Đăng ký tạm trú cho người thuê nhà 2022

Luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2021 có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó, người dân khi đăng ký tạm trú sẽ không cần chủ nhà trọ đồng ý.

Theo quy định của Luật Cư trú mới, người dân khi đăng ký tạm trú sẽ không cần chủ nhà trọ đồng ý. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Tại Điều 30 Luật cư trú 2006 và Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật này yêu cầu người dân khi đi đăng ký tạm trú phải nộp các giấy tờ sau:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp [trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú]. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý.

Như vậy, theo quy định trên, để đăng ký tạm trú tại nơi dự định chuyển đến, người dân cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ. Đặc biệt, khi đăng ký tạm trú tại nhà thuê phải được sự đồng ý của người cho thuê. Và nếu chủ trọ không đồng ý thì đồng nghĩa với việc người dân không thể đăng ký tạm trú.

Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2021, khi Luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực, người dân khi đi đăng ký tạm trú sẽ không cần chủ nhà trọ đồng ý. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020, khi đi đăng ký tạm trú, người dân chỉ cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

Đăng ký tạm trú cho người thuê nhà là thủ tục cần thiết và đơn giản mà chủ nhà cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Cùng Chợ Tốt tìm hiểu tại đây.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà thực hiện tương đối đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng theo quy định của pháp luật. Bài viết hôm nay Chợ Tốt Nhà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đăng ký tạm trú, cách đăng ký tạm trú cho người thuê nhà.

Thma khảo giá thuê phòng trọ TP.HCM:

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Điều kiện một người đăng ký tạm trú

Để đăng ký tạm trú thì cư dân cần đảm bảo một số điều kiện theo khoản 1 Điều 30 tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH năm 2013 của Luật Cư trú.

Công dân cần đảm bảo điều kiện để đăng ký tạm trú, tạm vắng

Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân cần thực hiện đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục, để được cấp sổ tạm trú với một số điều kiện cụ thể như sau:

  • Người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc địa phương [xã, phường, thị trấn] và công dân này không thuộc trong trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì cần phải đăng ký tạm trú tại công an khu vực trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến ở.
  • Trong trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng lại không sinh sống, làm việc hay học tập tại nơi đã đăng ký thì sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú của khu vực.

Thời hạn giải quyết giấy đăng ký tạm trú: trong 2 ngày làm việc công dân sẽ được cấp sổ tạm trú, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Lệ phí đăng ký tạm trú: cần thực hiện theo đúng quy định của hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 250/2016/TT- BTC.

Hồ sơ đăng ký tạm trú cho người thuê nhà

Thuê nhà 1 người ở TP.HCM giá rẻ:

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Theo Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 quy định người dân khi đăng ký tạm trú sẽ không cần sự đồng ý của chủ nhà trọ. Cụ thể theo Luật cư trú 2020 ở Khoản 1 Điều 28 yêu cầu người dân khi đi đăng ký tạm trú cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai báo thay đổi thông tin cư trú: Nếu người đăng ký tạm trú chưa đủ tuổi vị thành niên thì trong tờ khai cần ghi rõ ràng đã được sự đồng ý của phụ huynh [cha mẹ] hoặc người giám hộ. Chỉ trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  • Những giấy tờ hoặc tài liệu để giúp chứng minh được chỗ ở đăng ký là hợp pháp.

Người đăng cần đăng ký tạm trú phải đến cơ quan đăng ký cư trú ở địa phương nơi dự kiến tạm trú để nộp hồ sơ đăng ký. Đây là cách đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê nhà cơ bản đầu tiên cần thực hiện.

Cần có đơn đăng ký tạm trú trong hồ sơ

Trong trường hợp thuê, mượn hoặc ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đi đăng ký tạm trú người đi đăng ký cần phải được sự đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi thông tin cư trú. Đồng thời ghi rõ họ tên và ngày tháng, năm và xuất trình chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ có xác nhận của công an khu vực nơi đăng ký thường trú.

Các giấy tờ nhằm để chứng thực chỗ ở là hợp pháp để được phép đăng ký tạm trú theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP gồm các giấy tờ như sau:

Giấy tờ, tài liệu để chứng minh được chỗ ở hợp pháp có thuộc quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ đảm bảo quyền sở hữu nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua các thời kỳ;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở [khi đã có nhà ở trên phần đất đó];
  • Giấy phép xây dựng nhà ở [đối với trường hợp pháp luật quy định phải cấp giấy phép];
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước hoặc giấy tờ về giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước.
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc các giấy tờ để chứng minh nhà ở đã được bàn giao hoặc giấy tờ chứng minh đã nhận nhà ở của doanh nghiệp được phép đầu tư xây dựng để bán.
  • Giấy tờ về mua, bán, cho, đổi, tặng, nhận thừa kế nhà ở đã được công chứng của UBND cấp xã tại địa phương;
  • Nếu là nhà được tặng như: nhà tình thương, nhà tình nghĩa, đại đoàn kết,…. thì cần có giấy tờ chứng minh của nhà nước;
  • Giấy tờ được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền;
  • Trong trường hợp công dân không đáp ứng được một trong những yêu cầu phía trên thì cần có giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã tại địa phương để chứng minh về nhà, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu và quyền sử dụng;

Cần đảm bảo đầy đủ hồ sơ hợp pháp khi đăng ký tạm trú

Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cho thuê, cho mượn hay cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

  • Văn bản cho mượn, cho thuê, cho ở nhà nhà ở hay nhà khác của các cơ quan tổ chức hoặc của cá nhân. Trong trường hợp văn bản cho thuê, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND địa phương cấp xã.
  • Đối với nhà ở tại thành phố trực thuộc trung ương thì công dân đi đăng ký tạm trú cần phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân đáp ứng tuân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương và phải có văn bản đồng ý của người cho thuê nhà, cho mượn, cho ở nhờ.

Trình tự đăng ký tạm trú cho người thuê nhà

Thuê phòng trọ Hà Nội giá tốt:

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Để đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê nhà thì cần thực hiện theo các bước hướng dẫn đăng ký tạm trú cho người thuê nhà dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục để đăng ký tạm trú

Bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ thủ tục để đăng ký tạm trú cho người thuê nhà như đã đề cập ở mục trên gồm các giấy tờ cần thiết như sau:

  • Tờ khai, phiếu báo thay đổi thông tin cư trú, tạm trú
  • Các giấy tờ để giúp công dân chứng minh chỗ ở hợp pháp
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ đã được công an địa phương nơi đăng ký thường trú xác nhận.
  • Trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà cho thuê, nhà mượn hoặc ở nhờ thì cần phải có văn bản đồng ý của chủ nhà đó.

Thủ tục đăng ký tạm trú cần đảm bảo đầy đủ

Bước 2: Nộp hồ sơ để đăng ký tạm trú

Công dân khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà thì tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn,… tại địa phương khu vực muốn tạm trú. 

Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu với các quy định về pháp luật cư trú, gồm các trường hợp như sau: 

  • Trường hợp công dân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ thực hiện viết giấy biên nhận trao cho người nộp;
  • Trường hợp công dân nộp hồ sơ đủ các điều kiện nhưng lại không hợp lệ do thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, hay các giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đảm bảo đầy đủ giấy tờ hồ sơ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại để người đến nộp hồ sơ thực hiện đúng và đầy đủ giấy tờ;
  • Trường hợp hồ sơ của công dân nộp không đủ điều kiện thì sẽ không được cán bộ tiếp nhận. Công dân sẽ được trả lời bằng văn bản cho công dân, trong đó sẽ nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả của hồ sơ đăng khi đăng ký tạm trú

Sau khi nộp hồ sơ hoàn tất và đầy đủ, hợp lệ thì công dân sẽ được nhận kết quả đăng ký tạm trú: Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày công dân nộp hồ sơ tạm trú đầy đủ, hợp lệ thì sẽ được đăng ký và cấp sổ tạm trú.

Lưu ý: 

  • Trường hợp công dân được giải quyết đăng ký tạm trú: khi nộp lệ phí đầy đủ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 theo Thông tư số 250/2016/TT-BTC;
  • Trường hợp nếu công dân không được giải quyết đăng ký tạm trú: thì công dân sẽ được nhận lại hồ sơ đã nộp.

Khi nhận được sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu thì công dân cần kiểm tra kỹ lưỡng lại các thông tin được ghi trong sổ [ký ghi rõ họ tên, ngày – tháng – năm mình nhận kết quả].

Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của ai?

Theo Luật cư trú năm 2020 quy định công dân có nghĩa vụ đăng ký nơi ở tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương để được cấp sổ tạm trú hợp pháp.

Theo đó, công dân khi chuyển đến sinh sống khác nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập, làm việc,… từ 30 ngày trở lên thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú tại công an địa phương. 

Thời hạn tạm trú được đăng ký tối đa là 2 năm và công dân có thể gia hạn nhiều lần sau khi tạm trú hết thời gian quy định.

Đăng ký tạm trú được nhà nước quy định là nghĩa vụ của công dân

Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: nếu không khai báo tạm trú thì cả người thuê và người cho thuê nhà đều sẽ bị phạt. Cụ thể như sau:

  • Đối với cá nhân, chủ hộ gia đình công dân nếu không thực hiện đúng quy định về việc đăng ký ký tạm trú, thường trú hay không điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, sổ hộ khẩu thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 vnđ.
  • Đối với cơ sở kinh doanh lưu trú nếu không thực hiện khai báo, thông báo lưu trú với cơ quan công an theo đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt được quy định là từ 1.000.000 đến 2.000.000 vnđ.
  • Trong trường hợp công dân cho người nước ngoài thuê nhà ở nhưng lại không đảm bảo việc làm khai báo tạm trú thì người thuê nhà [người nước ngoài] sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 4.000.000 vnđ.

Hy vọng qua những chia sẻ về việc đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, Chợ Tốt Nhà sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích để áp dụng và thực hiện theo đúng luật pháp, đồng thời để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình.

Tìm thuê nhà đất Toàn quốc giá rẻ – chất lượng tại Chợ Tốt Nhà

Video liên quan

Chủ Đề