Dân quân tự vệ có vai trò như thế nào

Lực lượng dân quân tự vệ huyện Phong Điền, Cần Thơ, huấn luyện báo động chiến đấu mục tiêu trên không. [Ảnh: Trọng Đức/TTXVN]

Trong thế trận Quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở lấy dân “làm gốc,” động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Dân quân tự vệ là lực lượng đầu tiên cầm súng để bảo vệ địa phương, địa bàn cơ sở và tạo thế cho lực lượng chủ lực tác chiến trên địa bàn. Trong thời bình, dân quân tự vệ cũng là chỗ dựa vững chắc trong công tác giữ vững an ninh chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn hoặc tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Chính vì thế, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp” làm nòng cốt thực hiện công tác quân sự - quốc phòng ở cơ sở là một trong những chủ trương, chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước.

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân [22/12/1989-22/12/2019], phóng viên đã cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu [Bộ Quốc phòng].

- Thiếu tướng có thể cho biết vai trò của lực lượng Dân quân tự vệ trong thời gian qua?

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân: Trong những năm qua, lực lượng Dân quân tự vệ đã rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương như phối hợp với bộ đội biên phòng và các lực lượng khác để tuần tra bảo vệ biên giới; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống chữa cháy rừng, cứu hộ cứu nạn trên bộ và trên biển; tham gia cùng với các lực lượng ban ngành của địa phương thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… với tổng số trên 10 triệu lượt ngày công.

Đội dân quân trực chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng [Thanh Hóa] đang luyện tập bắn máy bay Mỹ năm 1965. [Ảnh: Ngọc Cẩn/TTXVN]

Trên thực tế, dân quân tự vệ là lực lượng đầu tiên được huy động để làm nhiệm vụ ở địa phương. Đặc biệt, khi chiến tranh xảy ra, dân quân tự vệ cũng là lực lượng đầu tiên nổ súng để bảo vệ địa phương, địa bàn cơ sở và tạo thế cho lực lượng chủ lực tác chiến trên địa bàn.

[Ngày Toàn quốc kháng chiến: Dấu mốc trọng đại trong dòng chảy lịch sử]

Đối với thời bình, dân quân tự vệ cũng là là lực lượng đầu tiên được huy động phối hợp với bộ đội chủ lực tham gia các nhiệm vụ như khắc phục hậu quả thiên tai, giữ vững an ninh chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn hoặc tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế. Thực tế khẳng định dân quân tự vệ là lực lượng được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao, được nhân dân tin cậy.

- Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, việc xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đã được triển khai như thế nào trong suốt nhiều năm qua thưa Thiếu tướng?

- Thiếu tướng Phạm Quang Ngân: Việc huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm đã được quy định cụ thể trong Luật Dân quân tự vệ. Cụ thể: Dân quân thường trực sẽ huấn luyện 60 ngày/năm; dân quân cơ động huấn luyện 15 ngày/năm; dân quân năm thứ 2 trở đi huấn luyện 12 ngày/năm; dân quân rộng rãi, tại chỗ sẽ huấn luyện theo đợt 7 ngày/năm.

Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là Vững mạnh – Rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt chú trọng phát triển lực lượng dân quân tự vệ ở các địa bàn biên giới, hải đảo, các khu vực trọng điểm về quốc phòng an ninh và những địa bàn khó khăn.

Cục Dân quân tự vệ đặc biệt chú ý xây dựng một số mô hình mới như: xây dựng hải đội dân quân biển, xây dựng các chốt dân quân ở tuyến biên giới đất liền gắn với điểm dân cư để tạo “phên dậu” vững chắc bảo vệ biên giới.

Dân quân Nam Ngạn, Thanh Hóa, luyện tập chiến đấu năm 1965. [Ảnh: Ngọc Cẩn/TTXVN]

Hiện nay, tổng số lượng dân quân tự vệ trên cả nước của chúng ta khoảng 1,5 triệu người, chiếm 1,4% dân số; trong đó tỷ lệ dân quân tự vệ là Đảng viên chiếm 24%.

Bên cạnh đó, Cục Dân quân tự vệ cũng phối hợp chỉ đạo các địa phương xây dựng dân quân tự vệ phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa bàn. Trong đó, đối với cấp thôn phải có lực lượng dân quân tại chỗ, cấp xã có trung đội cơ động. Đối với cấp huyện thì căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng tùy từng địa bàn có thể xây dựng tiểu đội cho đến trung đội dân quân thường trực, đại đội dân quân pháo phòng không, các trung đội dân quân 12 ly 7, dân quân công binh, y tế, trinh sát… để đảm bảo cho yêu cầu nhiệm vụ.

Hiện nay, với kết quả xây dựng và huấn luyện, khi có tình huống xảy ra trên địa bàn thì lực lượng dân quân tự vệ hoạt động sẽ có hiệu quả và đủ điều kiện để hoàn thành các nhiệm vụ được giao như: chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp để giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn hay công tác phòng chống thiên tại, khắc phục hậu quả thiên tai…

- Bên cạnh việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ, công tác xây dựng mô hình tự vệ ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng đã được lưu tâm. Xin ông cho biết rõ hơn về sự cần thiết của mô hình này?

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân: Việc xây dựng mô hình tự vệ ở các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân không hề đơn giản. Chính vì vậy, Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về “điều kiện tổ chức tự vệ trong Doanh nghiệp.” Bởi trong điều kiện tình hình hiện nay, Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, mà đã là lực lượng vũ trang thì yêu cầu phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chúng tôi cho rằng rất cần thiết phải đặt ra điều kiện xây dựng tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp.

[Đề nghị bổ sung quy định bắt buộc lập đơn vị tự vệ ở doanh nghiệp]

- Song song với công tác xây dựng lực lượng tại chỗ, việc giáo dục quốc phòng an ninh cũng là một khâu hết sức quan trọng trong thế trận Quốc phòng toàn dân, thưa ông?

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân: Cục Dân quân tự vệ với chức năng là cơ quan Thường trực của Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh Trung ương do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng. Vì thế, trong suốt các năm quan, Cục Dân quân tự vệ đã tham mưu cho các đơn vị, địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên. Đến nay, cơ bản các đối tượng trong nhiệm kỳ này được giáo dục quốc phòng an ninh đều đạt trên 80%.

Ngoài ra, cục Dân quân tự vệ còn phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan liên quan, hàng năm tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các chức sắc, chức việc tôn giáo trên các địa bàn và đến nay đã tổ chức được 14 lớp.

- Xin cám ơn Thiếu tướng!

Lực lượng dân quân tự vệ huyện Phong Điền, Cần Thơ, huấn luyện sử dụng vũ khí cối 60 ly. [Ảnh: Trọng Đức/TTXVN]

[Vietnam+]

A, ĐẶT VẤN ĐỀ Dân quân tự vệ [DQTV] là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và Ủy ban nh©n d©n cao cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phßng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương” Cả nước hiện có khoảng 1,6% dân số tham gia lực lượng dân quân tự vệ . Đây là sức mạnh của LLVT Việt Nam, là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tại mỗi địa phương, lực lượng này luôn xung kich trong mọi phong trào chiến lược về quốc phòng - an ninh. Lực lượng: Tinh, gọn, mạnh DQTV giữ vai trò chiến lược trong phát động chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, làm chuyển biến so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Dân quân du kích tự vệ có nhiệm vụ nặng nề trong xây dựng và bảo vệ địa phương, là lực lượng nòng cốt bổ sung và phục vụ đắc lực cho yêu cầu chiến đấu của bộ đội chủ lực Thực tiễn lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam đã chứng minh rằng, lực lượng dân quân tự vệ luôn luôn giữ vai trò chiến lược trong chiến tranh nhân dân. Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân. Sức mạnh đó đã đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bị mất nước đến những thắng lợi rực rỡ trong cao trào kháng Nhật, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Do vai trò chiến lược, do những thành tích to lớn và sự 1trưởng thành vượt bậc, dân quân tự vệ đã xứng đáng là một bộ phận trọng yếu trong lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng của Tổ quốc ta. Trong quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến lược chiến tranh nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ đóng một vai trò to lớn . Từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng dân quân, tự vệ luôn phát huy tác dụng to lớn trên nhiều mặt công tác và chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa . Đánh giá vị trí, vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ Quốc, vô luân kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lược lượng đó, bức tường đó, thì kẻ địch nào cũng phải tan rã “ . Đặc biệt trong tình hình phức tạp hiện nay, dân quân tự vệ càng có vai trò quan trọng 2B, NỘI DUNG 1. Nguyên tắc thứ nhất: Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chínhChăm lo xây dựng tổ chức DQTV vững mạnh về chính trịViệc lựa chọn kết nạp DQTV phải duy trì nghiêm ngặt chế độ xét duyệt về chính trị và theo hướng dân bàn, dân cử, dân nuôi, dân kiểm tra, dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời phải tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ nòng cốt chính trị trong DQTV, lựa chọn đảng viên trẻ, đoàn viên, thanh niên, quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành tham gia DQTV. Thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng đối tượng Đảng trong DQTV, thanh niên sẵn sàng nhập ngũ để đẩy mạnh công tác phát triển Đảng nhằm nâng cao tỷ lệ đảng viên trong lực lượng DQTV và làm nguồn cho đội ngũ cán bộ cốt cán sau này. Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục bản chất giai cấp công nhân, tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho DQTV: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, phải đổi mới, nâng cao chất lượng, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chính trị cho DQTV. Có thể bắt đầu từ những vấn đề chính trị bức xúc hiện nay đang tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ mà giải quyết những vấn đề đó bắt buộc phải tư duy qua việc nhận thức, hiểu biết về đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; qua các khâu trung gian cần thiết, dẫn dắt mọi người nhận biết một cách tự giác, làm cho họ tự lý giải được những vấn đề nảy sinh hàng ngày, hàng giờ. 3Nâng cao trách nhiệm và năng lực,trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị đối với lực lượng DQTV. Để tiến hành tốt công tác Đảng, công tác chính trị [CTĐ, CTCT] ở các đơn vị DQTV; người chính trị viên [CTV] DQTV phải nắm vững Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Pháp lệnh DQTV; chức trách, nhiệm vụ CTV; nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ quân sự các cấp, mệnh lệnh của người chỉ huy, hướng dẫn của CTV và cơ quan chính trị cấp trên, nắm vững nhiệm vụ và tình hình mọi mặt của DQTV, tình hình quốc phòng- an ninh ở địa phương, cùng với người chỉ huy nghiên cứu, quán triệt nhiệm vụ, đánh giá tình hình, đề xuất với Đảng uỷ [Chi uỷ] chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác quân sự ở địa phương, cơ sở, có kế hoạch phân công tổ chức thực hiện chủ trương đó. Thời gian tập trung học tập chính trị, huấn luyện quân sự hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được quy định như sau:Lực lượng tại chỗ từ 5 đến 7 ngày;Lực lượng cơ động, binh chủng chiến đấu là 7 ngày;Các phân đội làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu là 10 ngày;Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách tự vệ các doanh nghiệp Nhà nước từ 10 đến 15 ngày;Cán bộ chỉ huy lực lượng tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là 5 ngày.4Khi có yêu cầu cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian huấn luyện cho các đối tượng nói trên có thể kéo dài hơn do Chính phủ quy định.Xây dựng và bố tri lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn, thành thị Sẵn sàng ứng trực, chiến đấu trị anỞ phường, xã, dân quân được tổ chức thành 1 tiểu đội thường trực, 1 trung đội cơ động trong đó có các phân đội binh chủng; mỗi tổ dân phố có 1 tiểu đội hoặc một phân đội chiến đấu tại chỗ. Còn tại các cơ quan, DN, tự vệ được tổ chức theo các ban chiến đấu, trực sản xuất. Trong các tiểu đội, trung đội, DQTV được chia thành nhiều bộ phận chuyên nghiệp như: thường trực, cơ động, chiến đấu tại chỗ, công binh, y tế, quân báo, trinh sát, thông tin để sẵn sàng vào vị trí chiến đấu khi có tình huống xảy ra.Đối với DQTV bận rộn nhất là mùa mưa bão. Cùng với dự bị động viên, họ sẽ là lực lượng chính, trực chiến 24/24 giờ khi có báo bão. Cơn bão số 6, số 7 vừa qua, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đều huy động DQTV tại các xã, các cơ quan, xí nghiệp, DN tham gia trực. Nơi nào có mưa lũ xảy ra, họ cùng tham gia cứu hộ, cứu nạn.Dân quân ở phường, xã kết hợp với CA, thanh niên để tham gia bảo đảm ATGT, trật tự địa bàn; phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão. Cái khó lớn là đối với lực lượng dân quân, vì phần lớn lực lượng là nông dân, buôn bán nhỏ tham gia nên trình độ văn hóa còn thấp, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... Khả năng nắm bắt, tiếp thu văn bản pháp luật và ứng xử trước các tình huống xảy ra còn chậm và kém. Hầu hết tại các địa phương, chế độ chính sách, phụ cấp dành cho DQTV là chưa có. Một số cơ 5

Video liên quan

Chủ Đề