Thanh quyết toán hợp đồng xây dựng

Ngày đăng: 19/11/2021 – Ngày cập nhật: 19/11/2021

Nguồn: Hoàng Thị Bích Hạnh, Facebook, 11-11-2021

Quy trình thanh toán, quyết toán xây dựng được thực hiện qua các bước sau:

  1. Thanh toán tạm ứng
  2. Tiếp nhận hồ sơ nghiệm thu
  3. Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng
  4. Thanh toán, quyết toán hợp đồng.

Bước 1: Thanh toán tạm ứng

Sau khi Hợp đồng thực hiện tư vấn thiết kế, xây lắp, thí nghiệm hiệu chỉnh, chuẩn bị sản xuất của dự án được ký kết.

Phòng kế hoạch chuyển hợp đồng cho phòng tài chính – kế toán để thực hiện trả tiền tạm ứng cho nhà thầu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ nghiệm thu

Phòng kế hoạch tiếp nhận hồ sơ nghiệm thu chất lượng, khối lượng từ các phòng chức năng liên quan cụ thể về hồ sơ thanh toán giai đoạn:

  • Từ phòng kỹ thuật: Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công; hồ sơ nghiệm thu xây lắp, hồ sơ nghiệm thu công tác thí nghiệm, hồ sơ nghiệm thu công tác CBSX
  • Từ phòng đấu thầu: Hồ sơ nghiệm thu công tác lập HSMT
  • Từ phòng thẩm định: Hồ sơ nghiệm thu công tác lập dự án đầu tư, lập TKKT-TDT lập KTBVTC-DT

Hồ sơ quyết toán

  • Từ phòng kỹ thuật: Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công; hồ sơ nghiệm thu quyết toán xây lắp, hồ sơ nghiệm thu quyết toán công tác thí nghiệm, hồ sơ nghiệm thu công tác CBSX
  • Từ phòng vật tư: Hồ sơ quyết toán vật tư A cấp
  • Từ phòng đấu thầu: Hồ sơ nghiệm thu quyết toán công tác lập HSMT
  • Từ phòng thẩm định: Hồ sơ nghiệm thu quyết toán công tác lập dự án đầu tư, lập TKKT-TDT, lập TKBVTC-DT

Yêu cầu về hồ sơ thanh toán, quyết toán

  • Được đóng tập đầy đủ cả phần nghiệm thu về chất lượng, khối lượng theo qui định.
  • Có bảng kê các nội dung công việc nghiệm thu
  • Có đầy đủ chữ ký của người nghiệm thu, người lãnh đạo các bộ phận kiểm tra xác nhận
  • Trong hồ sơ nghiệm thu giai đoạn quyết toán yêu cầu bộ phận nghiệm thu có đánh giá về chất lượng, tiến độ với yêu cầu quy định trong hợp đồng, xác định trách nhiệm của các bên. Đánh giá được cả hai bên nghiệm thu ký xác nhận để làm cơ sở tính thưởng, phạt theo các điều khoản quy định của HĐ
  • Khi giao nhận hồ sơ có ký xác nhận số lượng, thời gian giao nhận của bên giao và bên nhận

Bước 3: Thực hiện lập hồ sơ Thanh toán, Quyết toán hợp đồng

Sau khi nhận hồ sơ nghiệm thu thanh toán, quyết toán từ các phòng liên quan, phòng kế hoạch phối hợp với nhà thầu làm các thủ tục thanh toán, quyết toán

Lập thanh toán giai đoạn:

  • Căn cứ hồ sơ nghiệm thu chất lượng, khối lượng
  • Căn cứ các điều khoản, tiên lượng của hợp đồng
  • Căn cứ các quy định về định mức, chế độ chính sách theo quy định của nhà nước, địa phương, ngành
  • Phòng kế hoạch kiểm tra hồ sơ lập phiếu giá thanh toán các nội dung phù hợp với hợp đồng, trừ đi giá trị tạm ứng theo quy định của Hợp đồng
  • Số lần thanh toán hoặc giá trị thanh toán mỗi lần căn cứ vào quy định hợp đồng
    Phần phát sinh được thanh toán sau khi ký kết phụ lục hợp đồng giữa 2 bên
  • Số lần thanh toán nhiều hơn trong hợp đồng phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền
  • Hồ sơ thanh toán được cán bộ phụ trách thanh toán phối hợp nhà thầu lập, lãnh đạo phòng kế hoạch kiểm tra ký và trình phó giám đốc phụ trách hoặc giám đốc
  • Thời gian lập phiếu giá thanh toán tối đa 5 ngày sau khi nhận được hồ sơ nghiệm thu đủ điều kiện thanh toán và đề nghị thanh toán của nhà thầu
  • Trường hợp hồ sơ nghiệm thu thiếu, chưa phù hợp báo cáo lãnh đạo ban đề nghị phòng thực hiện nghiệm thu bổ sung, hiệu chỉnh

Lập quyết toán Hợp đồng

  • Căn cứ hồ sơ nghiệm thu quyết toán phần khối lượng thực hiện
  • Căn cứ các điều khoản, tiên lượng của Hợp đồng, phụ lục hợp đồng
  • Căn cứ hồ sơ quyết toán vật tư A cấp [ với gói thầu xây lắp ]
  • Căn cứ các quy định về định mức, chế độ chính sách theo quy định của nhà nước, địa phương, ngành
  • Căn cứ bản đánh giá chất lượng, tiến độ, thực hiện các Hợp đồng, trách nhiệm của các bên nếu không đạt chất lượng và tiến độ
  • Phòng kế hoạch phối hợp nhà thầu lập hồ sơ quyết toán các hợp đồng, hồ sơ được cán bộ phụ trách thanh toán phối hợp nhà thầu lập, lãnh đạo phòng kế hoạch kiểm tra ký và trình phó giám đốc phụ trách hoặc giám đốc
  • Thời gian lập quyết toán tối đa 15 ngày sau khi nhận được hồ sơ nghiệm thu đủ điều kiện quyết toán
  • Với các hợp đồng điều chỉnh giá khi nghiệm thu phải có bảng tổng hợp thời gian thi công từng hạng mục có điều chỉnh giá. phòng thực hiện nghiệm thu và nhà thầu ký xác nhận vào bảng tổng hợp
  • Trường hợp hồ sơ nghiệm thu thiếu, chưa phù hợp báo cáo lãnh đạo ban đề nghị phòng thực hiện nghiệm thu bổ sung, hiệu chỉnh

Bước 4: Thanh toán, Quyết toán hợp đồng

Sau khi lập hồ sơ thanh toán, quyết toán các hợp đồng được phó giám đốc phụ trách hoặc giám đốc ký
Phòng kế hoạch chuyển 2 bộ hồ sơ cho phòng Tài chính kế toán để làm thủ tục chuyển tiền thanh toán giai đoạn, quyết toán gói thầu và phối hợp các gói thầu khác quyết toán dự án.

Theo thông tin ông Mạnh cung cấp, Công ty của ông Mạnh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trong hợp đồng Công ty ký với chủ đầu tư có quy định về điều khoản thanh toán như sau: “Bên A sẽ thanh toán đến 75% giá trị khối lượng từng đợt nghiệm thu cho bên B trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Phần giữ lại cho mỗi đợt nghiệm thu thanh toán là 25% gồm 15% khấu trừ tạm ứng, 5% chờ phê duyệt quyết toán, 5% bảo hành hạng mục công trình”.

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Các bên thực hiện hợp đồng xây dựng phải trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thanh toán hợp đồng xây dựng

Tại Điều 18, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định việc thanh toán như sau:

Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ [100%] giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.

Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;

- Trong thời hạn 7  ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán cho bên nhận thầu.

Quyết toán hợp đồng xây dựng

Tại Điều 21 Nghị định 48/2010/NĐ-CP quy định:  Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;

- Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh [nếu có] ngoài phạm vi hợp đồng;

- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng [gọi là quyết toán A-B], trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;

- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;

- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh [nếu có]; trường hợp hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng nhưng không quá 120 ngày.

Trường hợp ông Trần Mạnh hỏi về việc công ty ông là nhà thầu xây dựng ký hợp đồng xây dựng với bên giao thầu xây dựng là chủ đầu tư. Theo luật sư, điều khoản về thanh toán trong hợp đồng đã ký mà ông cung cấp là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Bên giao thầu phải có nghĩa vụ thanh toán cho công ty ông  5% giá trị hợp đồng mà họ còn giữ khi hợp đồng được quyết toán.

Việc quyết toán hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định tại Điều 21 Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Nếu công ty ông Mạnh đã lập hồ sơ quyết toán nộp cho bên giao thầu đúng thời hạn, mà bên giao thầu kéo dài thời gian duyệt quyết toán để chậm thanh toán trả 5% giá trị hợp đồng, thì công ty ông Mạnh có quyền yêu cầu bên giao thầu thực hiện đúng điều khoản thanh toán đã ký.

Hai bên cần thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn đề nghị Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Video liên quan

Chủ Đề