giải các chất mùn [ có nguồn gốc  xenlulozo]  là các chủng vi sinh sử dụng xenlulozo để phát triển và sinh trưởng. Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn  [ tên thường gọi: phân vi sinh phân giải xenlulozo] là phân bón chứa một hay hỗn hợp các  chủng vi sinh vật phân giải xenlulozo.

        Các loại vi sinh vật này đều được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để đạt được  với mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn, để giúp ích cho cây trồng

        +] Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng

        +] Nâng cao năng suất cây trồng

        +] Nâng cao khả năng chống chịu thời tiết khắc nhiệt và sâu bệnh cho cây trồng

        +] Tăng độ màu mỡ của đất

        Đặc biệt, loại phân bón này còn không độc hại nên có thể bón trực tiếp vào cây trồng trước khi thu hái chỉ vài ngày.

        4. Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng

        Ngoài các loại phân vi sinh vật trên, phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng cũng khá quan trọng. Các vi sinh vật có khả năng kích thích sự sinh trưởng cho cây trồng, kích thích sự phát triển của bộ rễ. Bộ rễ cây trồng phát triển khỏe mạnh sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.

        Phân bón vi sinh khác phân bón hữu cơ vi sinh ở điểm nào?

        >> Bạn muốn tìm hiểu lỹ về loại phân bón hữu cơ vi sinh, xem ngay phân bón hữu cơ vi sinh là gì ngay nhé

        Các đặc điểm phân hữu cơ vi sinh khác với phân vi sinh là:

        Phân bón vi sinh khác phân bón hữu cơ vi sinh ở điểm nào?

        Qua bài viết, chúng ta đã giải đáp được thắc mắc phân bón vi sinh là gì? Phân vi sinh khác phân hữu cơ vi sinh ở điểm nào. Bạn cần mua các loại phân vi sinh hay những loại phân bón khác, hãy đến với hóa chất VNT chúng tôi. Luôn đề cao giá trị của khách hàng, Chúng tôi luôn phục vụ khách hàng hết mình.

        Liên hệ đặt hàng đề nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay nhé!!

        Chủ Đề