Danh sách bệnh viện hạng đặc biệt

Dự chương trình có các đồng chí: GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và đại diện các cơ quan liên quan của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trao Quyết định của Bộ Nội vụ về việc xếp hạng đặc biệt cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thành lập tháng 7/1951 tiền thân là Bệnh viện Liên khu Việt Bắc. Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã phát huy thế mạnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật cao, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế… Hiện bệnh viện có quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, 1.700 giường bệnh thực kê, với 45 khoa, phòng, trung tâm, gần 1.300 thầy thuốc, y, bác sĩ, cán bộ y tế có trình độ cao, tay nghề giỏi chuyên sâu, tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số bệnh nhân khám bệnh liên tục tăng, bình quân 2.000 người khám ngoại trú và 1.600 người bệnh điều trị nội trú mỗi ngày. Đặc biệt, trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư tại nước ta, Bệnh viện đã có gần 300 cán bộ y tế xung phong hỗ trợ cho tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành khu vực phía Nam chống dịch Covid-19, góp phần kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch. Đến nay đã có 79 y bác sĩ của Bệnh viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống dịch trở về an toàn.

Phát biểu chúc mừng tập thể cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, trải qua 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã phát huy các thế mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có thành tích đặc biệt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bệnh viện đã triển khai hầu hết các kỹ thuật của bệnh viện đặc biệt, là 1 trong 15 bệnh viện dẫn dầu của cả nước làm chủ kỹ thuật ghép tạng, can thiệp tim mạch nội khoa và ngoại khoa, phẫu thuật thần kinh và sọ não, can thiệp ECMO… Với những kết quả đã đạt được, Quyết định xếp hạng đặc biệt là thành quả xứng đáng của tập thể bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện thứ 6 trong cả nước được xếp hạng đặc biệt, cùng với các bệnh viện khác gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy [Thành phố Hồ Chí Minh] và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. GS.TS Nguyễn Thanh Long và đồng chí Nguyễn Thanh Hải cũng ghi nhận những đóng góp của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong công tác phòng chống dịch Covid-19 với sự tham gia của gần 300 cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật… trên mặt trận tuyến đầu chống dịch tại các tâm điểm Bắc Giang và các tỉnh, thành khu vực phía Nam, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của Nhân dân.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tặng lẵng hoa chúc mừng tập thể Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đón nhận Quyết định xếp hạng đặc biệt

Để phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục khẳng định uy tín, chất lượng, vai trò bệnh viện hạng đặc biệt, Bệnh viện Trung ương khu vực, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải đề nghị bệnh viện trong thời gian tới tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo tiêu chí hiện đại, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu về quy mô, tương xứng với chất lượng của bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; tăng cường năng lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện nghiêm quy định về y đức, quy tắc ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh; thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên, nhất là phát triển nền tảng hỗ trợ khám, tư vấn, chữa bệnh từ xa…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải trao Bằng khen của Bộ Y tế cho các cá nhân

Tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trao Quyết định của Bộ Nội vụ về việc xếp hạng đặc biệt cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng đã trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hỗ trợ phòng chống dịch bệnh và điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Bắc Giang và các tỉnh phía Nam.

Xuân Huy - Thanh Hiếu
thainguyen.gov.vn

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được Bộ Nội vụ công nhận là bệnh viện hạng đặc biệt lần đầu tiên vào 21/9/2015. Tại cơ sở y tế này, mỗi năm, các y bác sĩ thực hiện phẫu thuật trên 70.000 ca, chủ yếu là những trường hợp nặng, phức tạp. Đây là bệnh viện ngoại khoa duy nhất trong 5 cơ sở hạng đặc biệt của cả nước.

Ngày 3/2, Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh công nhận bệnh viện này là trung tâm đào tạo ngoại khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chất lượng toàn cầu.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa duy nhất được công nhận hạng đặc biệt lần 2. Ảnh: BVCC.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cần tiếp tục kế thừa những thành tựu để trở thành bệnh viện chuyên khoa hoàn chỉnh, phát triển nguồn nhân lực cao cho bệnh viện cũng như hệ thống y tế của Việt Nam. Ông cũng kỳ vọng bệnh viện sớm đưa cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động.

Hiện Việt Nam có 5 bệnh viện được công nhận hạng đặc biệt gồm BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức, BV Trung ương Quân đội 108, BV Chợ Rẫy và BV Trung ương Huế.

Nhiệm vụ đặc biệt ở bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam

"Khu khám bệnh cán bộ cao cấp và cán bộ cấp tướng thường xuyên được cải tiến", Giáo sư, tiến sĩ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ.

18:35 16/4/2021

Được thành lập năm 1906 với tên gọi là Nhà thương Bảo hộ, theo thời gian, BV Việt Đức mang các tên gọi khác nhau: BV Yersin [1943], BV Phủ Doãn [1954], BV Hữu nghị Việt Nam-CHDC Đức [1958-1990] và từ năm 1991 đến nay mang tên BV Hữu nghị Việt Đức.

Hiện nay, BV có quy mô hơn 1.200 giường bệnh, với 52 phòng mổ hiện đại, 1 viện và 8 trung tâm, 26 khoa lâm sàng, 10 khoa cận lâm sàng và 10 phòng chức năng.

BV có gần 1.700 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng đạt trình độ cao, giàu kinh nghiệm, sáng về y đức, trong đó có gần 70 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ; 152 thạc sĩ, bác sĩ nội trú; đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa-đa khoa và hơn 400 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng.

Việt Đức là BV đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công ca ghép gan ở người trưởng thành từ người cho chết não. Về ghép thận, tính đến nay, BV đã triển khai ghép thận thường quy, số ca ghép thận đã vượt con số 400.

BV cũng đã triển khai được 23 trường hợp ghép gan và 9 trường hợp ghép tim thành công. Đây là những con số đứng đầu trong các trung tâm ghép tạng của cả nước.

Gần đây, BV không chỉ tiến hành ghép một tạng mà còn ghép đa tạng trên một người bệnh và tiến tới chia tạng từ một người bệnh chết não để ghép cho nhiều người bệnh.

Hiện nay, BV Việt Đức đã đạt những thành tích trong các lĩnh vực phẫu thuật như: Thần kinh sọ não, tim mạch, tiết niệu, chấn thương, cột sống, tiêu hóa, gan mật, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, nhi; phẫu thuật bằng robot, nội soi, vi phẫu, ghép tạng của BV đều ngang tầm khu vực và thế giới.

Việc được công nhận là BV hạng đặc biệt của cả nước sẽ là động lực to lớn đối với tất cả công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại BV Việt Đức tiếp tục phát huy vai trò và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Như vậy tính đến nay, cả nước đã có 5 BV đa khoa được xếp hạng đặc biệt là: BV Bạch Mai, BV Trung ương Quân đội 108, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy và BV Hữu nghị Việt Đức.

Video liên quan

Chủ Đề