Di tích lịch sử văn hóa ở cần thơ năm 2024

Khu di tích này cho tới hiện nay đã trải qua hơn 107 năm, nhưng ngôi chùa vẫn còn trong tình trạng rất tốt. Trong chùa có chánh điện thờ vị quan công, ngoài ra còn thờ một số vị là Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thổ Địa, Đổng Vĩnh Trạng Nguyên,…

Hằng năm cứ vào tháng 6 âm lịch là chùa lại tổ chức lễ vía Ông hay còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.

Tất cả những ngôi chùa ông trên đất Việt đều do người Hoa xây dựng. Ngôi chùa luôn rực rỡ, tươi tắn gần gũi với mọi người. Chùa Ông ở Cần Thơ cũng như vậy và được xếp hạng vào di tích cấp quốc gia.

2, Đình Bình Thuỷ

Đinh Bình Thuỷ là một công trình tiêu biểu cho giá trị tâm linh và kiến trúc của người Cần Thơ, cởi mở, phóng khoáng của cư dân miền Nam từ thời lập ấp.

Con đường lát gạch như những xương cá trải dài hơn 100 năm nay để đón du khách.

Đình được xây dựng vào năm 1844 trước đó là thờ Thành Hoàng của làng Bình Hưng. Vào năm 1852 thì Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần trên thuyền và gặp trận bảo lớn nhưng nhờ ông núp kịp vào con rạch Bình Hưng nên tránh được tai hoạ. Thoát nạn ông cho tổ chức tiệc ăn mừng và đổi tên thành là Bình Thuỷ với ý nghĩa là con nước bình an. Từ đó làng có tên là Bình Thuỷ nên nơi này mang tên là Đình Bình Thuỷ.

3, Mái đình Tân Lộc Đông

Đây là một khu di tích lâu đời và nổi bật nhất trên đất Cần Thơ. Mấy khi bạn có dịp khám phá tour miền Tây, hãy đến với vùng đất Cần Thơ và ghé đến Thốt Nốt để thăm những di tích lâu đời.

Được xây dựng vào năm 1787 khi họ Nguyễn, Cao, Võ đến đây khai khẩn đất hoang để làm làng. Vật liệu đơn sơ ban đầu của mọi người sử dụng chỉ là những cây là đơn sơ láy từ Cồn Thầm. Sau nhiều lần trùng tu thì đình Tân Lộc Đông được khang trang hơn. Ngôi đình có tổng cộng 16 cây cột lớn và 4 cây cột chính cao 10m.

Tất cả những hoa văn được chạm trổ nơi đây khá là công phu, điêu luyện.

Hãy đến đình Tân Lộc Đông để chiêm ngưỡng và nghe những mẫu chuyện về lập đất, lập làng tại nơi đây.

4, Khám lớn Cần Thơ

Đây không chỉ là một địa danh để du ngoạn mà còn là một ký ức đau buồn của dân tộc ta. Khám này được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào những năm 1878 đến 1886 là một công cụ để Pháp cai trị nhân dân ta thời bấy giờ.

Khám lớn có tường dày và rất kiên cố từ 3,6 đến 5m có gắn rất nhiều mảnh gai nhọn và rào sắt.

Bên cạnh những khu nhà đã cũ vẫn tồn tại thì nơi này còn lưu giữ lại nhiều hình thức tra tấn của thực dân Pháp, cùng một số tranh ảnh và tư liệu quý giá,…

Về thăm Khám Lớn quý khách sẽ nghe kể lại những câu chuyện của các chiến sĩ cách mạng và những hình thức tra tấn cực khổ nơi đây. Bất cứ ai nghe đến những câu chuyện này đều không khỏi xúc động chẳng dấu nổi lòng biết ơn và lòng kính phục đối với những liệt sĩ đã hi sinh. Những hi sinh chịu đựng của thế hệ đi trước đã đổi lấy bình yên ngày hôm nay và có cuộc sống ấm no tươi đẹp.

Đối với di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, TP Cần Thơ có 4 di tích kiến trúc - nghệ thuật và 6 di tích lịch sử - văn hóa. Đây đều là những di tích độc đáo, hàng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia “Khám lớn Cần Thơ” tọa lạc trên đường Ngô Gia Tự [phường Tân An, quận Ninh Kiều].

Đối với di tích được xếp hạng cấp TP, Cần Thơ có 12 di tích lịch sử - văn hóa, không có di tích kiến trúc - nghệ thuật.

Theo Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ, trong 9 quận, huyện thì huyện Vĩnh Thạnh là địa phương duy nhất ở Cần Thơ không có di tích nào.

10 di tích cấp quốc gia bao gồm:

Di tích kiến trúc - nghệ thuật: Đình Bình Thủy [phường Bình Thủy, quận Bình Thủy]; Chùa Long Quang [phường Long Hòa, quận Bình Thủy]; Chùa Ông [phường Tân An, quận Ninh Kiều]; Nhà thờ họ Dương [phường Bình Thủy, quận Bình Thủy].

Di tích lịch sử - văn hóa: Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng 1929-1930 [phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy]; Chùa Nam Nhã [phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy]; Mộ nhà thơ Phan Văn Trị [xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền]; Chùa Hội Linh [phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy]; Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa [phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy]; Khám lớn Cần Thơ [phường Tân An, quận Ninh Kiều].

Di tích kiến trúc- nghệ thuật cấp quốc gia “Chùa Ông” trên đường Hai Bà Trưng [phường Tân An, quận Ninh Kiều].

12 di tích bao gồm:

Đền thờ Đức y Thái tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác [phường An Hòa, quận Ninh Kiều]; Chi bộ Cờ Đỏ [thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ]; Chiến thắng ông Hào [xã Trường Long, huyện Phong Điền]; Đình Thới An [phường Thới An, quận Ô Môn]; Căn cứ Ban chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 [hay còn gọi là căn cứ Vườn Mận, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy];

Chùa Pôthi Somrôn [phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn]; Địa điểm chiến thắng của đội cảm tử- quốc gia tự vệ Cần Thơ năm 1945 [hay còn lại là trận Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng]; Đình Thuận Hưng [xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt]; Linh sơn Cổ Miếu [phường Thới Long, quận Ô Môn]; Đình Thường Thạnh [phường Thường Thạnh, quận Cái Răng]; Hiệp Thiên Cung [phường Lê Bình, quận Cái Răng]; Địa điểm chiến thắng ông Đưa năm 1960 [xã Định Môn, huyện Thới Lai].

Cần Thơ có bao nhiêu di tích lịch sử?

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 38 di tích LSVH đã được xếp hạng, trong đó có 14 di tích quốc gia và 24 di tích cấp thành phố, cùng với 1 công trình văn hóa - tín ngưỡng là Đền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ [quận Bình Thủy] và 1 công trình văn hóa tưởng niệm là Đền thờ Châu Văn ...

Có bao nhiêu di sản văn hóa ở Cần Thơ?

Tính đến nay, Cần Thơ hiện có khoảng 325 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có tổng cộng 36 di tích đã được xếp hạng với 14 di tích cấp quốc gia và 22 di tích cấp thành phố.

Nên đi du lịch Cần Thơ vào tháng mấy?

Cần Thơ mùa nào đẹp Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Cần Thơ ;à vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, khi những vườn trái cây đến vụ thu hoạch. Tháng 9 đến tháng 11 là mùa nước nổi, thích hợp cho du khách trải nghiệm cuộc sống dân dã của người miền Tây và thưởng thức những đặc sản chỉ có khi nước lũ về.

Chùa nằm nhà thờ ai?

Chùa Nam Nhã tu theo tông phái thờ Phật tại gia, còn được gọi là đạo Minh Sư, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi truyền vào Việt Nam “đạo Minh Sư đã hòa nhập vào các phong trào cứu quốc sôi động ở Việt Nam như phong trào Đông Du, Duy Tân, rồi đến các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ Đề