Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Giới thiệu chung

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên hay còn gọi là đền Thượng. Đây là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong hai vị Quốc Mẫu của Việt Nam là vương phi được sắc phong vào đời vua Hùng Vương thứ 7 và là  một vị thần chủ của Tây Thiên, nữ chúa vùng đất Tam Đảo.

Tổng quan kiến trúc

Ngôi đền có diện tích gần 5.000 m2 cách cổng chính vào Khu danh thắng Tây Thiên về bên trái khoảng 200m. Với không gian rộng lớn cùng phong cảnh thiên nhiên vừa mang nét tâm linh vừa mang nét hữu tình. Lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm với khuôn viên rộng. Bên trong đền thờ tượng Quốc Mẫu Tây Tây Thiên uy nghi thể hiện sự thanh tịnh và vĩnh cửu.

Ngay cạnh khu thờ Quốc Mẫu Tây Thiên bên cạnh còn có một chuông đồng nhỏ và bàn thờ nhỏ thờ thần. Đền còn có lối kiến trúc điêu khắc rồng phượng tinh xảo thể hiện rõ sự tôn kính và lòng thành đối với Quốc Mẫu Tây Thiên.

Ngoài gần đền Quốc Mẫu Tây Thiên có tổ đường chùa Tây Thiên, bàn cô tiên, đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, …

Tam Tòa Thánh Mẫu Tây Thiên – Đền Mẫu Địa Tây Thiên

Điện Tam Tòa Thánh Mẫu thờ lần lượt là Đệ nhất Thượng Thiên (miền Trời), đệ nhị Thượng Ngàn (miền Núi), đệ tam Thoải Phủ (miền Nước).

Một điểm đặc biệt ở đền mẫu Tây Thiên là tín ngưỡng dân gian hầu đồng đã có từ lâu đời và được truyền tụng từ đời này sang đời khác.

Đền Cậu

Tương truyền rằng khởi nguồn là khe Trường Sinh, nơi có đặt bát hương và một hòn đá, là nơi “Cậu” chiêu mộ và nuôi quân theo phò Mẫu. Bởi vậy, nhiều người lên đền Cậu mong cầu tài, phúc, lộc, thọ và những điều tốt đẹp về tình duyên và con cái.

Chuẩn bị lễ đi đền Mẫu Tây Thiên

Nếu bạn chỉ đi vãn cảnh, tham quan, chỉ cần mang hoa quả, bánh kéo chay tịnh nhẹ nhàng. Còn nếu bạn đi hầu đồng cần chuẩn bị kĩ càng hơn cả lễ chay và lễ mặn đầy đủ.

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Bản đồ đến Đền Thượng (Nguồn: leadtravel.com.vn)

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Bàn thờ Quốc Mẫu Tây Thiên (Nguồn: leadtravel.com.vn)

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Điện Tam Tòa Thánh Mẫu (Nguồn: daomautuphu.com)

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Hầu đồng tại Điện Mẫu Tây Thiên (Nguồn: daomautuphu.com)

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Tượng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên (Nguồn: leadtravel.com.vn)

Quốc mẫu là người thôn Đông Lộ - xã Đại Đình có công giúp vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc. Xong việc lớn, không màng danh lợi, Quốc mẫu trở về quê hương và sau cũng hóa tại đây.

Ngày 30/3, tức 15 tháng Hai, trống hội Tây Thiên rộn ràng khai mạc. Lễ hội mang đậm bản sắc vùng văn hóa núi Tam Đảo này được tổ chức  trong 3 ngày: 15, 16, 17 tháng Hai.

Hàng vạn du khách thập phương đã về đây để đắm mình trong không khí lễ hội linh thiêng và thưởng ngoạn thắng cảnh. 

Đền quốc mẫu tây thiên vĩnh phúc

Đền Thõng, nơi thờ phụng Quốc Mẫu, Hoàng hậu Lăng Thị Tiêu của Hùng Chiêu Vương

Khu di tích danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình huyện Tam Đảo được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia từ năm 1991. Nơi đây không chỉ có thông reo chim hót, non sông cẩm tú mà còn là quê hương của Quốc mẫu Lăng Thi Tiêu - người được Hùng Chiêu Vương lập làm chính phi.

Tương truyền, Quốc mẫu là người thôn Đông Lộ - xã Đại Đình có công giúp vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc. Xong việc lớn, không màng danh lợi, Quốc mẫu trở về nơi sinh ra mình và hóa tại đây. 

Truyền thuyết kể rằng, ở xã Đông Lộ thuộc vùng Tây Thiên, Tam Đảo (nay là thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) có vợ chồng vị tù trưởng rất nổi tiếng là Lăng Phiêu và Đào Thị Liễu, tuổi đã gần 40 mà chưa sinh con.

Trong một lần lên Tây Thiên cầu tự, bà họ Đào mơ thấy trong đám mây vàng có một quần tiên nữ khoảng 7 -8 người đang chơi vui, người thì hát, người thì múa, người thì làm thơ, cho đến mờ sáng thì bay về phương Tây.

Từ ấy bà cảm động trong người rồi có thai. 10 tháng sau, bà sinh được một người con gái sắc đẹp chim sa cá lặn, đặt tên là Tiêu, tên hiệu là Nhược Cẩm, lên 4 tuổi biết đàn hát, 6 tuổi hiểu thông văn võ, đến 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không tường tận, trở thành một trang nữ kiệt ở vùng Đông Lộ và một số huyện lân cận.  

Khi trong nước có loạn giặc Thục, bà tuyển mộ ở các xã lân cận và huyện xung quanh được gần 4000 tráng đinh, đến thành Phong Châu, Việt Trì giúp nước, lại được vua Hùng giao thêm 2 vạn quân tinh nhuệ và 3000 ngựa chiến đi đánh Thục. Dẹp xong giặc Thục, bà được phong là Tam Đảo sơn trụ quốc mẫu đại vương.

Đất nước hòa bình, bà lại trở về Đông Lộ, lập ra các cung sở để du ngoạn, chọn Tây Thiên trên núi Tam Đảo làm nơi  ở.  Trời sai 1000 vị sứ giả xuống đòi bà về triều, bà tắm gội rồi ra đi.            

Truyền thuyết về vị Quốc mẫu anh linh ở xã Đại Đình đã có từ lâu. Trải qua thời gian, truyền thuyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ với nhiều chi tiết khác nhau nhưng sự tích vẫn gắn với di tích, với dấu tích văn hóa vật chất hiện đang còn: Đông Lộ là nơi sinh, đền Đông Lộ nay gọi là đền Mẫu sinh; đền xóm Xím thuộc Đông Lộ là nơi mất, nay gọi là đền Mẫu hóa, ở ngay cổng đền còn cái giếng cổ, còn gọi là mộc dục tỉnh (giếng tắm). Đình làng Sơn Đình là nơi bà luyện tập quân sỹ.  

Trong tâm thức nhân dân vùng xã Đại Đình cổ xưa, Quốc mẫu là nhân vật có thật, xuất thân từ vùng nông thôn hẻo lánh, dân dã. Do tài năng và uy tín, tập hợp được lực lượng, giúp nước đánh giặc, trở thành một vị tướng tài ba ở thời đại vua Hùng.

Đền Thõng ở Vĩnh Phúc còn được gọi là đền Tây Thiên. Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, thời Vua Hùng Chiêu Vương, húy Lang Liêu.

Theo thần phả ghi chép lại: bà là tiên giáng trần được đầu thai làm con gái của một vị tù trưởng họ Lăng ở vùng núi Tam Đảo. Từ nhỏ đã tinh thông văn, võ. Vào thời Hùng Vương thứ 6, khi đất nước bị giặc Ân xâm lược bà đã chiêu mộ binh lính giúp vua đánh giặc.

Khi đất nước thanh bình, không màng danh lợi bà trở về quê hương, ở đây bà đã gặp và kết duyên cùng con trai vua Hùng thứ 6 là Hoàng tử Lang Liêu, hiệu Hùng Chiêu Vương. Bà luôn hết lòng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, trồng lúa nước… giúp nhân dân no ấm, đất nước thanh bình. Để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với công lao to lớn của bà, sau khi Quốc Mẫu về với cõi tiên, nhân dân đã lập đền thờ trên núi Tam Đảo tại nơi ở của Quốc Mẫu nay gọi là Đền Thõng.

Cuộc nhân duyên của bà Lăng Thị Tiêu với Hùng Chiêu Vương ở núi Tam Đảo mở ra thời kỳ thịnh trị của quốc gia Văn Lang, phát triển văn hóa và đổi mới phong tục, xứng đáng là thời kỳ cực thịnh trong các đời vua thuộc 18 chi Hùng Vương. Với công lao to lớn với Tổ quốc và nhân dân, Quốc mẫu Tam Đảo kết tập vào hệ thống Hùng Vương, không chỉ là nhân vật huyền thoại kỳ vĩ mà còn trở thành nhân vật lớn của lịch sử. Khi hóa, bà cũng hội nhập vào thế giới thần linh mang tư chất là vị nhân thần của quốc gia Đại Việt, được thờ cúng theo thể chế bách thần.  

Di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc, Đền Thõng toạ lạc trên khu đất bằng phẳng, có thế đất thuận lợi tạo điều kiện cho du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp kì vĩ của thiên nhiên và tài năng của con người.

Đến với nơi đây du khách còn được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, nằm ngay tại sân đền Thõng đã có niên đại hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng linh thiêng, làm tôn lên vẻ đẹp của khu danh thắng . Vẫn tại nơi đó nay còn lưu giữ tấm bia đá được bảo tồn nguyên vẹn , có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” là một chứng tích Lịch sử - Văn hoá rất giá trị, khẳng định danh thắng Tây Thiên đã được nhiều chiều đại hết sức quan tâm và coi trọng, là nơi “Địa linh” bậc nhất của cả nước.

Cây đa chín cội giữa sân đền Thõng

Đền Thõng ngày càng trở thành điểm du lịch thu hút, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Du khách có dịp đi du lịch danh thắng Tây Thiên nhớ dừng chân nơi đây để thắp hương tưởng nhớ Quốc Mẫu Tây Thiên và chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình nơi đây.

Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ Quốc Mẫu trên đỉnh núi Tây Thiên tự bao giờ. Chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê… đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, hằng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ.  

Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp