Đầu óc thực tế là gì

Mơ hão là bệnh của một số bạn trẻ vì cứ nghĩ mình là trung tâm, là số 1. Một bạn ở TP.HCM đi đâu, gặp ai cũng tự cho mình... đẹp trai, ngay việc chọn nick Yahoo cũng tự khẳng định sự đẹp trai của mình. Trông bạn cũng dễ nhìn đó, cao ráo, nhưng nếu bạn tự ngộ nhận rồi tự đắc về vẻ ngoài của mình thì ngay lập tức bạn trở thành người tự cao, tự kiêu. Chúng ta có quyền tự hào thể hiện những thế mạnh mà mình có để tự tin hơn trong một vài trường hợp, nhưng không có nghĩa cứ lấy đó làm niềm tự đắc, luôn tỏ ra mình là người đẹp nhất. Rất may bạn chưa phải là chàng trai học giỏi nhất lớp hoặc nhất trường, nếu không thì bạn sẽ chẳng khiêm hạ, nhún nhường trước ai cả đâu.

Trong khi mình chưa làm ra tiền mà mình xài tiền quá nhiều chắc chắn bạn sẽ không thấy trân quý đồng tiền và cũng dễ dãi với cuộc sống. Hãy cân nhắc điều đó để sống thực tế với bản thân mình. Khi bạn còn nhỏ, bạn có quyền được bố mẹ bảo bọc, như thế không có nghĩa là bạn được quyền phung phí, lạm dụng sự thương yêu của bố mẹ mà đòi hỏi thái quá…

Điều gì khiến bạn trở nên tự đắc với thế mạnh của mình? Câu trả lời chỉ có thể là bạn thiếu vốn sống hay có cái nhìn chưa chín chắn, về cuộc sống. Nếu có cái nhìn chín chắn bạn sẽ thấy được trong tập thể chúng ta đang sống có rất nhiều người có những điểm dễ thương mà mình không có, đáng để mình tôn trọng, học hỏi.

Bệnh “ngôi sao” chỉ làm cho bạn ngày càng cô lập với mọi người mà thôi. Tất nhiên biểu hiện đó có thể giải thích là do tuổi trẻ xốc nổi, cái tôi quá lớn và chưa có nhiều trải nghiệm. Nếu khư khư giữ lấy cái tôi, tự nâng mình lên hoặc hài lòng với thế mạnh của mình một cách thái quá thì bạn sẽ trở nên thiếu thực tế đó.

Không ít bạn lại chọn một cuộc sống khá tẻ nhạt, nhốt mình vào thế giới ảo với game online, chat room... Sống vật vờ trên đó cũng là sống thiếu thực tế và mất cân đối. Bởi cuộc sống vốn cần bạn có nhiều mối quan tâm, quan hệ như đi đâu đó tham quan, tham gia từ thiện, học hành... Những điều đó sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm tích cực hơn với cuộc sống này.

Không thực tế còn là việc sống dối lòng. Từ chuyện chạy trốn hoàn cảnh, nhiều bạn gia đình không khá giả, bố mẹ phải vất vả tằn tiện nhưng bạn sẵn sàng mua sắm áo quần hàng hiệu. Mục đích chỉ là để chạy theo cho bằng những người bạn khá giả hơn mà quên mất thực tế cuộc sống của mình, vô tình các bạn trở thành người không biết yêu thương cha mẹ. Chiếc mặt nạ hàng hiệu ấy đã được đổi bằng biết bao khó nhọc của mẹ cha, liệu có đáng chăng?

Và ước mơ cũng vậy, chúng ta có quyền mơ mình sẽ trở thành những con người vĩ đại, có tầm trên thế giới, nổi tiếng... nhưng chúng ta cần phải biết thực lực của mình. Đừng mụ mị mình bằng những lời có cánh, chúng ta ai cũng có thể chinh phục những đỉnh cao của thành công, nhưng phải nhớ đỉnh của mỗi người không ai giống ai cả. Nội lực bạn có thể đến một vị trí nào đó thì hãy chấp nhận nó ở vị trí đó.

Áo Trắng số 1 [ra ngày 1-1-2011] hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

LONG ALÔ []

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay nghe những câu nói về thực và thực tế vậy ý nghĩa của chúng như thế nào? Sự khác nhau về thực dụng và thực tế ra sau? Hãy cùng Topshare.vn tìm hiểu về hay từ ngữ này nhé!

Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?

Thực dụng là gì?

Đầu tiên là về từ thực dụng đây là từ ghép được ghép lại với nhau từ hai từ đơn là thực và dụng. Từ thực có nghĩa là hiện thực, hiện tại, có thực,.. Về từ Dụng thì có nghĩa là sử dụng, dùng, dùng làm gì đó,… 

Khi chúng ta ghép hai từ này với nhau thì nghĩa của hai từ này có nghĩa là có lợi ngay lập tức có lợi ngay trước mắt. 

Thực dụng là người có suy nghĩ thiết thực, luôn luôn đưa ra lợi ích của mình lên hàng đầu, là người coi trọng của cải, vật chất nhưng lại xem nhẹ giá trị tinh thần và các mối quan hệ với họ phải điều mang đến cái lợi cho họ trước.

Ngày nay có rất nhiều người bị rơi vào lối sống thực dụng. Họ chỉ biết đến tiền tài, vật chất và lợi ích của chính họ mà luôn sống ích kỷ, làm sao cho họ hưởng được lợi ít nhiều nhất không quan tâm đến suy nghĩ, cảm nhận của những người xung quanh, những người thận của họ. Họ bất chấp tất cả miễn sao có lợi trước cái đã rồi sau này thế nào thì mặt kệ. 

Những biểu hiện của người sống thực dụng 

Người sống thực dụng luôn tôn thờ vật chất, lấy của cải làm mục đích sống cho bản thân. Với họ thì tiền bạc, vật chất là quan trọng nhất, họ làm mọi thứ vì tiền và không quan tâm đến ai hết. Mọi thứ điều quy đổi ra tiền ngay cả tình cảm, mối quan hệ với những người xung quanh, và thậm chí tình yêu của phải mang lại giá trị và cũng quy ra bằng tiền.

Người thực dụng coi tiền là trên hết nên họ không quan tâm mọi thứ mà người khác làm, những người họ quan hệ, quen biết những đối tượng mà họ tiếp cận… nếu không đem lại lợi nhuận, tiền bạc hay các giá trị kinh tế, thực dụng nào đó cho họ thì họ không quen nữa. Và điều tồi tệ nhất đối với người thực dụng là họ sẵn sàng chà đạp lên những thứ tốt đẹp nhất của người khác để biến chúng thành của riêng cho chính mình.

Thực tế là gì? 

Vậy thực tế là gì? Thực tế là điều hiện thực, điều có thực. Người sống thực tế là người hiểu rõ về bản thân mình về giá trị, năng lực của bản thân mình và luôn tìm cách phát huy tốt nhất khả năng của mình. 

Sự khác nhau giữa thực dụng và thực tế

Khi vừa đọc hai từ thực dụng và thực tế thì nghe như giống nhau nhưng thật sự hai từ này có nghĩa hoàn toàn khác nhau và trái ngược nhau.

Nếu nói thực dụng chỉ quan tâm đến tiền và lợi ích trước mắt của bản thân mà không quan tâm đến những giá trị khác thì người thực tế lại hiểu rõ bản thân mình, người thực tế luôn tìm cách để phát huy hết những thế mạnh của bạn thân họ.

Trong cuộc sống mỗi ngày người thực dụng luôn tỏ ra mình am hiểu mọi thứ thế nhưng chỉ muốn dựa vào người khác để vụ lợi cho bản thân. Họ quen với cách sống được hầu hạ và nuông chiều coi mình là duy nhất, là độ nhất. Trong khi đó người thực tế họ luôn làm chủ bản thân, luôn độc lập cố gắng hết mình để vươn lên để làm mọi thứ bằng khả năng, năng lực của mình không dựa dẫm bất kỳ ai.

Trong tình yêu, thì hai từ này càng trở nên khác biệt hơn. 

Người thực dụng luôn luôn chọn người yêu qua túi tiền và những món đồ đắt tiền trên người anh ta. Trong khi đó, đối với người thực tế lại nhìn nhận được khả năng của người yêu, nhì về chiều sâu hơn những khả năng về tương lai của người yêu mình. Đó không nhất thiết là người có nhiều tiền hiện tại nhưng có ý chí, có nghị lực biết cầu tiến, biết hoàn thiện bản thân để có thể cùng nhau xây nên một tương lai tươi sáng.

Vì người thực dụng chỉ quan tâm đến tiền nên nếu người yêu còn tiền thì họ còn toan tính và cố gắng ở bên cạnh để “đào mỏ”. Khi nào người yêu không còn gì để lợi dụng thì họ chắc chắn sẽ bỏ ngay lập tức. Người thực tế sống lý trí nhưng lại nhìn rõ được tình cảm của mình. Khi yêu họ sẽ không vì người yêu khó khăn mà rời bỏ, trái lại sẽ dùng mọi cách để xây dựng cho mối quan hệ đó được bền vững.

Nếu người thực tế không yêu cầu người yêu phải cung phụng thì người thực dụng lại luôn mang người yêu ra so sánh và yêu cầu người yêu phải trở thành “toàn năng”. 

Trong mối quan hệ yêu đương, người thực dụng lúc nào cũng chỉ mong nhận được quà từ người yêu và moi được càng nhiều càng tốt. 

Khi người yêu gặp vấn đề về tài chính. Đây là lúc mà người thực dụng sẵn sàng “bỏ mặt” và bỏ lại người yêu một cách không thương tiếc vì cô ta đã hết giá trị lợi dụng. Trái lại, đối với người thực tế thì họ nhìn nhận được khó khăn, cùng người yêu tìm cách giải quyết. 

Một điểm nữa không giống nhau giữa người thực dụng và người thực tế trong tình yêu đó là khi đi ăn, chơi. Người thực dụng coi việc trả tiền là của người yêu. Nếu người yêu không khó khăn không đủ đáp ứng nhu cầu thì họ sẵn sang chê bai, cằn nhằn, giận dỗi. Trong khi đó, người thực tế coi việc trả tiền là để giữ sĩ diện cho người yêu và họ sẽ tìm cách khác để hồi đáp.

Và khi kết thúc một mối tình, người thực dụng sẽ đắn đo xem người yêu còn giá trị lợi dụng không mới chia tay. Với họ, tình yêu có thể hết nhưng tiền vẫn còn thì vẫn có thể tiếp tục mối quan hệ. Ngược lại, người thực tế thì sẽ nhìn nhận rõ mối quan hệ của mình đang có gì bất ổn. Nếu không thể khắc phục thì họ sẽ dứt khoát chia tay mà không tính đếm đến tài chính của người yêu.

Xem thêm:

Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: “Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở Việt Nam hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới sống thực dụng“.

Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại: “Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?”

Bạn tôi bảo:

“Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại. 

Sống thực tế là hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Còn sống thực dụng là bất chấp thực tế, bất chấp năng lực thực sự của mình ra sao mà chỉ chăm chăm giành được cái lợi nhỏ trước mắt, ngoài ra mặc kệ hậu quả sau này nghiêm trọng thế nào.”

Đã từng sống ở Mỹ một thời gian dài, tôi biết bạn tôi nói đúng.

Ở Mỹ, học sinh học vừa sức, không nhồi nhét, không quan tâm đến thành tích và cũng không có khái niệm trường chuyên lớp chọn. Bằng cấp đối với họ chỉ là một tờ giấy chứng nhận rằng họ đã đạt yêu cầu về mặt kiến thức lẫn chuyên môn ở một trình độ nhất định, không có gì ghê gớm cả. Cái họ quan tâm là trên thực tế, năng lực và kiến thức của anh có tương xứng với bằng cấp và vị trí của anh trong xã hội hay không. Ở Việt Nam thì bằng cấp và thành tích là thước đo quyết định địa vị cũng như thu nhập. Cha mẹ ép con cái học cố sống cố chết để vào trường chuyên lớp chọn rồi vào đại học. Học xong đại học thì phải cố bơi cho được cái thạc sĩ. Tất cả không phải vì kiến thức mà chỉ vì chỗ đứng trong xã hội. Kết quả là học được gì không quan trọng, có sử dụng được không cũng không quan trọng, thậm chí bằng giả cũng chả sao. Cái quan trọng nhất là kiếm sao cho được nhiều tiền.

Ở Mỹ, mỗi lần một công trình được thi công, người ta phải tính toán sao cho thiên nhiên ở đó bị ảnh hưởng ở mức thấp nhất, hệ cân bằng sinh thái ít bị tổn hại nhất, môi trường sống của người và động thực vật không bị phá hoại, vì họ hiểu được một vấn đề thực tế rằng tài nguyên thiên nhiên là những di sản vô giá bắt buộc phải bảo tồn cho thế hệ sau.

Còn ở Việt Nam, miễn là kiếm được ít tiền bỏ túi, người ta sẵn sàng xả độc ra biển, hút cát dưới sông, phá rừng xây thuỷ điện, thậm chí san bằng cả một khu bảo tồn sinh thái độc đáo để xây resort, gắn cáp treo bất chấp hậu quả về sau.

[Ảnh qua Twitter@hop_yen]

Ở Mỹ, người dân quan tâm đến bầu cử, đến chính trị vì họ biết họ có quyền công dân cũng như mọi quyết định chính trị của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình họ.

Ở Việt Nam, người dân chỉ lo kiếm tiền vun đắp cho bản thân được ngày nào hay ngày nấy. Họ thờ ơ dửng dưng với những bất công tiêu cực của xã hội miễn sao những điều đó không xảy ra với họ là được. Tham nhũng tràn lan, nợ công tăng vọt, doanh nghiệp quốc doanh thất thoát nghìn tỉ… đối với họ đều không phải là vấn đề đáng bận tâm nếu ngày mai vẫn còn bia để dô dô.

Ở Mỹ người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và sự cường thịnh của quốc gia. Họ không làm những điều có lợi cho bản thân nhưng đi ngược lợi ích cộng đồng.

Ở Việt Nam, người ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách ngồi tự hào khoe khoang bề dày lịch sử dân tộc với những chiến công của tổ tiên, hoặc lên cơn mê sảng vì một giải bóng đá khu vực hoặc lên mạng không tiếc lời thoá mạ một thằng Tây nào đó dám cả gan nói xấu Việt Nam. Còn lại họ thản nhiên dùng đủ mánh khoé xấu xa để giết đồng bào mình và trục lợi từ việc đó, từ việc rải đinh ra đường cho tới việc bơm hoá chất độc hại vào thực phẩm.

Ở Mỹ, người dân cân bằng cuộc sống bằng niềm tin tôn giáo. Họ đến nhà thờ để tìm sự yên bình trong tâm trí và sinh hoạt cộng đồng giúp đỡ những người cùng đức tin.

Ở Việt Nam, người ta đi lễ chùa, đền, miếu cầu tiền bạc, cầu trúng số, cầu thi đậu, cầu chức quyền… như thể thánh thần sẽ vì những thứ hương hoa xôi thịt rẻ tiền mà thoả mãn lòng tham không đáy của đám người trần mắt thịt.

Ở Mỹ, những dịp cưới hỏi hay ma chay, giỗ chạp là những sự kiện riêng tư. Họ tổ chức đơn giản, trang trọng và chỉ mời những người thực sự có ý nghĩa với họ.

Ở Việt Nam, ma chay hiếu hỉ cưới xin là những dịp tốt để làm rùm beng tốn kém vừa để chứng tỏ với thiên hạ vừa để kiếm tiền mừng.

Ở Mỹ, người ta dạy trẻ con cách tự lập, cách ứng xử giao tiếp, cách bảo vệ bản thân không bị xâm phạm, cách thoát hiểm… những kĩ năng thực tế con người cần để tồn tại và phát triển trong xã hội.

Ở Việt Nam, người ta nhồi vào đầu bọn trẻ một mớ kiến thức cao siêu nhưng vô dụng với đích đến là những bằng cấp.

Ở Mỹ, người ta đánh giá trí thông minh và năng lực của con người qua sự sáng tạo, phát minh và đóng góp cho xã hội. Anh là ai không quan trọng, miễn sao anh có đóng góp cho xã hội thì anh sẽ được sự công nhận và tưởng thưởng xứng đáng.

Ở Việt Nam, năng lực của con người được đánh giá qua, gốc gác, sự khôn lỏi ma lanh và khả năng dùng thủ đoạn để thăng tiến. Đóng góp cống hiến là chuyện hết sức xa vời.

Lối sống thực tế và lối sống thực dụng không hề giống nhau mặc dù chúng dễ gây ra nhầm lẫn. Lối sống thực tế mang đến những sự phồn vinh vững mạnh và lâu dài vì nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những giá trị thực.

Ngược lại lối sống thực dụng triệt tiêu và đảo lộn những giá trị thực tiễn để tạo ra cái lợi nhỏ trước mắt, để lại những tác hại khôn lường. Chọn lối sống thực dụng, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho lựa chọn thiếu sáng suốt này.

Theo Facebook Vien Huynh

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề