Đánh giá học dốt hay học giốt

Còn gia đình ông N.V.H., vợ chồng đều là cán bộ nhà nước, có đứa con trai năm nay học lớp 6, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Ông tâm sự: “Cháu học giỏi là đúng bởi vì từ bốn đời nay gia đình mình để lại được cái gen tốt, còn không chắc bỏ học lâu rồi”...

Các chuyên gia tâm lý học của Trường Sĩ quan lục quân 2 với đề tài “Giải pháp phát huy tiềm năng ở học sinh trung học cơ sở” đã điều tra 300 bậc phụ huynh ở hai huyện Xuân Lộc và Long Khánh, Đồng Nai.

Kết quả có 20% bậc cha mẹ cho rằng sự phát triển của trẻ phụ thuộc chính vào đặc điểm sinh học [di truyền ở cha mẹ], và trong số đó 9% cha hoặc mẹ là công chức. Có thể nói rằng hiện nay nhiều bậc cha mẹ coi sự phát triển của con cái phụ thuộc chủ yếu vào di truyền trong sự phát triển. Quan niệm “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” vẫn tồn tại ở một số người.

Một điều khẳng định di truyền chính là những điều kiện sinh học, những tiền đề cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu như những đứa trẻ có di truyền tốt và sống trong những điều kiện thuận lợi, những đặc điểm về di truyền càng có cơ hội bộc lộ, còn các trường hợp khiếm khuyết về di truyền thì cùng điều kiện giáo dục đó nhưng mức độ phát triển ở trẻ là rất hạn chế.

Một nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy nếu cha mẹ có trí lực bình thường, khả năng trẻ có trí lực bình thường là 70%. Nếu một trong hai người có trí lực bình thường, người kia dưới mức trung bình thì 64% trẻ có trí lực bình thường.

Nếu cả cha và mẹ có trí lực thấp hơn dưới bình thường thì trẻ có trí lực bình thường chiếm 28%, và nếu cả cha và mẹ khiếm khuyết về mặt trí lực thì con mình chỉ đạt 4% mà thôi.

Tuy nhiên, nếu căn cứ số liệu này mà khẳng định sự thông minh hay ngu dốt của con cái phụ thuộc vào di truyền thì chúng ta lại mắc một sai lầm lớn. Nhiều trường hợp cả cha và mẹ đều là tiến sĩ nhưng con của họ lại là đứa trẻ bất trị và chỉ học hết lớp 9.

Ngược lại có những cặp vợ chồng làm nông nhưng con trở thành những tài năng. Như vậy, yếu tố di truyền không quyết định nhân cách của trẻ mà có rất nhiều yếu tố chi phối như môi trường xung quanh của trẻ, điều kiện giáo dục ở nhà trường, gia đình, tập thể và ý thức cá nhân của con em, đó mới là chủ đạo.

Theo các chuyên gia tâm lý, chìa khóa thành công của trẻ là sự phối hợp giữa các yếu tố trên một cách nhịp nhàng, không tuyệt đối hóa yếu tố nào, không đề cao di truyền cũng không được coi nhẹ môi trường, nhân tố bên ngoài là môi trường thuận lợi cho nhân tố bên trong phát triển, nhân tố bên trong lại là điều kiện tốt để nhân tố bên ngoài phát huy tác dụng, khả năng.

Hóa ra người học giỏi phải làm thuê cho người học dốt vì 4 lý do này

Đây không phải chuyện đùa. Nếu chịu quan sát, bạn sẽ thấy không thiếu trường hợp người học giỏi là người làm thuê, trong khi người học dốt hoặc bỏ học lại là chủ thuê.

Tại sao lại như vậy? Tại sao người học giỏi lại thường làm thuê cho người học dốt, cái đám mà bạn coi thường và nhìn bằng nửa con mắt khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

Ra ngoài xã hội, mấu chốt không nằm ở bằng cấp, danh hiệu, mà nó nằm ở ý chí, năng lực và nhiều nhân tố khác nhau mà bài viết sau đây sẽ chỉ rõ cho bạn hiểu.

1] Người học dốt không sợ nhục

Người học giỏi nhận được điểm 7 là thấy xấu hổ với bản thân, rồi thì xấu hổ trước bạn bè và thầy cô. Còn người học dốt nhận điểm thấp quen rồi thì có gì mà xấu hổ?

"Mặt dày" không hề xấu, nhất là với những người kinh doanh và muốn thành công. Khi bạn muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, không thấy xấu hổ, không thấy tự ti mà vẫn tiếp tục cố gắng mới lâu bền và nhận được kết quả.

Đối với những người học giỏi, tổn thương, chỉ trích làm họ mất ý chí, tự tin dần phai tàn. Một khi mất ý chí, thành công sẽ không bao giờ được đặt nền tảng và xây dựng được.

Còn những người học dốt đã quen với việc bị chê dốt, dở... nên họ sẽ sẵn sàng theo chân khách hàng nếu bị chê bai, luôn nỗ lực thuyết phục đối tác dù bị cho là mặt dày, không sợ nhục. Vì thế, họ có được nhiều thành công hơn khi kinh doanh, xây dựng sự nghiệp. 

2] Người học dốt không sợ thất bại vì đã tắm trong thất bại từ nhỏ

Với một người ít thất bại, nhìn thấy thất bại là họ sợ hãi, chỉ muốn tránh mặt. Còn với một người bị coi là thất bại từ bé, vì đã quá quen với cảm giác đó. Thế nên, họ chẳng ngại thử những điều mới, cơ hội mới, những thứ trả lại cho họ sự thành công.

"Thuận buồm xuôi gió" là từ luôn có trong từ điển của học sinh giỏi. Thế nên chỉ gặp chút bất trắc thôi, thuyền của họ sẽ lung lay, khó đứng vững được.

Trong khi người học dốt thì "vào đời" trước. Khi người học giỏi bận học, người học dốt đi chơi, quan hệ với các anh lớn, học hỏi nhiều kỹ năng xã hội. Họ có một khoảng thời gian dài dung nạp và trải nghiệm những thứ này sớm hơn. Mà có lẽ bạn cũng thừa hiểu, trong làm ăn kinh doanh, chuyên môn không phải là vua. Chính Thái độ và mối quan hệ ngày nay mới là thứ giúp bạn đem về nhiều đơn hàng. 

3] Học sinh dốt khát khao được chứng tỏ

Suy nghĩ của học sinh giỏi và học sinh dốt sẽ có điều gì đó tương tự như sau:

Học sinh giỏi: "Học dốt như mày thì sau này làm được gì cho xã hội."

Học sinh dốt: "Một lũ đầu to mắt cận, lúc nào cũng chỉ biết học, học, học. Chúng nó chả biết gì ngoài học!"

Tất nhiên, khao khát chứng tỏ là điều mà ai cũng muốn. Nhưng với một người bị thầy cô, bạn bè, thậm chí bố mẹ ĐÁNH GIÁ THẤP thì cái khao khát chứng tỏ bản thân sẽ mãnh liệt hơn.

"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình có thể hát." - một cô người mẫu nói.

"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình không vô dụng." - một người bị đánh giá thất bại cho hay.

"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy những điều họ nói CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI TÔI CẢ." - một người suốt ngày bị chỉ trích tiết lộ.

Trong cuộc sống, tất cả những người bị đánh giá thấp đều có khao khát mãnh liệt được chứng tỏ. Họ muốn làm những kẻ từng chê bai bẽ mặt, những người từng coi thường phải tôn kính. Họ muốn cho cả thế giới này biết mình là một thứ tài nguyên vô giá, không phải rác rưởi lề đường.

4] Học sinh dốt biết việc học không dừng lại sau khi tốt nghiệp

Học sinh dốt học nhiều từ "trường đời", họ biết thứ kiến thức đó không bao giờ là đủ, ngay cả khi ai đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sĩ.

Còn học sinh giỏi cứ nghĩ mình đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ rồi. Đã thuộc hạng Elite của xã hội rồi, thế nên chẳng phải học.

Thực tế thì người học giỏi chỉ muốn học từ giáo sư, tiến sĩ, người có bằng cấp cao hơn mình. Chứ họ rất lười học từ những người trình độ kém hơn, hay cho rằng học dốt hơn mình.

Thế nhưng, để thành công được thì kiến thức có thể ở bất kỳ đâu. Một người bán vé số có thể dạy bạn về cách bán hàng, một người ăn xin có thể dạy bạn về cách thuyết phục, một người gánh hàng rong có thể dạy bạn về sự linh hoạt trong cuộc sống. Người học dốt hiểu điều đó, vì thế họ tận dụng cơ hội mở mang đầu óc mọi lúc, mọi nơi.

Kiến thức trong trường học không làm nên thành công cho người học giỏi. Nhưng kiến thức ngoài xã hội lại là bí quyết thành công của người học dốt.

Thái độ sống mới là thứ quyết định tất cả chứ không phải bằng cấp của bạn. 

Thái độ sống, cách hành xử sẽ quyết định một người có thành công hay không? Thành tích học tập, bằng cấp và kiến thức là cần thiết. Thế nhưng, khi bạn có đầy đủ những thứ trên mà vẫn không biết phát huy thì bạn cũng chỉ là người giỏi lý thuyết, giáo sư bàn giấy. Không thực tiễn!

Nếu đã là người học giỏi, hãy mang tinh thần và thái độ của một kẻ học dốt để học hỏi và thành công. Còn nếu là một học sinh dốt, hãy giữ thái độ tự tin, tích cực và tinh thần chiến đấu để thành công.

Tuy nhiên, phải khẳng định lại, bài viết không cổ xúy cho việc "Hãy cứ học dốt đi rồi thành công sẽ đến". Con người hơn nhau ở ý chí, sự phấn đấu. Chứ không phải ở cái danh hiệu "học giỏi" hay "học dốt" mà thầy cô giáo ban tặng.

[Chinhem, Lai H.]

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! //ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=H%E1%BA%A7u+h%E1%BA%BFt+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+h%E1%BB%8Dc+gi%E1%BB%8Fi+%C4%91%E1%BB%81u+%C4%91i+l%C3%A0m+thu%C3%AA+cho+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+h%E1%BB%8Dc+d%E1%BB%91t%3A+Chuy%C3%AAn+m%C3%B4n+kh%C3%B4ng+ph%E1%BA%A3i+l%C3%A0+Vua%2C+ch%C3%ADnh+th%C3%A1i+%C4%91%E1%BB%99+v%C3%A0+m%E1%BB%91i+quan+h%E1%BB%87+m%E1%BB%9Bi+l%C3%A0+th%E1%BB%A9+quy%E1%BA%BFt+%C4%91%E1%BB%8Bnh+gi%C3%A0u+-+ngh%C3%A8o%21

Chủ Đề