Danh sách Thượng tướng Quân đội

[Bqp.vn] - Năm 2021 là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và toàn quân triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp. Trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được củng cố, nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội nghị công bố, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội. 

Chiều 7/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội nhận quyết định nghỉ hưu và lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu.

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Đại tướng Đỗ Bá Tỵ.

Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/12/2021 đối với 6 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội, gồm:

- Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; - Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Lê Chiêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Trần Đơn
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Bế Xuân Trường.
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Lê Chiêm.
Các đại biểu dự Hội nghị.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị công bố quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất đối với hai đồng chí: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì đối với 4 đồng chí: Thượng tướng Trần Đơn, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thượng tướng Lê Chiêm và Thượng tướng Nguyễn Phương Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định: Các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu là những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu; dày dặn kinh nghiệm trong chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị các cấp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và quân đội.

Trên các cương vị công tác, các đồng chí đã mang hết tâm huyết, trách nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó, để lại ấn tượng tốt đẹp, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân và quân đội đánh giá cao.

Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh.

Đặc biệt, khi tham gia Ban Chấp hành Trung ương, được bầu giữ chức vụ lãnh đạo Quốc hội và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các đồng chí đã tích cực tham gia với Trung ương trong việc hoạch định đường lối lãnh đạo đất nước; cùng Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Đại tướng Phan Văn Giang trân trọng đề nghị, với trình độ, kinh nghiệm đã được tích lũy và uy tín của các đồng chí, mong các đồng chí tiếp tục theo dõi, tham gia đóng góp ý kiến với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và các nhiệm vụ được giao.

“Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh”, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ./.



Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị.


Chức vụHọ và tênCấp bậc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan Văn Giang
Đại tướng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịLương CườngĐại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Tân CươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngHoàng Xuân Chiến
Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngLê Huy VịnhThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVõ Minh LươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVũ Hải SảnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngPhạm Hoài NamThượng tướng


Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng


Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam là những sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm cấp tướng [1].

  • Đại tướng:

    Bài chi tiết: Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

    Thượng tướng:

    Bài chi tiết: Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

    Trung tướng:

    Bài chi tiết: Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

    Thiếu tướng:

    Bài chi tiết: Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Hình thànhSửa đổi

Tướng lĩnh đầu tiênSửa đổi

Cấp bậc tướng lĩnh hiện đại của Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Theo đó, cấp bậc Tướng gồm 3 cấp từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng. Quy định về chức vụ và cấp hiệu của tướng lĩnh cũng được ghi chi tiết trong Sắc lệnh này.

Cấp hiệu Cấp bậc Mô tả
Thiếu tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam [1946-1958], Thiếu tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó.
Trung tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam [1946-1958], Trung tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó.
Đại tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam [1946-1958], Đại tướng thường đảm nhiệm vị trí Tập đoàn trưởng.

Trên thực tế, trừ một số sĩ quan sơ và trung cấp làm công tác ngoại giao, hệ thống quân hàm không được áp dụng. Đối với cấp tướng, một ngoại lệ là trường hợp tướng Lê Thiết Hùng, Tổng chỉ huy Quân đội Tiếp phóng Việt Nam, với cấp bậc Thiếu tướng, được ghi nhận qua Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946.[2]

Một số tài liệu còn ghi chép, trước đó, ngày 5 tháng 8 năm 1948, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng có quyết định truy phong cấp Thiếu tướng cho Dương Văn Dương, Khu bộ phó Khu 7, đã hy sinh ngày 20 tháng 2 năm 1946 tại chiến trường Nam Bộ.[3]

Phong hàm tướng lần đầu tiênSửa đổi

Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam
Phùng Chí Kiên
Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách quân sự

Ngày 23 tháng 9 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 89/SL truy phong cấp tướng cho đồng chí Phùng Chí Kiên [hy sinh năm 1941], nhưng không ghi rõ bậc. Đây là sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta.[4]

Trong những năm sau đó, do hệ thống quân hàm vẫn chưa được áp dụng, nên vẫn không có chỉ huy cao cấp nào được phong quân hàm cấp tướng trong lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam [tức Quân đội nhân dân Việt Nam từ sau năm 1950], kể cả Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam Võ Nguyên Giáp.

Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký liên tiếp 3 sắc lệnh phong cấp tướng cho 5 chỉ huy và 3 cán bộ chính trị quân sự cao cấp, gồm Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp [cấp Đại tướng], Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái, Khu trưởng Chiến khu 1 Chu Văn Tấn, Khu trưởng Chiến khu 2 Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn, Trưởng phòng kiểm tra Cán bộ Trần Tử Bình, Cục trưởng Chính trị Văn Tiến Dũng, Chính trị ủy viên Chiến khu 2 Lê Hiến Mai [đều cấp Thiếu tướng].[5] Ngày 25 tháng 1, ông ký thêm 2 sắc lệnh nữa để phong cấp tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 Nguyễn Bình [cấp Trung tướng] và Cục trưởng Quân giới Trần Đại Nghĩa [cấp Thiếu tướng].[6] Ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ phong tướng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Việt Bắc, phong cấp cho 8 tướng lĩnh. Riêng Thiếu tướng Nguyễn Sơn đang ở Khu 4 không tham dự, mà được phái viên Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chủ tịch nước trao tặng sau đó ít lâu. Nếu tính luôn tướng Lê Thiết Hùng [được chính thức hóa cấp bậc Thiếu tướng ngày 7 tháng 7 năm 1948][7], khi đó Việt Nam có tổng cộng 12 sĩ quan cấp tướng.

Tướng chiến trường và tướng ngoại giaoSửa đổi

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thêm 2 quân nhân được thăng lên cấp Thiếu tướng là Đại tá Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308,[8] và Đại tá Phan Trọng Tuệ, Quyền Trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương.[9]

Cải tổSửa đổi

Sau khi nắm quyền kiểm soát miền Bắc, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tăng cường cải tổ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hướng chính quy hiện đại. Theo Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958, cấp tướng lĩnh gồm 4 cấp, từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.[10] Cấp bậc Thượng tướng lần đầu tiên được quy định là cấp bậc giữa Đại tướng và Trung tướng [trước đó 2 cấp bậc này liền kề nhau]. Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 quy định bổ sung về cấp hiệu mới, theo đó, quân hàm tướng lĩnh có nền vàng và số lượng từ 1 đến 4 ngôi sao vàng theo cấp bậc [trước đó, cấp hiệu tướng lĩnh có nền đỏ, có từ 1 đến 3 ngôi sao vàng].

Ngày 22 tháng 12 năm 1958, Lễ trao quân hàm cho cán bộ cấp cao toàn quân lần đầu tiên được tổ chức tại Phủ Chủ tịch [Hà Nội]. Hầu hết các sĩ quan được phong hàm đợt này ở cấp Đại tá và Thượng tá. Các tướng lĩnh được trao quân hàm đều là chính thức hóa cấp bậc từ trước. Bấy giờ, 2 tướng lĩnh đầu tiên là Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh và Thiếu tướng Nguyễn Sơn đã qua đời vì bệnh. Mãi đến ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 036/SL, thăng phong quân hàm cho 16 cán bộ cao cấp công tác trong quân đội, gồm 1 Đại tướng [Nguyễn Chí Thanh], 2 Thượng tướng [Văn Tiến Dũng, Chu Văn Tấn], 4 Trung tướng [Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Song Hào] và 9 Thiếu tướng [Trần Văn Quang, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thanh Bình, Trần Sâm, Bằng Giang, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Minh Thảo, Lê Chưởng, Lê Quang Hòa].[11] Các tướng lĩnh mới thụ phong được trao quân hàm trong buổi lễ tổ chức 1 ngày sau đó, ngày 1 tháng 9 năm 1959. Tính đến hết thập niên 1950, gộp cả 12 tướng lĩnh còn sống thì đến thời điểm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam có chưa đến 30 tướng lĩnh.

Cho đến tận năm 1974, dù biên chế quân đội liên tục mở rộng để phù hợp hoàn cảnh chiến tranh vừa củng cố miền Bắc vừa tăng viện cho miền Nam, nhưng số lượng tướng lĩnh được thăng phong thêm không nhiều, trong hầu hết thời gian chỉ xấp xỉ 30 người. Thiệt hai nhân sự cấp cao nhất trong giai đoạn này là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, qua đời vì bệnh tại Hà Nội giữ năm 1967.

Số lượng tướng lĩnhSửa đổi

Năm 2018Sửa đổi

Tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam có 415 sĩ quan cấp tướng trong đó có 3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng.[12]

Theo Biên chế năm 2014[13]Sửa đổi

Tháng 12 năm 2014 quân đội có 489 sĩ quan cấp tướng, so với ngày 30 tháng 4 năm 1975, với số tướng là 36, đã tăng gấp 13 lần, mặc dù theo Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 480 sĩ quan cấp tướng.[14]

  • Tổng số:
  • Đại tướng: 03 người
  • Thượng tướng:
  • Trung tướng:
  • Thiếu tướng:

Thực tế đang công tácSửa đổi

  • Do quá trình công tác, tạo nguồn cán bộ nên số lượng Tướng trong một đơn vị không đồng đều. Nhiều khi trong một thời điểm cấp trưởng mới được bổ nhiệm lên có quân hàm Đại tá trong khi đó cấp phó lại là Thiếu tướng hoặc Cấp trưởng là Thiếu tướng; Chính ủy lại là Trung tướng nên số lượng Tướng lĩnh hay thay đổi. Tính đến năm 2020, số lượng tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
  • Tổng số: khoảng 332 NGƯỜI
  • Đại tướng: 02 người
  • Thượng tướng: 11 người
  • Trung tướng: 42 người
  • Thiếu tướng: 282 người

Đã nghỉ hưu hoặc đã mấtSửa đổi

  • Tổng số:
  • Đại tướng: 11 người
  • Thượng tướng: 36 người
  • Trung tướng: 271 người
  • Thiếu tướng: 779 người

Danh sách Chức vụ được phong tướngSửa đổi

  • Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014.[13]
  • Sĩ quan cao cấp đảm nhiệm các chức vụ như sau thì được phong hàm cấp tướng:

Bài chi tiết: Chức vụ Quân đội nhân dân Việt Nam

Thông tin thêmSửa đổi

Nữ tướngSửa đổi

Tới nay đã có 6 phụ nữ được phong tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

  1. Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên
  2. Nguyễn Hồng Giang, thụ phong Thiếu tướng năm 2007, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  3. Lê Thu Hà, thụ phong Thiếu tướng năm 2009, Trung tướng năm 2014, Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  4. Hồ Thủy [thụ phong tháng 12 năm 2011], Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
  5. Nguyễn Thị Thanh Hà, thụ phong Thiếu tướng năm 2013, Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội
  6. Bùi Thị Lan Phương, thụ phong Thiếu tướng năm 2020, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Xem thêmSửa đổi

  • Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946
  3. ^ Nguyễn Hữu Vị [20 tháng 8 năm 2007]. “Dương Văn Dương: vị thiếu tướng quân đội đầu tiên ở Nam bộ [tt và hết]”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên”.
  5. ^ Các Sắc lệnh số 110, 111, 112 ngày 20 tháng 1 năm 1948
  6. ^ Các Sắc lệnh số 115, 117 ngày 25 tháng 1 năm 1948
  7. ^ Sắc lệnh số 203-SL, ngày 7 tháng 7 năm 1948.
  8. ^ Sắc lệnh 217-SL ngày 28 tháng 9 năm 1954
  9. ^ Sắc lệnh 243-SL ngày 3 tháng 11 năm 1955
  10. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  11. ^ Sắc lệnh số 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959
  12. ^ Thu Hằng [16 tháng 5 năm 2018]. “Giám đốc công an khó lên thứ trưởng vì không được phong hàm tướng”. VietNamNet. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ a b “Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 [sửa đổi]”.
  14. ^ “Việt Nam - Bao nhiêu tướng là vừa?”. BBC Vietnamese. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014.

Tham khảoSửa đổi

  • Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004, HN, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề