Đánh giá kế hoạch tài chính 5 năm năm 2024

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp UBTVQH thứ 28, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá, sau 3 năm việc xây dựng và thực hiện, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia đã thu được một số kết quả bước đầu quan trọng; tuy nhiên nhiều chỉ tiêu về thu, chi ngân sách vẫn chưa được như mong muốn.

Đánh giá kế hoạch tài chính 5 năm năm 2024

Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải thẩm tra báo cáo

Tại phiên họp, đánh giá giai đoạn 2016 - 2018, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức từ trong và ngoài nước nhưng nền kinh tế Việt nam đã và đang chuyển biến theo hướng tích cực, vượt qua đà suy giảm của giai đoạn 2011-2015.

Việc thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia đạt một số kết quả bước đầu

Giai đoạn 2016-2018 là những năm đầu của lần đầu tiên thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015. Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 -2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát, 9 nhiệm vụ, giải pháp và một số mục tiêu cơ bản cụ thể.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Đức Hải đánh giá, kết quả sau 3 năm thực hiện cho thấy, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia đã thu được một số kết quả bước đầu quan trọng: Việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập ngân sách hàng năm có sự gắn kết chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu chung; đảm bảo tính kế thừa, tiếp nối giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách các năm; tạo sự kết nối giữa chi tiêu của các ngành với kế hoạch tổng thể của địa phương, đáp ứng tính liên tục trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) được siết chặt; hạn chế việc tùy tiện điều chỉnh dự toán, từng bước gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng từng bước được chú trọng và tăng cường hơn; Bước đầu tạo tính chủ động cho các bộ, ngành trong việc dự báo khả năng thu ngân sách và nhu cầu chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ của bộ, ngành được giao. Hơn nữa, đã có cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trong quản lý thu, chi NSNN; công tác kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; quản lý tài sản công được đẩy mạnh, có hiệu quả; công khai, minh bạch ngân sách có chuyển biến tích cực.

Kết quả thu NSNN chưa được như mong muốn

Tổng thu NSNN 3 năm 2016-2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm. Thu NSNN từng năm 2016, 2017 và 2018 đều đạt và vượt dự toán. Tuy nhiên, qua xem xét số liệu cho thấy, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hụt thu trong 2 năm 2016, 2017. Năm 2018, về tổng thu NSNN dự kiến đạt dự toán, nhưng nếu loại trừ nguồn thu từ dầu, từ thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì ngân sách trung ương tiếp tục hụt thu năm thứ ba và có khoảng 10 địa phương dự kiến thu nội địa không đạt dự toán. Đáng lưu ý là số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi NSNN. Mặt khác, nếu loại trừ số thu từ đất và thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước và tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp thì số ước thực hiện dự toán thu nội địa các năm 2017, 2018 và dự toán năm 2019 có tốc độ tăng thấp so với năm 2016.

Về vấn đề này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần phân tích, đánh giá nguyên nhân số thu nội địa tăng chậm, hụt dự toán trong những năm gần đây để có các giải pháp khắc phục hợp lý; đồng thời, để xây dựng dự toán thu NSNN các năm sau khả thi hơn, tránh tình trạng nhiều địa phương không đạt dự toán thu như thời gian qua.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Chính phủ cần tính toán kỹ về vấn đề này, việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong một tổng thể cân đối NSNN bền vững và chắc chắn, không nên tăng lương bằng mọi giá, có thể dẫn đến nguy cơ làm thay đổi bản chất của NSNN: từ ngân sách phát triển chuyển thành ngân sách nặng chi cho tiêu dùng, gây áp lực lớn cho cân đối ngân sách các năm tiếp theo.

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập kế hoạch Tài chính 05 năm quy định như sau:

Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;

- Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;

- Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;

- Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước, bao gồm:

+ Tổng thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm trong nước - GDP), chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước;

+ Tổng chi ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP), chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước;

+ Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước;

- Các chỉ tiêu về quản lý nợ, gồm: Các chỉ tiêu giới hạn về nợ; mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; tỷ lệ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước; tổng mức huy động; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ công;

- Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;

- Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

Đánh giá kế hoạch tài chính 5 năm năm 2024

Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia gồm có những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập kế hoạch Tài chính 05 năm quy định như sau:

Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm
1. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:
a) Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;
c) Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn sau đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ;
d) Trước ngày 20 tháng 9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;
đ) Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.
2. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;
b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;
c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với tài liệu về dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau;
e) Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ 5 của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn sau của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau.

Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia như sau:

- Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;

- Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn sau đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ;

- Trước ngày 20 tháng 9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;

- Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.

Việc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập kế hoạch Tài chính 05 năm quy định như sau:

Việc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia được thực hiện như sau:

- Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm quốc gia thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách nhà nước, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;

- Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia (nếu có) thực hiện theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.