Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Giáo dục công dân lớp 6 trang 4 sách Cánh diều

Giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần khởi động, khám phá và phần luyện tập vận dụng trang 4. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về truyền thống của gia đình, dòng họ.

Soạn Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều được Download.vn biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK trang 4 →8, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn GDCD 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Cả lớp cùng nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh", nhạc và lời Ngọc Lễ

Trả lời câu hỏi:

- Nội dung của bài hát nói lên điều gì?

- Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.

Gợi ý đáp án:

- Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.

- Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.

II. Khám phá GDCD 6 bài 1

1. Truyền thống của gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 5 bài 1 GDCD 6 [Cánh Diều]

a] Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?

b] Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?

c] Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý đáp án

a] Gia đình Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. Ba người con của Giáo sư Tôn Thất Tùng đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y.

b] Truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc....

c] Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 6 bài 1 GDCD 6 [Cánh Diều]

a] Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?

b] Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?

Gợi ý đáp án

a] Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm. Sau đó chị đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng.

b] Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.

3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 7 bài 1 GDCD 6 [Cánh Diều]

- Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?

- Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?

Gợi ý đáp án

- Tình huống 1: Tiến đã biết tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.

- Tình huống 2: Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.

III. Luyện tập GDCD 6 bài 1

Câu 1

Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy

D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.

Gợi ý đáp án

- Em đồng ý với các ý kiến: A, C

- Em không đồng ý với các ý kiến: B, D

Câu 2

Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đổi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!

a] Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao ?

b] Em có thể học tập được điều gì ở Bình?

Gợi ý đáp án

a] Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng. Vì Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn.

b] Điều em học tập được ở bạn Bình: Bạn Bình hiểu truyền thống của gia đình, biết ơn các thế hệ đi trước và có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình dòng họ

Câu 3

Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động?

Gợi ý đáp án

Dòng họ em là dòng họ nổi tiếng về sự hiếu học, hiếu thảo của con cháu trong gia đình. Tiếp nối truyền thống đó. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học tập tốt, đạt kế quả cao, yêu thương anh chị em và lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ để xứng đáng và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

IV. Vận dụng GDCD 6 bài 1

Câu 1

Em hãy lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình theo các bước sau:

- Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ mình.

Dòng họ em là dòng họ nổi tiếng về sự hiếu học, hiếu thảo của con cháu trong gia đình. Tiếp nối truyền thống đó, em luôn biết vâng lời, lễ phép, kính trên nhường dưới và cố gắng phấn đấu, chăm chỉ học tập để đạt được kết quả học tập cao nhất, xứng đáng là người con, người cháu của dòng họ

- Lập kế hoạch chi tiết về giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp.

Kế hoạch: Em sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học này.

+ Thời gian: Năm học lớp 6

+ Các bước thực hiện: Đi học, tự học tại nhà, tự kiểm tra, tham gia thi tại trường.

+ Biện pháp thực hiện: Học tập chăm chỉ, tập trung trên lớp, tự học tại nhà và học hỏi ông bà, bố mẹ và các anh chị trong gia đình.

+ Người hỗ trợ: Thầy cô, bạn bè, gia đình.

- Thực hiện kế hoạch đề ra.

Câu 2

Thử làm “Phóng viên nhí”

Em hãy phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ của em hoặc các dòng họ xung quanh về truyền thống của dòng họ mình. Sản phẩm của các em sẽ được trưng bày trong lớp vào tuần học tiếp theo.

Gợi ý đáp án

Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn

VD:

? Ông hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình ạ?

? Theo cô, có phải chúng ta cần giữ gìn và phát huy tất cả các truyền thống của gia đình và dòng họ không ạ?

? Theo bạn, cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ ạ?

? Bác có đồng ý giới thiệu về truyền thống của dòng họ mình lên các trang mạng xã hội không ạ?

? Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của ông ạ?

Bước 2: Liên hệ nhân vật phỏng vấn.

Bước 3: Chuẩn bị đạo cụ phỏng vấn: điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm.

Bước 4: Chọn địa điểm phỏng vấn.

Bước 5: Tiến hành phỏng vấn, quay video, chụp ảnh.

Bước 6: Biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện.

Cập nhật: 20/09/2021

Đề bài

Em hãy rút ra bài học về đạo đức, ý thức công dân và ghi vào vở.

Lời giải chi tiết

- Mỗi gia đình đều có những truyền thống tốt đẹp cần phải gìn giữ và phát huy. Chúng ta cần biết tự hào và trân trọng, làm rạng danh dòng họ tổ tiên.

- Giữ gìn truyền thống gia đình là tiếp nối phát triển, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với thế hệ trước.

- Giữ gìn truyền thống gia đình giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.

Loigiaihay.com

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Bài tập 1
  • Bài tập 2
  • Bài tập 3
  • Bài tập 4
  • Bài tập 5
  • Bài tập 6
  • Bài tập 7

Bài tập 1

Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

Phương pháp giải:

- Em nêu định nghĩa của phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Từ những bài học, em hãy giải thích ý nghĩa của việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trong cuộc sống của con người.

Lời giải chi tiết:

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Giữ gìn, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ truyền lại từ đời trước. Bên cạnh việc giữ gìn thì chúng ta cần phải nối tiếp, phát huy những giá trị tốt đẹp đó cho nhiều người được biết đến, làm được điều đó, chúng ta thấy rất tự hào và cảm ơn ông cha đã để lại những giá trị nhân văn cao cả cho đời đời con cháu về sau.

- Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:

+ Giúp ta có them kinh nghiệm, động lực trong cuộc sống

+ Giúp ta có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách

+ Nỗ lực hơn nữa để vươn tới thành công

+ Việc giữ gìn và phát huy truyền thống làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.

Bài tập 4

Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ là thể hiện

A. thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. lí do phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 2. “Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ” là câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi nào dưới đây?

A. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. Cho biết cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Cho biết nguyên nhân phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 3. Trong những hành vị dưới đây, hành vị nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Giữ gìn mọi thói quen, cách làm cũ của gia đình, dòng họ

B. Xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ

C. Tự ti vì gia đình không có ai học hành cao

D. Chê bai những thói quen không tốt của gia đình, dòng họ

Câu 4. Trong những hành vi đưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Chỉ làm theo cách mà ông bà, cha me đã làm

B. Bảo vệ và giữ gìn mọi thói quen cũ của gia đình, dòng họ

C. Không muốn theo nghề của gia đình vì cho rằng đó là nghề tầm thường

D. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển 

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Nói và làm những việc theo ý thích của mình, không quan tâm đến danh dự của gia đình, dòng họ

B. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ

C. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ

D. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ

Câu 6. Minh luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Việc làm của Minh cho thấy Minh là người:

A. Biết phát huy truyền thống của dòng học

B. Bảo thủ, lạc hậu

C. Coi thường truyền thống gia đình

D. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ

Phương pháp giải:

Các câu hỏi trên học sinh có thể dung phương pháp loại trừ để có thể đưa ra câu trả lời đúng nhất.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: A

Bài tập 5

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1: Trang là con út trong một gia đình ở nông thôn. Nhiều đời nay, trong dòng họ của Trang không có ai đỗ đạt hay làm chức vụ gì quan trọng. Trang thấy không có gì để tự hào về dòng họ của mình.

Thông tin 2. Gia đình Giàng A có truyền thống làm thầy mo, thấy cúng. Vì vậy, Giàng A thường xuyên nghỉ học để giúp cha mình đi cúng chữa bệnh cho mọi người.

Thông tin 3. Bố mẹ Long đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Long rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bổ mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả.

Câu hỏi:

- Em đồng tình hay phản đối việc làm của Trang, Giàng A, Long trong thông tin trên? Vì sao?

- Em hãy nêu một số biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ?

- Nếu là bạn của Trang, Giàng A và Long, em sẽ khuyên các bạn điều gì để thể hiện đúng đắn lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin sau đó phân tích các nhân vật trong từng câu chuyện.

+ Trang thấy không có gì để tự hào về dòng họ mình làm nông ở quê nên không có người đỗ đạt cao.

+ Giàng A tự ý nghỉ học để giúp bố hành nghề thầy mo thầy cúng – một phong tục mê tín dị đoan cần được bài trừ

+ Long dựa dẫm vào bố mẹ có chức vụ cao nên bỏ bê việc học tập.

- Nêu những biểu hiện của việc phát huy những truyền thống tốt đẹp và các phong tục lạc hậu.

- Đóng vai thành bạn của Trang, Giàng A và Long để đưa ra lời khuyên.

Lời giải chi tiết:

- Em phản đối việc làm của Trang, Giàng A, Long trong thông tin trên.

Những hành vi trên là những hành vi không tôn trọng, giữ gìn nét đẹp, truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình. Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó bạn Giàng A đang cổ xúy, giúp đỡ bố hành nghề thầy mo – một phong tục mang tính mê tín dị đoan cần được bài trừ trong xã hội.

- Biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ như:

+ Bỏ tục tảo hôn sớm, hủ tục bắt vợ, kế hoạch hóa gia đình.

+ Bài trừ các phong tục mê tín dị đoan

+ Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy

+ Luôn tôn trọng và tự hào về những truyền thống của gia đình mình

+ Vừa biết cách giữ gìn vừa biết cách phát huy những truyền thống, làng nghề truyền thống gia đình dòng họ.

-  Nếu là bạn của Trang, Giàng A và Long, em sẽ khuyên các bạn như sau:

+ Nếu là bạn của Trang: Gia đình nào cũng có truyền thống tốt đẹp chính vì thế Trang không nên tự ti mà có suy nghĩ rằng dòng họ Trang không có gì tự hào vì đơn giản những truyền thồng tốt đẹp như chăm chỉ, cần cù, sống trong sạch thiện lương cũng là một truyền thống tốt đẹp. Trang nên học tập thật tốt để có thể phát huy cũng như để dòng họ mình có thêm những truyền thống tốt đẹp hơn

 + Nếu là bạn của Giàng A: Việc bạn cứu giúp người khác khi hoạn nạn là rất đáng quý nhưng Giàng An không nên thường xuyên nghỉ học như vậy. Việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi đứa trẻ bạn có thể tranh thủ những lúc rảnh rỗi để giúp đỡ gia đình và những người xung quanh. Và quan trọng hơn nữa bạn có thể đưa ra lời khuyên đến bố và dân làng về những điều bạn học được ở trường, khuyến khích người dân nên đi bệnh viện để khám và chữa bệnh chứ không chỉ dựa vào cúng bái như vậy.

+ Nếu là bạn của Long em sẽ khuyên bạn như sau:  Long không nên ỉ lại và dựa vào bố mẹ như vậy, nếu Long không cố gắng học tập tốt cho dù bố mẹ Long có giỏi đến đâu thì cũng không giúp được Long. Bạn nên tự mình nỗ lực, vun đắp kiến thức như vậy mới nối tiếp được nghề của bố mẹ và bố mẹ sẽ rất tự hào về bạn.

Bài tập 6

Em hãy viết khoảng 10 dòng giới thiệu về một tấm gương giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mà em cảm phục. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó.

Phương pháp giải:

Giới thiệu một tấm gương về việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết trong cuộc sống làm em cảm phục và bài học mà em rút ra cho bản thân mình từ câu chuyện trên.

Lời giải chi tiết:

Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ của Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triền kinh tế. Dung cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó khăn của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

Thông qua hình ảnh của bạn Dung, bài học em rút ra cho bản thân là: Cho dù cuộc sống có vất vả, khó khăn đến đâu thì gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc nhất để em dựa vào. Chính vì có truyền thống cần cù, chịu khó, nỗ lực hết mình của gia đình mà em có động lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Bài tập 7

4 nhóm HS hãy vẽ và thuyết trình ngắn gọn ứng với 4 câu tục ngữ sau:

- Đói cho sạch rách cho thơm

- Chị ngã em nâng

- Trên kính, dưới nhường

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

Phương pháp giải:

Học sinh hoạt động nhóm và sử dụng kỹ năng vẽ tranh, thuyết trình để hoàn thiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của các câu tục ngữ trên là:

+ Đói cho sạch rách cho thơm: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.  Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

+ Chị ngã em nâng: Câu tục ngữ được hiểu là miêu tả hành động khi chị ngã thì em sẽ nâng chị dậy. Câu tục ngữ nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, nó là một bí quyết gìn giữ tình cảm hạnh phúc gia đình và cũng là một ngọn đuốc sáng trên con đường đời mà chúng ta đang đi.

+ Trên kính, dưới nhường: Ý nghĩa thành ngữ trên kính dưới nhường có nghĩa là đối với những người lớn tuổi luôn biết kính trọng, lễ phép, đối với những người nhỏ hơn mình thì nhường nhịn bỏ qua những lỗi lầm mà họ làm sai đối với mình. Cũng như câu luôn kính trọng thầy cô giáo đã có công dạy chúng ta nên người, cũng đừng vì những lời lẽ mà, đôi khi chúng ta phải để giải quyết mọi chuyện.

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở: là câu tục ngữ nόi về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phἀi học để cό được cάch ᾰn ở, giao tiếp, cάch đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề