Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì năm 2024

Khung xương sườn gắn vào xương ức và cột sống, và xương sườn bảo vệ nhiều cơ quan quan trọng. Ở bên trái của cơ thể, các cơ quan này bao gồm:

• tim

• phổi trái

• lách

• thận trái

• tụy

• dạ dày

Dưới đây, chúng tôi thảo luận về 10 nguyên nhân có thể gây vùng bụng trên bên trái dưới xương sườn và khi nào thì một người có triệu chứng này nên đi khám bác sĩ.

1. Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích [IBS]. IBS là tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể bao gồm:

• thay đổi nhu động ruột

• tiêu chảy

• táo bón

• co thắt dạ dày

• đầy hơi

• chất nhầy màu trắng trong phân

• mệt mỏi

Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra IBS, bệnh thường xảy ra do:

• sự kiện cuộc sống gây stress

• trầm cảm

• nhiễm khuẩn hoặc thay đổi trong ruột

• nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm

Những người bị IBS có thể được lợi từ việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

• tăng lượng chất xơ

• uống men vi sinh

• tập thể dục nhiều hơn

• giảm stress, ví dụ, bằng cách thực hành các kỹ thuật thiền và thư giãn

• đảm bảo vệ sinh giấc ngủ tốt

• nghỉ ngơi đầy đủ

2. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm đường ruột [IBD] là thuật ngữ chung chỉ các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính đường tiêu hóa. Các thể bệnh IBD phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Các triệu chứng của IBD bao gồm:

• đau bụng

• tiêu chảy thường xuyên

• máu trong phân

• mệt mỏi

• sụt cân không mong muốn

Chức năng của hệ miễn dịch kém có thể gây ra IBD, một số loại thuốc có thể giúp điều trị.

3. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là viêm ở phần sụn nối xương sườn với xương ức. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở ngực nặng lên khi hít thở sâu hoặc khi tham gia các hoạt động thể chất.

Uống thuốc giảm đau và chườm ấm vào vùng này có thể giúp điều trị viêm sụn sườn.

Bất cứ ai bị khó thở, sốt hoặc buồn nôn kèm theo đau ngực nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

4. Xương sườn bị bầm tím hoặc gãy

Nếu chấn thương dẫn đến một hoặc nhiều xương sườn bị bầm tím hoặc gãy, nạn nhân có thể bị đau quanh chỗ xương sườn bị ảnh hưởng cũng như đau ngực khi hít vào. Họ cũng có thể nghe thấy tiếng rắc tại thời điểm chấn thương.

Xương sườn bị tổn thương thường tự liền trong vòng 3 – 6 tuần. Có thể giảm đau và giúp quá trình chữa bệnh bằng cách:

• uống thuốc giảm đau

• chườm lạnh vào xương sườn để giảm sưng

• ôm gối vào ngực khi ho

• hít thở chậm, sâu để loại bỏ dịch tiết ra khỏi phổi

Xương sườn gãy đôi khi có thể chọc vào các cơ quan xung quanh. Do đó, người bị gãy xương sườn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy:

• đau ngực nhiều hơn

• khó thở

• đau vai

• ho ra máu

5. Viêm tụy

Viêm tụy có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Người bệnh có thể bị:

• sưng hoặc đau ở bụng, có thể xuyên ra sau lưng

• sốt

• tăng nhịp tim

• buồn nôn

• cảm giác sưng ở bụng

Người bị viêm tụy nặng có thể có thêm các triệu chứng, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Nếu một người nghĩ rằng họ có thể bị viêm tụy, họ nên đi khám bác sĩ ngay.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng sẽ quyết định điều trị, có thể bao gồm:

• thuốc giảm đau

• truyền dịch và thức ăn

• nghỉ ngơi

• phẫu thuật, trong trường hợp nặng

6. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim gây đau ngực dữ dội, cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

• sốt

• ho

• hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh, hẫng nhịp, hoặc bơm quá mạnh hoặc quá nhanh

• mệt mỏi

Màng ngoài tim bao gồm hai lớp mô bảo vệ tim và giúp tim hoạt động. Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm của mô này và thường là kết quả của nhiễm vi-rút.

Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và nghỉ ngơi nhiều có thể giúp điều trị viêm màng ngoài tim.

Đau ngực do viêm màng ngoài tim có thể cảm giác tương tự như cơn đau tim. Những người bị đau ngực nên tìm cách điều trị y tế ngay lập tức.

7. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tên y học của tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, có thể xuất phát từ:

• nhiễm khuẩn

• lạm dụng ma túy hoặc rượu

• tiếp xúc với bức xạ

• phản ứng stress của cơ thể đối với phẫu thuật hoặc bệnh nặng hoặc chấn thương

Viêm có thể gây đau hoặc khó chịu ở bụng trên bên trái, và người bệnh cũng có thể bị buồn nôn và nôn.

Điều trị viêm dạ dày bao gồm dùng các loại thuốc giúp giảm lượng axit trong dạ dày, cho phép lớp niêm mạc được chữa lành.

8. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận trái có thể gây đau ở vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng thận có thể bao gồm:

• đi tiểu thường xuyên

• đau khi đi tiểu

• đau ở lưng và háng

• sốt

• buồn nôn

• nôn

Nhiễm trùng thận có thể nguy hiểm, vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ ngay.

Để điều trị nhiễm trùng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đôi khi, nhiễm trùng nặng gây ra áp xe lớn hình thành trên thận, và phải phẫu thuật để dẫn lưu.

9. Sỏi thận

Sỏi thận nhỏ có thể đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu mà không gây đau, nhưng sỏi thận lớn hơn có thể gây ra các triệu chứng sau:

• đau ở bụng và lưng

• máu trong nước tiểu

• đau khi đi tiểu

• buồn nôn

• nôn

Uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước có thể giảm thiểu các triệu chứng và giúp sỏi thận trôi ra ngoài. Những người bị sỏi thận lớn hơn có thể cần điều trị bằng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.

10. Lách to

Đau ở bụng trên bên trái có thể là dấu hiệu của vấn đề với lách. Lách có thể bị to ra do nhiễm trùng hoặc một số tình trạng bệnh, chẳng hạn như bệnh gan hoặc viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng của lách to:

• cảm thấy no khi mới ăn rất ít

• thiếu máu

• mệt mỏi

• dễ chảy máu

• nhiễm trùng thường xuyên và tái phát

Các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân nền gây ra lách to. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, người bệnh cần hoàn thành một liệu trình điều trị bằng kháng sinh.

Thỉnh thoảng, một chấn thương ở nửa bên trái của cơ thể có thể khiến lách bị vỡ, dẫn đến đau ở vùng bụng trên bên trái, chóng mặt và tăng nhịp tim.

Vỡ lách là một cấp cứu y tế vì nó có thể gây chảy máu nhiều ở bên trong. Nếu một người có các dấu hiệu và triệu chứng của lách to hoặc vỡ lạch sau khi bị thương ở vùng này, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nói chuyện với bác sĩ về đau hoặc khó chịu nghiêm trọng hoặc thường xuyên ở vùng bụng trên bên trái.

Gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây đi kèm với đau bụng:

• yếu

• phân màu đen, giống như hắc ín

• có máu trong phân, nước tiểu hoặc chất nôn

Một người bị đau ngực và khó thở, chóng mặt hoặc sốt nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tóm lại

Đau vùng bụng trên bên trái dưới xương sườn có thể là do xương sườn bị gãy hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở ngực hoặc lưng.

Nếu đau vùng bụng trên bên trái diễn ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Tại sao đau bên sườn trái?

Đau sườn trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Có thẻ kể ra đây một số bệnh liên quan đến đau vùng hạ sườn trái, như: Đau thần kinh liên sườn, đau đại tràng, viêm tụy cấp, bệnh bạch cầu cấp – mạn tính, viêm thận, sỏi thận…

Đau tức hạ sườn bên phải là bệnh gì?

Đau tức hạ sườn bên phải là biểu hiện của bệnh thận Sỏi thận hình thành gây kích thích, chèn dòng nước tiểu chảy từ thận, gây tắc nghẽn tạo ra các ổ viêm, là nguồn căn của các cơn đau hạ sườn phải. Dấu hiệu đau tức hạ sườn phải cũng gặp ở bệnh viêm loét đại tràng.

Đau xương sườn là bệnh gì?

Đau xương sườn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ thông thường như vấn đề ở đường tiêu hóa, tới nguy hiểm như bệnh lý xương khớp hoặc ung thư phổi. Chính vì thế, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe, đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Mạng sườn nằm ở đau?

Chúng còn được biết đến với tên gọi mạn sườn phải, đây chính là vùng bụng nằm ở bên phải, phía dưới phần xương sườn. Mạn sườn phải là vùng bụng dưới xương sườn, nằm ở bên phải. Trên thực tế, có rất nhiều bộ phận, cơ quan nội tạng quan trọng nằm gần với mạn sườn.

Chủ Đề