Đau thận đau ở đâu

Đặc điểm cơn đau quặn thận, cơn đau do sỏi thận, sỏi niệu quản… rất đa dạng. Cơn đau thận có thể xảy ra một cách đột ngột với mức độ đau dữ dội; cơn đau cũng có thể chỉ âm ỉ mức độ nhẹ nhàng, thoáng qua. Bài này, bác sĩ sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đặc điểm cơn đau do sỏi đường tiết niệu.

Triệu chứng đau

Triệu chứng đầu tiên và hay gặp nhất mà người bệnh cảm nhận được khi có sỏi tiết niệu là triệu chứng đau. Đây cũng là lý do chính mà người bệnh phải đi khám bệnh. Tùy theo vị trí và tính chất sỏi mà tính chất đau khác nhau.

Vị trí đau vùng thắt lưng

Sỏi thận hay niệu quản biểu hiện đau vùng thắt lưng, đây là vùng nằm giữa xương sườn 12 và cột sống. Đau thường với tính chất âm ỉ mạn tính hay cơn đau quặn thận.

Đau mạn tính vùng thận với biểu hiện: đau âm ỉ, căng tức vùng hố thận hay vùng mạng sườn thắt lưng [vùng này nằm phía sau, giữa xương sườn 12 và cột sống]. Đau âm ỉ có xu hướng tăng lên sau đợt vận động gắng sức. Nguyên nhân đau âm ỉ: thường có cản trở lưu thông nước tiểu của thận, niệu quản mạn tính như sỏi, có thể do viêm không đặc hiệu [NKN].

Các nghiên cứu tại Bênh viện 103, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E đều khẳng định trên 80% sỏi thận và niệu quản có đau âm ỉ vùng thắt lưng.

Đặc điểm cơn đau quặn thận:

Là một cơn đau xuất hiện đột ngột, một cách tự nhiên hoặc sau một đợt vận động gắng sức. Bắt đầu đau ở vùng mạn sườn thắt lưng. Đau với tính chất lăn lộn, dữ dội, không có tư thế giảm đau. Đau có xu hướng lan ra trước và xuống dưới vùng bẹn và cơ quan sinh dục cùng bên. Cơn đau thường kéo dài vài phút hay hơn; sau đó đỡ dần hoặc đỡ nhanh hơn nếu được dùng thuốc giảm đau, giãn cơ và nghỉ ngơi.

Đặc điểm khởi phát

Điểm khởi phát của cơn đau ờ vùng mạn sườn thắt lưng, đó là vùng nằm giữa xương sườn 12 và cột sống. Cơn đau do bệnh tại thận có vị trí đau cao hơn đau do bệnh niệu quản.

Hướng đau

Hướng đau lan xuyên ra trước và xuống dưới. Cơn đau do sỏi niệu quản lan xuống dưới nhiều hơn con đau quặn thận.

Khởi phát cơn đau thường tự nhiên đột ngột. Nhưng trong một số trường hợp lại xuất hiện sau một vận động hay gắng sức. Trường hợp này rất có ý nghĩa để chấn đoán nguyên nhân do sỏi đường tiết niệu.

                                               Đặc điểm cơn đau quặn thận

+    75% số các trường hợp cơn đau quặn thận hay đi kèm với các rối loạn hệ tiết niệu như: đái máu; đái đục hoặc đái dắt; đái buốt. Sau cơn đau mà bệnh nhân đái màu hồng hay đái ra cục máu rất có giá trị dể chẩn đoán nguyên nhân do sỏi.

+ 68% số các trường hợp cơn đau quặn thận hay đi kèm với các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn và nôn, trướng bụng; nguyên nhân là do kích thích hệ thần kinh thực vật. Cụ thể là đài bể thận và 1/3 trên niệu quản và các cơ quan tiêu hóa như dạ dày; đại tràng, tiểu tràng, gan, tụy, lách cùng hệ giao cảm ngực [D5 – D12] chỉ huy. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa này đôi khi sẽ làm lạc hướng chẩn đoán.

  • Cơ chế cơn đau quặn thận: đau do tăng áp lực đột ngột trong hệ thống đài bể thận, nhu mô thận bị ép đột ngột, bao thận căng đột ngột, từ đó kích thích cấp tính thần kinh giao cảm có rất nhiều ở vùng vỏ thận gây cơn đau.

Đau vùng hạ vị

  • Đau cấp tính thường ít gặp, nếu gặp chủ yếu là trong trường hợp bí đái cấp, cầu bàng quang căng to do sỏi niệu đạo hay sỏi nhỏ cổ bàng quang.

  • Đau mạn tính: đau mạn tính vùng bàng quang thường gặp hơn đau cấp tính. Biểu hiện: đau âm ỉ vùng hạ vị, đau thường liên quan tới rối loạn tiểu tiện như đái dắt, đái buốt.

Đau dọc niệu đạo

Gặp trong sỏi niệu đạo ở trẻ em sau đi tiểu, đứa trẻ phải nắm chặt dương vật do đau.

Xem thêm: 

– Sỏi niệu quản: 10 vấn đề bạn cần biết

– Cơn đau quặn thận

– Sỏi tiết niệu: 10 điều bạn cần quan tâm nhất

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:  

0984 260 391 -  
 0886 999 115

Là một bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiết niệu, tôi muốn chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình để giúp các bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị, lựa chọn được địa chỉ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Đau thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng, chấn thương hoặc một vấn đề sức khỏe khác như sỏi thận. Đau thận thường bị nhầm lẫn với đau lưng do vị trí của thận trong cơ thể. Hãy đến khám bác sĩ để xác định nguồn gốc của cơn đau thận và các lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Qua bài viết này Docosan sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về đau thận nhé!

Đau thận là đau ở đâu trên cơ thể?

Đau thận: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đau thận

Cảm giác đau thận sẽ được chúng ta cảm nhận rõ nhất tại vị trí của thận: xung quanh vùng giữa lưng, ngay bên dưới lồng ngực, ở cả hai bên cột sống. Thận là một phần của hệ thống tiết niệu, bao gồm các cơ quan sản xuất và loại bỏ nước tiểu [tức là đi tiểu]. Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tạo nên đường tiết niệu.

Người bệnh có thể bị khó chịu ở thận ở một bên lưng hoặc cả hai bên. Không phải lúc nào cơn đau ở những vùng này cũng đồng nghĩa với việc thận của bạn có vấn đề. Vì thận được bao quanh bởi các cơ, xương và các cơ quan khác nên có thể khó xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau. Hãy đi khám ​​bác sĩ nếu bạn đang gặp phải những cơn đau dai dẳng mà bạn tin là do thận của bạn gây ra.

Triệu chứng đau thận

Dấu hiệu đau thận thường là những cơn đau âm ỉ và khi ấn vào sẽ thấy đau. Mặc dù tình trạng đau thận thường chỉ gặp ở một bên lưng, nhưng một số vấn đề sức khỏe khác vẫn có thể ảnh hưởng đến cả hai thận và gây đau cả hai bên.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau thận, mà các triệu chứng có thể sẽ khác nhau:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Tiểu máu
  • Tiểu đau
  • Ớn lạnh hoặc nhức mỏi cơ thể
  • Buồn nôn, nôn
Đau thận: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đau thận

Làm sao để phân biệt đâu là biểu hiện đau thận hay đau lưng?

Bởi vì vị trí của thận trong cơ thể nên khi đau rất dễ khiến ta nhầm lẫn giữa đau lưng và đau thận. Vậy làm thế nào bạn có thể xác định sự khác biệt giữa hai cơn đau này?

Đau thận:

  • Thường đau ở phần cao trên lưng và đau ở sâu.
  • Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên.
  • Không giảm đau khi đi lại hoặc nghỉ ngơi
  • Khi bạn cử động cơ thể hoặc nghỉ ngơi, bệnh khó có thể biến mất.

Đau lưng:

  • Thường đau ở phần lưng dưới
  • Có thể mất vận động cả một bên chân
  • Đau nhói lên từng cơn
  • Đau nặng nề hơn khi thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như cúi xuống hoặc nâng vật nặng
  • Có thể giảm đau khi bạn di chuyển cơ thể hoặc nghỉ ngơi

Nguyên nhân đau thận

Đau thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán cơn đau là do nguyên nhân gì và đề ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Sỏi thận

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau thận là do sỏi thận. Sỏi thận phát triển khi chất thải tích tụ trong máu và tích tụ lại với nhau dần tạo thành sỏi trong thận. Sỏi thận nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu và theo nước tiểu ra ngoài. Mặt khác, những viên sỏi lớn hơn sẽ gây đau nhiều và có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTIs] là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiết niệu gây ra và có thể gây đau khi đi tiểu. Bàng quang và niệu đạo là những vị trí phổ biến nhất đối với nhiễm trùng tiểu. Sốt và tiểu nhiều cũng là các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.

Mất nước

Đau thận đôi khi có thể do mất nước [cơ thể thiếu chất lỏng]. Mất nước có thể xảy ra do đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, đi tiểu nhiều hoặc một số bệnh nội khoa như tiểu đường.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là do vi khuẩn di chuyển từ phần khác của đường tiết niệu đến thận. Do đường tiết niệu của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận hơn. Nhiễm trùng thận cần được điều trị ngay lập tức để tránh tổn thương thận.

Tổn thương thận

Thận của bạn có thể bị tổn thương trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn, hoặc khi tham gia các môn thể thao như bóng đá, quyền anh. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thận mà cơn đau do chấn thương thận có thể là nhẹ đến nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng.

Ung thư thận

Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư thận, có thể không có đau hoặc các dấu hiệu khác. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bên hông, lưng hoặc bụng và cơn đau không thuyên giảm. Sốt hoặc tiểu ra máu cũng là những triệu chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, những triệu chứng này không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng bạn bị ung thư thận; chúng cũng có thể do nhiều vấn đề sức khỏe khác gây ra.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang là một bệnh di truyền, trong đó các u nang [khối u chứa đầy chất lỏng] phát triển trong thận. Những u nang này làm thận to ra hơn so với kích thước bình thường, gây đau ở lưng hoặc một bên.

Điều trị đau thận như thế nào?

Phương pháp điều trị đau thận sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy nếu bạn bị đau thận, hãy đến khám ​​bác sĩ ngay. Những gì bác sĩ của bạn có thể làm là:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm bằng chứng nhiễm trùng
Đau thận: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đau thận
  • Để phát hiện xem thận của bạn có bị tổn hại hay không, làm các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT.

Đau thận có thể do nhiều nguyên khác nhau gây nên, cần phân biệt được đau thận với đau lưng và tìm được chính xác nguồn gốc của cơn đau thì việc điều trị sẽ được hiệu quả và nhanh chóng hồi phục hơn. Chính vì vậy khi có cảm giác đau thận thì hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn ngay bạn nhé!

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Nguồn: www.kidneyfund.org

Video liên quan

Chủ Đề