Là một học sinh lớp 10 em cần làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu

Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng - do mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.

"Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai, trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội."

Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến ​​tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long - quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia - đặc biệt có nguy cơ. Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.

UNICEF Việt Nam Xem video này để thấy người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng như thế nào nhé!

UNICEF đang nỗ lực giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi và đương đầu của trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cơ quan chính phủ để đối phó với thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tập trung cụ thể vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương của trẻ em. Chúng tôi hỗ trợ chính phủ Việt Nam giảm thiểu rủi ro thiên tai, lập kế hoạch ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đảm bảo nhóm dân số dễ bị tổn thương được chuẩn bị tốt hơn để chống chọi được những cú sốc biến đổi khí hậu. Xây dựng khả năng phục hồi cho những thiệt hại của các gia đình và cộng đồng là tối quan trọng trong bối cảnh này.

Với việc phê chuẩn một số hiệp định quốc tế nhằm tạo ra sức nóng cho Việt Nam tiếp cận với các tác động của biến đổi khí hậu, UNICEF đã phát triển một tầm nhìn nhận thấy tầm quan trọng của việc cứu trợ nhân đạo đối với thiên tai đi cùng với công tác phát triển lâu dài và bền vững hơn.

“UNICEF hiểu rằng trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao với thiên tai và biến đổi khí hậu, chúng tôi đã thực hiện một bước chuyển đổi đổi chiến lược để ứng phó với các biến cố của thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng để có phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em tại Việt Nam”.

Trọng tâm của ứng phó này là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em nhằm xác định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và dịch vụ xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua các sáng kiến ​​như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng kiến ​​do thanh niên lãnh đạo cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ chính phủ thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm chúng tôi đảm bảo các cộng đồng người dân, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và tăng cường khả năng chống chọi chịu được mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất và tác động tích lũy của các mối nguy hiểm tự nhiên ngày càng gia tăng.

UNICEF Việt Nam Động đất, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, lũ lụt - chúng ta không thể ngăn chặn các mối nguy hiểm đến từ tự nhiên, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị các mối hiểm họa đó có thể biến thành thảm họa ngay trước mắt chúng ta. Tại UNICEF chúng tôi đang làm việc với trẻ em, gia đình và trường học của các em, cộng đồng và chính phủ để đảm bảo trẻ em và gia đình của các em luôn sẵn sàng.

UNICEF Việt Nam Hợp tác giữa UNICEF cùng với Bộ NNPTNT, Bộ Y Tế, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và hỗ trợ tài chính từ phía Chính Phủ Nhật Bản, chương trình hỗ trợ khẩn cấp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016-2017 đã cải thiện rất lớn điều kiện sống của người dân tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửa Long.

Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng đó vấn đề sống còn của toàn nhân loại, nên cần có các biện pháp bảo vệ môi trường để duy trì sự sống của chúng ta.

Vậy môi trường là gì?

Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.

1. Phân loại môi trường 

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều cũng sẽ chịu tác động của con người. Đây là nơi cung cấp cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, nơi giải trí…

Môi trường xã hội: đây là tổng thể các mối quan hệ của con người, đó là những cam kết, luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở cá cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển.

Không chỉ có 2 môi trường trên, còn có môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm tiện nghi cho cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, công viên, khu vui chơi…

Theo những ý trên, theo nghĩa rộng thì mọi người có thể hiệu là tất cả các yếu tố như tài nguyên, không khí đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

Từ khái niệm trên cho thấy, môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.

2. Vai trò của môi trường

Thứ nhất, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất nước, rừng, khoáng sản, vệ sinh biển cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất.

Thứ hai, môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.

Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái [đa dạng, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tai cực tím] giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động của con người.

Thứ tư, môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.

Vai trò to lớn của môi trường đối với sự sống

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chắc hẳn đây là điều mà ai cũng biết. Đặc biệt là ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.

Biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, sự sống của các loài sinh vật, làm giảm chất lượng môi trường.

Môi trường ô nhiễm điển hình như khi thiên nhiên, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,nắng nóng nhiệt độ cao, mưa bão, lũ quét xuất hiện thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng, cháy rừng trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang phải đối mặt.

Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…

Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh và không ô nhiễm.

Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi công nghiệp hóa

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất đa dạng sinh học, tầng ozon bị suy yếu, những ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường của chúng, ảnh hưởng đến ngành du lịch, ảnh hưởng đến ngành kinh tế

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.

Vậy những biện pháp bảo vệ môi trường nào hiệu quả?

Để có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chúng ta cần thực hiện lâu dài, không phải ngày một ngày 2 mà cần thời gian dài. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:

1.Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.

Vì thể nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.

Môi trường trong lành khi trồng nhiều cây xanh

2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,…hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

3. Sử dụng năng lượng sạch

Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời…

Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

4.Tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện [TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…] Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

5.Giảm sử dụng túi nilon

Túi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

6. Tiết kiệm giấy

Tiết kiệm giấy giúp bảo vệ môi trường như thế nào?

  • Hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp. 
  • Giảm chất thải rắn ra ngoài môi trường, hãy tiết kiệm giấy bằng cách tái sử dụng khoảng 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ chúng. Lúc này sẽ làm giảm thiểu nước thải, cải thiện chất lượng nước hiệu quả. 

7. Ưu tiên sản phẩm tái chế

Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. 

Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động. 

8. Sử dụng các tiến bộ của khoa học

Môi trường sống ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người và sự phát triển của xã hội. Vì thế, sử dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết. 

Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hoạt động này là một trong năm nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Do vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực môi trường để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

9. Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường

Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều… để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống. 

10. Sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm mà nguyên nhân chính từ việc sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường, đó là lý do năng lượng sạch đang được quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. 

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, với quan điểm phát triển năng lượng tái tạo là khâu đột phá để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.

Trên đây, là những giải đáp về môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường mà VIETCHEM muốn đưa đến bạn đọc, hy vọng bài viết hữu ích và giúp mọi người hiểu được tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm, mọi người hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Nguồn: //vietchem.com.vn/tin-tuc/bien-phap-bao-ve-moi-truong.html

Tags: môi trường, ô nhiễm

Video liên quan

Chủ Đề