Dđịnh nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật là gì năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương khuyến cáo:

- Sử dụng thuốc khi cần thiết.

- Sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng gồm : Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách

Đúng thuốc

Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc, dạng thuốc cần sử dụng vàdùng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông.

Đúng lúc

Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.

Đúng liều lượng, nồng độ

Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.

Liều lượng là lượng thuốc ít nhất dùng cho một đơn vị diện tích để có thể tiêu diệt dịch xuống mức thấp nhất không gây hại cho cây trồng, thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha

Nồng độ thuốc là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun lên cây, thường tính bằng % hoặc ml, gam thuốc thành phẩm trong 1 bình phun hoặc 10 lít nước. Nồng độ được tính trên cơ sở liều lượng thuốc cần dùng và lượng nước cần phun.

Ví dụ: Có loại thuốc hướng dẫn nồng độ pha 0,2% (pha 2ml thuốc cho 1 lít nước), liều lượng dùng là 1 lít nước thuốc/ha, lượng nước cần dùng để phun sẽ là 500l/ha .

Đúng cách

Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dễ gây ngộ độc cho người phun thuốc; tránh phun trời mưa, làm giảm tác dụng thuốc.

Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.

.jpg)

Phun thuốc BVTV tại xã Quảng Trường

Cách dùng hỗn hợp thuốc

Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại.

Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.

Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:

  • Mở rộng phổ tác dụng.
  • Sử dụng sự tương tác có lợi.
  • Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
  • Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
  • Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên khi hỗn hợp cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì có những hoạt chất không thể hỗn hợp với nhau. Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất : Propanil và Butachlor; Tilt super 300 ND được hỗn hợp từ hai hoạt chất Propiconazole và Difennoconazole; Sumibass 75 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất Fenitrothion và Fenoburcarb.

Lưu ý:Trong quá trình pha thuốc nếu hai loại thuốc là bột và nước thì pha tan thuốc bột trước sau đó mới cho thuốc nước vào pha tiếp.

.jpg)

hình minh họa

Sử dụng luân phiên thuốc.

Là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một đối tượng (sâu, bệnh, cỏ dại)

Mục đích: ngăn ngừa sự hình thành tính chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc.

Ví dụ như thay đổi thuốc trừ sâu gốc Pyrethroid với thuốc gốc Lân hữu cơ hoặc Carbamate, giữa thuốc hoá học tổng hợp với thuốc vi sinh hoặc thảo mộc, giữa thuốc tác động thần kinh với thuốc chống lột xác...

Hợp chất bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng hoặc trừ sinh vật gây hại cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm là phần còn lại của hoạt chất, các thành phần chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trong cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1kg nông sản, đất và nước.Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên bề mặt vật phun, phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm có trong không khí, đất, nước.

Tác hại của hợp chất bảo vệ thực vật

Hầu hết hóa chất BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ở mức độ khác nhau

  • Chất độc cấp tính: Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài.
  • Chất độc mãn tính: Có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể vì chúng rất bền, khó bị phân giải và bài tiết ra ngoài.

Hóa chất BVTV có thể thâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau, thông qua 3 đường chính: hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Khi tiếp xúc với hóa chất BVTV con người có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuốc vào phạm vi ảnh hưởng của thuốc

  • Nhiễm độc cấp tính: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, lợm giọng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, nếu nặng có thể gây tử vong…
  • Nhiễm độc mãn tính: kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây đẻ quái thai, dị dạng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy nhược nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não…
    Dđịnh nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật là gì năm 2024
    Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Các loại hợp chất bảo vệ thực vật

Hợp chất bảo vệ thực vật gồm nhiều loại, chủ yếu 4 nhóm chính

Nhóm Clo hữu cơ:

là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

Nhóm lân hữu cơ (organophosphorus):

đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos…

Nhóm Carbamat:

là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

Nhóm Pyrethroid:

là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…

Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhóm asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân, …)

Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

Thực trạng và hướng xử lý

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có nhiều phương pháp xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: phương pháp sắc kí, phương pháp điện di mao quản, Quang phổ UV – VIS, cực phổ, sắc ký bản mỏng, xử lý mẫu và định tính, định lượng… Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kiến thức chuyên môn cao, am hiểu kỹ thuật , vận hành được các thiết bị chạy sắc kí và chi phí đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền…

Hôm nay, Công Ty Tin Cậy chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng bộ test kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Việc sử dụng bộ kit này là một giải pháp tối ưu, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện đối với tất cả mọi người.Kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả dùng để kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và Carbamate trong rau, quả.Kit VPR 10 sử dụng cho 10 lần thử. Kit đơn giản dễ sử dụng- phù hợp cho nhu cầu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả đầu vào của Siêu thị, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn bệnh viện, căn teen, các công ty kinh doanh, phân phối rau, củ quả, v.v

Đặc điểm kỹ thuật của VPR10

Phạm vi áp dụng

Dđịnh nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật là gì năm 2024
Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật

  • Kiểm tra được hầu hết các loại rau, củ, quả.
  • Riêng với quả chanh- thì do ảnh hưởng của acid và tinh dầu trên vỏ chanh, nên độ chính xác không cao. Với rau mồng tơi- thì do độ nhớt cao, nên quá trình chiết mẫu khó tách nước, dẫn đến kết quả chính xác cũng không cao.

Hóa chất bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật, điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng , bảo quản thực vật, làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

BVTV là chất gì?

  1. Vậy thuốc BVTV là gì? Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.

DDT có tác hại gì?

Khi nồng độ DDT có trong sinh vật với lượng đáng kể, có thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Với người, tác hại của DDT trầm trọng, nó phá hủy các nội tiết tố giới tính, gây các bệnh về gan và thần kinh. Năm 2001, Hội nghị Stockholm về thuốc và hóa chất trừ sâu đã xếp DDT vào danh sách 20 hóa chất nguy hiểm.

Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng gì?

Thuốc trừ dịch hại, hay thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ cây trồng (tiếng Anh: pesticide, crop protection agent) có thể là một hợp chất hoá học hay tác nhân sinh học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại.