Điểm khác biệt trong cách thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học

Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ. Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học...

Chuyên đề : Hình ảnh trẻ thơ trong " Tôi đi học" - Thanh Tịnh và " Trong lòng mẹ " - Nguyên Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [237.4 KB, 35 trang ]


Chuyên đề 1:
Hình ảnh trẻ thơ trong TôI đI học [ Thanh Tịnh] và
Trong lòng mẹ [Nguyên Hồng]
I. Hình ảnh nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Nắm vững vài nét về tác giả, sự nghiệp sáng tác cuả Thanh Tịnh.
- Nêu những nét tiêu biểu của truyện ngắn Tôi đi học về nghệ
thuật.
+ Truyện kết hợp phơng thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Truyện giàu cảm xúc -> Chất trữ tình.
+ Diễn biến : Theo trình tự không gian, thời gian.
1. Hoàn cảnh.
* Tôi sống trong cuộc sống hạnh phúc, sống trong tình yêu thơng
đùm bọc quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trờng và xã hội.
- Mẹ nắm tay dẫn đi trên con đờng làng dài và hẹp.
- Mẹ giúp cầm cả bút và thớc.
- Mẹ luôn ở bên cạnh động viên khích lệ:
+ Bàn tay dịu dàng đẩy lên trớc, vuốt mái tóc.
- Ông đốc đón chúng tôi bằng con măt hiền từ cảm động.
- Thầy giáo trẻ tơi cời đón chúng tôi vào lớp.
2. Tâm trạng của nhân vật tôi .
- Đây là truyện ngắn xuất sắc, thể hiện tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp
của nhân vật tôi.
- Tâm trạng diễn biến theo trình tự thời gian, không gian.
- Thời điểm cuối thu, cảnh vật thiên nhiên, hình ảnh mấy em nhỏ rụt
rè núp dới nón mẹ đã gợi lại tâm trạng buâng khuâng , xao xuyến về
những kỉ niệm buổi tựu trờng đầu tiên.
2.1. Khi trên đ ờng đến tr ờng.
- Cảm nhận con đờng thấy lạ => Chính lòng tôi đang có sự thay đổi
=> con đờng vẫn thế song tôi đã có sự thay đổi lớn về nhận thức về tình
cảm.


- Mặc chiếc áo mới cảm thấy trang trọng, đứng đắn => Tự hào mình
đã khôn lớn.
- Mặc dù quyển vở khá nặng nhng tôi vẫn cố gắng xóc lên và
nắm lại cẩn thận.-> không những thế còn muốn thử mang cả bút thớc nữa
=> Ham muốn học tập.
- Cảm nghĩ ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu.
2.2. Tâm trạng ở sân tr ờng .
- Cảm nhận không khí đông vui phấn khởi của ngày khai trờng khi
nhìn tháy mọi ngời: dày đặc, quần áo sạch sẽ, gơng mặt vui tơi và sáng
sủa.
- Cảm nhận về ngôi trờng vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
- Tâm trạng vừa lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ vừa thèm
muốn ớc ao.
- Cảm giác chơ vơ lạc lõng khi tiếng trống trờng cất lên.
2.3.Tâm trạng khi gọi tên vào lớp.
- Khi đợc gọi tên vào lớp : Xúc động hồi hộp => nh quả tim ngừng
đập => Hồi hộp lần đầu tiên đợc chú ý.
- Cảm giác lẻ loi cô đơn : cúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, cảm
thấy sợ khi phải xa mẹ => cảm giác rất thật vì cậu bé phải một mình bớc
vào 1 thế giới khác.
2.4. Vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên.
- Cảm nhận thấy lớp học lạ lạ, hay hay.
- Lạm nhận chỗ ngồi của riêng mình, ngời bạn nhỏ cha bao giờ quen
biết nhng không hề cảm thấy xa lạ chút nào => Cảm nhận chỗ ngồi này,
ngời bạn kia sẽ gắn bó suốt năm học.
II. Hình ảnh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ.
- Nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm :
+ Nguyên Hồng [ 1918 - 1982], tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng.
+ Ông đợc mệnh danh là nhà văn của lớp ngời lao động cùng khổ.
+ Tác phẩm : Thể hiện niềm cảm thơng mãnh liệt sâu sắc đối với

ngời dân lao độốngống dới đáy của xã hội.
- Lu ý 1 số đặc điểm cơ bản của đoạn trích :
+ Thể loại : Hồi kí [ Ghi lại chuyện đã xảy ra trong cuộc đời 1 con
ngời thờng là chính tác giả].
+ Phơng thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Chuyện về bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vẫn 1 lòng yêu
thơng, kính mến ngời mẹ đáng thơng của mình.
1. Cảnh ngộ của bé Hồng.
- Gia cảnh sa sút, cha nghiện ngập mất sớm.
- Mẹ Hồng : Một ngời phụ nữ trẻ, khao khát yêu đơng phải chôn vùi
tuổi xuân của mình trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng
mất 1 năm, mẹ bé Hồng đã có con với ngời đàn ông khác => Cùng túng
quá phải bỏ con đi tha phơng cầu thực.
- Hồng trở thành đứa trẻ côi cút, sống lang thang, thiếu tình thơng ấp
ủ, bị ghẻ lạnh hắt hủi của những ngời họ hàng bên nội.
Tuổi thơ của Nguyên Hồng có quá ít những kỉ niệm êm đềm ngọt
ngào. Chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ côi cút,
cùng khổ.
2. Tâm trạng của bé Hồng khi đối thoại với bà cô.
- Kìm nén khi bà cô hỏi : Có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ
mày không ? : Bé Hồng đã kìm nén xúc động, kìm nén nỗi đau, nhẫn nhục
chịu đựng[ cúi đầu không đáp, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay].
- Khi bà cô nhắc dến em bé : nớc mắt ròng ròng, chan hoà, đầm đìa
ở cằm và ở cổ, hai tiếng em bé xoắn chặt lấy tâm can em và bé Hồng đã
đau đớn : cời dài trong tiếng khóc. Nỗi đau đớn , sự phẫn uất không kìm
nén lại đợc khiến Hồng : cời dài trong tiếng khóc.
- Khi nghe kể về tình cảnh của mẹ : ăn vận rách rới, mặt mày xanh
bủng, ngời gầy rạc đi : cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
=> Diễn tả tình yêu thơng mẹ, sự nhạy cảm và lòng tự trọng cao độ của
chú bé Hồng, sự uất ức, căm giận với hủ tục phong kiến.

3. Tâm trạng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
- Khi thoáng thấy bòng ngời ngồi tren xe giống mẹ: vội vã, đuổi
theo, gọi rối rít => Lòng khắc khoải mong chờ, sự khao khát đợc gặp mẹ :
khác gì cái ảo ảnh.sa mạc .
- Khi ngồi trên xe : oà khóc nức nở => khóc vì hờn dỗi, vì sung s-
ớng, hạnh phúc, vì mãn nguyện.
- Khi trong lòng mẹ : Đợc ngắm gơng mặt mẹ, đợc cảm nhận hơi thở
thơm tho phả ra từ khuôn miẹng xinh xắn nhai trầu của mẹ => Hồng vô
cùng sung sớng hạnh phúc, bé đã cảm nhận đợc : những cảm giác ấm áp
đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.
Những rung động cực điểm của tâm hồn cực kì đa cảm, cảm xúc chân
thành của 1 chú bé khao khát tình mẫu tử : phải bé lại mới thấy ngời
mẹ có một êm dịu vô cùng.
III. Luyện tập :
1. Bài tập 1 : Tìm các từ Hán Việt có yếu tố: nghi [ngờ], thực[ăn],
ảo[không có thực], đoạn[đứt, dứt].
- nghi[ngờ]: nghi can, nghi hoặc, nghi kị.
- thực[ăn]: thực đơn, thực phẩm.
- ảo[không có thực]: ảo ảnh, ảo giác..
- đoạn[đứt, dứt]: đoạn tuyệt, đoạn trờng..
2. Bài tập 2. Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về niềm hạnh phúc,
cảm giác sung sớng, niềm hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng khi đợc
ở trong lòng mẹ.
3. Bài tập 3. Hình ảnh nhân vật tôi trong văn bản : Tôi đi học gợi cho
em suy nghĩ gì về ngày khai giảng năm học mới của mình?
----------- Hết ---------
Chuyên đề 2:
Chủ đề Bố cục và cách xây dựng đoạn
văn trong văn bản
I. Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của các văn bản.

1. Chủ đề:
- Chủ đề: Là đối tợng, vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.
VD:
+ Chủ đề trong văn bản: Tôi đi học: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và
niềm hạnh phúc của nhân vạt tôi trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề trong văn bản: Trong lòng mẹ: Nỗi đau và lòng yêu thơng vô bờ bến của
chú bé Hồng đối với ngời mẹ bất hạnh.
+ Chủ đề trong văn bản: Tức nớc vỡ bờ
Vạch trần bộ mặt ác nhân, tàn ác của XHTDPK.
Tình cảnh cực khổ của ngời nông dân khi bị dồn vào bớc đờng cùng.
Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh của ngời nông dân [khi bị dồn vào bớc đờng
cùng].
* Phân biệt chủ đề với các khái niệm khác:
+ Chủ đề với chuyện:
Chuyện: một nội dung sự việc tác giả kể lại.
VD: Văn bản: Tôi đi học
Chuyện: Nhân vật tôi ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp
của mình trong buổi tựu trờng.
Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh
phúc của nhân vạt tôi trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề với đại ý:
Đại ý: Là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của
truyện.
VD: Bài thơ Qua Đèo Ngang.
Đại ý: - 6 câu thơ đầu: Cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối: Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ.
Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn cuả li khách khi bớc tới Đèo
Ngang trong ngày tàn.
+ Chủ đề với đề tài: Đề tài là tài liệu mà nhà văn lấy từ hiện thực cuộc sống đa vào
trong tác phẩm. Nừu dề tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết về cái gì? Thì chủ đề lại

giải đáp câu hỏi : Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì ?
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Là văn bản đó mọi chi tiết [các câu, các đoạn, các phần] trong văn bản đều
phải tập trung làm rõ chủ đề, không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.
- Để hiểu một văn bản phải nắm đợc chủ đề của nó dựa vào nhan đề, bố cục,
mối quan hệ giữa các phần của văn bản , các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.
II. Bố cục.
1. Khái niệm: Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
2. Bố cục thông thờng:
a. Mở bài: Giới thiệu chủ đề.
b. Thân bài:Triển khai các chủ đề [ qua các đoạn văn].
c. Kết luận: Tổng kết chủ đề.
* L u ý : Trình tự phần thân bài theo một số trình tự sau: Không gian, thời gian, mạch
cảm xúc hoặc sự phát triển của sự việc.
* Bài tập:
Bài tập 1: Có một bạn đợc phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học
tốt của trờng. Bạn ấy dự định theo bố cục sau:
a. Mở bài: chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn dự hội nghị.
b. Thân bài:
- Nêu rõ bản thân đã học nh thế nào ở lớp.
- Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
- Nêu rõ bản thân học ở nhà thế nào.
- Nêu rõ bản thân học trong cuộc sống.
c. Kết bài: Chúc sức khoẻ mọi ngời, chúc các bạn học tốt.
Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí cha? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều
gì?
Gợi ý:
Bố cục trên cha rành mạch vì:
- Mở bài: Cha nêu ra chủ đề mà văn bản đề cập.
- Thân bài: Trình bày cha dày đủ, rõ ràng.

- Kết luận cha tổng kết chủ đề.
Bố cục trên cha rành mạch hợp lí vì bố cục cha có sự thống nhất về chủ đề, ý thứ
2 không nói về học tập [ lạc chủ đề].
Phần mở bài cha giới thiệu phần mình định báo cáo.
Bổ sung ý 2: Nêu thành tích, kinh nghiệm học tập.
Bài tập 2: Hãy tìm chủ đề cho đề bài sau:
Phân tích lòng thơng mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng
mẹ.
Gợi ý:
MB: Giới thiệu và khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.
TB: - Cảnh ngộ đáng thơng của chú bế Hồng.
- Nỗi nhớ nhung và sự khát khao gặp mẹ.
- Phản ứng quyết liệt của chú trớc bà cô, hủ tục PK nghiệt ngã.
- Niềm vui sớng tột cùng của cậu bé Hồng khi đang trong lòng mẹ.
KL: Khái quát lại tình mẫu tử thiêng liêng và nêu cảm nghĩ của bản thân.
III. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
1. Đoạn văn: Là phần văn bản đợc bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ
chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tơng đối hoàn chỉnh.
2. Trong đoạn văn:
+ Từ ngữ chủ đề:
+ Câu chủ đề:
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn: 4 cách .
a. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành.
*Mô hình:
[1] ---- [2] ---- [3] ---- [4] ----- ----- [n]
b. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch
* Mô hình:
[1] [câu chốt]
[2] [3] [4] [n]
c. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp.

* Mô hình :
1 [a] [b] [c] [d]
[n] [câu chốt]
d. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách móc xích.
* mô hình :
[1]
[2]
[3]
[n]
Bài tập: [ Sách bài tập nâng cao]
----------- Hết ---------
Chuyên đề 2:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là sự khái quát có nghĩa mức độ từ nỏ đến
lớn.
VD:
2. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
a. Từ ngữ nghĩa rộng.
Một từ ngữ đợc coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm
vi của một số từ ngữ khác.
VD: bút bao hàm nghĩa : bút chì, bút máy, bút lông
b. Từ ngữ nghĩa hẹp:
Một từ đợc coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó bị bao hàm trong
phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
VD:
quạt trần nằm trong phạm vi nghĩa của từ quạt
* Chú ý: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng đối với từ ngữ này nhng lại có nghĩa hẹp
với từ ngữ khác.

* Bài tập áp dụng: Bài tập 1, 2, 3[ sách nâng cao và sách kiến thức cơ bản ngữ văn 8]
II. Trờng từ vựng:
1. Khái niệm:
Là tập hợp của những từ ngữ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD:
Hoạt động chia cắt đối tợng : xé, xẻ, mổ, ca, chặt, vằm, băm.
2. Những điểm cần lu ý:
- Một trờng từ vựng có thể bao hàm nhiều từ vựng nhỏ hơn.
Vật nuôi
Gia súc Gia cầm
Trâu Bò Lợn Ngan Gà Vịt
Gà ri Gà Đông Tảo
Hoạt động của chân: bàn chân, ngón chân, nhảy, đứng
Chân Bộ phận của chân: bàn chân, ngón, cổ chân
Cảm giác của chân: tê, đau, mỏi, nhức
Đặc điểm của chân: ngắn, dài, to, thẳng.
- Trờng từ vựng nhỏ nằm trong trờng từ vựng lớn có thể có sự khác biệt nhau về từ
loại.
VD: mắt
- Bộ phận của mắt: DT
- Đặc điểm của mắt: TT
- Hoạt động của mắt: ĐT
- Một từ có thể thuộc nhiều trờng từ vựng:
VD: chua
- Trờng mùi vị: mặn, ngọt, chua, cay
- Trờng âm thanh: ngọt, chua, êm
- Chuyển từ trờng vựng này => trờng từ vựng khác => giá trị nghệ thuật.
VD: Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trớc vờn sau chín vàng.
=> Chuyển trờng từ vựng thính giác => trờng từ vựng khứu giác.

Bài tập:
Bài 1: Các từ sau đều nằm trong trờng từ vựng động vật hãy xếp chúng vào các tr-
ờng từ vựng nhỏ hơn.
gà, lợn, kêu, gầm, vuốt, đầu, chim, cá, sống, hét, nanh, xé, trống, đực, gặm, nhấm,
bò, khỉ, sủa, gáy, mõm, hí, lông, nuốt, cái, mái, vây
Gợi ý:
- Trờng thực phẩm
- Trờng âm thanh
- Trờng bộ phận
- Trờng giới tính
----------- Hết ---------
Chuyên đề :
Từ tợng thanh, từ tợng hình Từ địa ph ơng, biệt ngữ
xã hội
A. Từ tợng thanh Tợng hình.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Từ tợng thanh.
- Là từ mô phỏng âm thanh của ngời và tự nhiện.
VD: ầm, àoầo, the thé..
2. Từ tợng hình.
- Là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái SV, con ngời.
VD:
lom khom: gợi dáng đi chậm, cúi đầu [ gù lng]
sừng sững: gợi hình ảnh sự vật rất to lớn ở trạng thái đứng im.
II. bài tập.
Bài tập 1. Hãy miêu tả hình ảnh, âm thanh cụ thể do các từ tợng thanh, tợng hình sau
đây gợi ra.
- mấp mô: chỉ sự không bằng phẳng [ tợng hình ]
miêu tả âm thanh tiếng ho cụ già.
- lụ khụ :

gợi tả hình ảnh yếu ớt, tiều tuỵ.
- réo rắt : âm thanh trầm bổng ngân xa.
- ú ớ : Chỉ âm thanh giọng nói không rõ ràng, đứt quãng.
- thờn thớt: chỉ vật dài.
- gập ghềnh : chỉ sự bằng phẳng, lúc xuống lúc lên khó đi.
- lanh lảnh : âm thanh trong, kéo dài, sắc.
- the thé : âm thanh cao, chói tai.
- gâu gâu: âm thanh tiếng chó sủa.
Bài tạp 2. Tìm từ tợng hình thích hợp gợi tả dáng đi của ngời dựa vào những gợi ý
sau:
GV hớng dẫn HS làm bài tập 2,4 Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8.
A. Từ ngữ địa phơng và biệt ngữ xã hội.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Từ ngữ địa phơng.
- Là từ ngữ dùng ở một hoặc một số địa phơng nhất định.
VD:
- o [ NGhệ Tĩnh] => cô gái.
- keo [ Miền Nam ] => lớn.
- hỉm [ Thanh Hoá ] => bé gái.
* Các kiểu các từ địa phơng :
+ Từ địa phơng chỉ sự vật hiện tợng chỉ riêng địa phơng đó [ khi đợc phổ biến rộng sẽ
nhập vào vốn từ toàn dân ]
VD:
- sầu riêng, măng cụt [ Nam Bộ ]
- chẻo: nớc mắm trộn với vừng , mật [ Nghệ Tĩnh]
- nhút: thờng là mít non băm trộn với hoa chuối, cà, măng, cua cáy.
+ Từ ngữ địa phơng tơng ứng với từ ngữ toàn dân.
VD:
- Nghệ Tĩnh: bọ- cha; hòm quan tài; mô - đâu
- Nam Bộ : ghe- thuyền; chén - - bát; heo lợn

2. Biệt ngữ xã hội.
- Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD:
- Tầng lớp thợng lu, thị dân T sản thời Pháp thuộc: gọi cha mẹ là cậu, mợ
- Thời phongkiến : vua => trẫm; phụ nữ => thiếp
- HS, SV : xơi gậy, lệch tủ, trúng tủ
3. Sử dụng từ ngữ địa phơng và biệt ngữ xã hội.
- Sử dụng từ ngữ địa phơng, biệt ngữ XH phải thực sự phù hợp với tình huống giáo
tiếp => biểu cảm.
VD: O du kích nhỏ dơng cao súng.
- Trong sáng tác văn học : Không nên lãm dụng quá mức = khó hiểu.
- Sử dụng tạo màu sắc địa phơng, biệt ngữ XH.
II. Bài tập [ Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8 ]
------------------Hết ----------------
Chuyên đề
Văn học HTPP Việt Nam trớc CMT 8 1945
A. Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
I. Tắt đèn một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép.
- Lên án chính sách su thuế bất công, phi lí của nhà nớc thực dân, phong kiến
trớc CMT 8 : tiền nộp quá nặng, thúe dánh vào đời sống, đánh cả vào ngời đã chết.
- Vạch trần bản chất độc ác, tham lam, dâm ô, đểu cáng, truỵ lạc của bọn cờng
hào, tay sai và quan lại từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh.....
II. Chị Dậu - một hình t ợng chân thực, đẹp đẽ về ng ời nông dân Việt Nam .
- Chị Dậu phải sống nghèo khổ, lại gặp cảnh ngộ thật đáng thơng, quanh năm
đầu tắt mặt tối cày thuê, cuốc mớn mà gia đình vẫn túng quẫn : lên đến bậc nhất nhì
trong hạng cùng đinh của làng , đến sự su thuế, chồng lại ốm, con còn nhỏ, trong
nhà không còn thứ tài sản gì đáng giá.....
- Trong gian truân, hoạn nạn, chị Dậu vẫn gìn giữ đợc những phẩm chất tốt
đẹp của ngời nông dân lao động : đảm đang, tháo vát, thơng chồng, thơng con.....luôn
giữ gìn phẩm chất ngay thẳng, trong sạch của ngời phụ nữ..... tiềm tàng một sức sống

và một tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
III. Hình ảnh chị Dậu qua đoạn trích : Tức n ớc vỡ bờ .
1. Tình thế của gia đình chị Dậu.
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng hôm ấy thật thê thảm, đáng thơng,
nguy cấp:
+ Anh Dậu vừa tỉnh lại, chị Dởu vừa thơng xót vừa lo lắng, vừa hồi hộp chờ
đợi bọn ngời nhà lí trởng đến thúc su [ câu chuyện vừa tạm chùng xuống thì lại đã
bắt đàu có dấu hiệu căng lên: chị Dởu đang hối hả múc cháo, quạt, bà lão hàng xóm
lật đật chạy sang hỏi thăm và phút chốc lại trở về với vẻ mặt băn khoăn. Anh Dởu cố
ngồi dậy húp bát cháo để chiều lòng ngời vợ hiền.]
+ Không khí buổi sáng thật căng thẳng ỷtong âm vang giục giã, hối thúc đầy
đe doạ cua tiếng trống, tiếng tù và thủng thẳng đua nhau vọng từ đầu làng đến đình.
2. Những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.
a. Chị là ng ời phụ nữ hết lòng yêu th ơng chăm sóc chồng .
- Anh Dạu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, đợc hàng xóm cứu
giúp anh Dậu tỉnh lại.
- Chị nấu cháo, dỗ dành chồng ăn cho lại sức: cử chỉ, lời nói au yếm thiết tha.
=> Ngời vợ hiền dịu, sống rất tình nghĩa, thơng chồng, thơng con.
Nét đẹp trong tính cách của ngời phụ nữ Việt Nam.
b. T thế hiên ngang bất khuất tr ớc bọn ng ời độc ác.
- Chính vì lòng yêu chồng, thơng con, bảo vệ chồng, bảo vệ con, bảo vệ gia
đình chị đã phải vùng lên chông slại cờng quyền bạo lực.
+ Lúc đầu: Chị bình tĩnh cố giảng giải, van xin có tình có lí.
+ chị cái lại bằng lí lẽ, bình đẳng -> thể hiện sự hiểu biết, ngang hàng với
chúng.
+ Chị xông vào cự lại chúng.
Lòng căm giận của chị Dậu nh trào sôi, thể hiện trong ngôn ngữ, thái độ, hành
động: Hình ảnh của chị Dậu đã thay đổi: Một ngời đàn bà nhà quê bị nhiều
oan ức, đè nén ấy trong nháy mắt đã thay đổi hành động.
Sự vùng lên của chị Dậu không phải là bột phát, không phải là sự liều lĩnh vô

ý thức mà bắt nguồn từ trong ý thức rõ ràng, mạnh bạo và thật dứt khoát. Bởi
vì, sau khi chiến thắng nghe chồng vừa trách, vừa than thở: U nó không
đợc thế. Mình đánh ngời ta thì mình phải ngồi tù, phải tội, chị đã trả
lời: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu
đợc -> Thể hiện thái độ hiên ngang, thách thức trớc tất cả mọi kẻ cầm quyền,
từ những tên quan to nhất đến mấy kẻ tay sai nhỏ nhất lúc bấy giờ.
Chị Dậu hiện rõ vẻ đẹp của một ngời phụ nữ nông dân giàu tình thơng, có t
thế hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vùng lên chống lại cờng quyền bạo lực.
Chị xứng đáng là ngời phụ nữ nông dân tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ Việt Nam
trong văn học giai đoạn mới, xứng đáng là con cháu của bà Trng, bà Triệu.
B. Nam Cao với truyện ngắn: Lão Hạc.
I. Hình ảnh lão Hạc.
1. Ngời nông dân nghèo khổ, bất hạnh, chân thực.
- Ng ời nông dân nghèo khổ:
+ Lão nghèo, nghèo lắm: Không có tài sản gì cả, nghèo đến nỗi không có tiền
để cới vợ cho con.
+ Quanh năm đi làm thuê để kiếm sống.
+ ăn uống tạm bợ: kiếm đợc gì ăn nấy: ăn cả củ chuối, rau má, sung luộc, củ
ráy, bữa cua, bữa ốc
+ Khi ốm không có tiền mua thuốc.
+ Không còn cách để có thể tự sống đợc thì lão tự tử chết.
- Con ng ời bất hạnh :
+ Vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con khôn lớn. Khi con trởng thành vì
không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su.
+ Lão sống thui thủi một mình không ngời thân thích, khi ốm đau không ai hỏi
han, quan tâm, chăm sóc.
+ Chỉ có con chó [ cậu Vàng] để làm bạn nhng cuối cùng cũng phải bán đi.
+ Chết một cách đau đớn vật vã.
- Gửi tiền, gửi vờn nhờ ông giáo giữ hộ cho con -> Tin tởng vào ngời khác =>
Hiện thực về cuộc sống của ngời nông dân Việt Nam trớc CMT8/1945.

2. Một con ngời nhân hậu, thơng con :
- Đối với con :
+ Lão vô cùng ân hận, dằn vặt khi không có tiền cho con cới vợ -> Trách
nhiệm của một ngời cha cha hoàn thành.
+ Rất nhớ con, mong mỏi ngày trở về của con.
+ Sống tằn tiệm để giữ gìn cho con.
+ Sẵn sàng chết đi để mang lại tơng lai cho con.
+ Không để cho con xấu hổ khi về làng lại mang tiếng là có ngời cha thiếu tự
trọng.
- Đối với con chó [cậu Vàng]:
+ Coi nh vật báu, là sợi dây nối giữa lão và đứa con trai.
+ Đối xử nh với con ngời.
+ Coi nh ngời bạn tri kỉ.
+ Khi bán rất băn khoăn, day dứt. Khi bán rồi lại ân hận, xót xa, tự trách mình.
Phẩm chất hiếm có của con ngời trong hoàn cảnh khó khăn bế tắc.
Cách đi riêng của Nam Cao để tạo nên phong cách của mình.
3. Một con ngời tự trọng:
- Sống không quỵ luỵ, không tựa nhờ lợi dụng vào ngời khác.
- Từ chối mọi sự giúp đỡ của ngời khác.
- Gửi tiền lo ma chay cho mình khi chết.
=> Lão là con ngời đáng kính trọng, con ngời không máy khi gặp trong lúc bấy giờ.
=> Biệt tài của Nam Cao : Không miêu tả những xung đột giai cấp mà đi sâu vào
khai thác chiều sâu nội tâm của con ngời -> Cách tân, hớng đi mới để dẫn Nam Cao
đến với thành công.
II. Nhân vật ông giáo :
- Đóng vai trò là ngời dẫn chuyện.
- Là con ngời thấu hiểu cuộc sống khổ cực bần hàn của ngời nông dân lao
động.
- Cảm thông chia sẻ với nỗi đau, mất mát của ngời nông dân.
- Cũng là con ngời có cuộc sống vất vả khó khăn.

=> Tác giả đã gửi vào nhân vật này tất cả những suy nghĩ, tâm huyết và cái nhìn
nhân đạo của mình về cuộc sống ngời nông dân Việt Nam trớc CMT8/1945.
C. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện dộc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Cách xây dựng nhân vật điển hình.
------------------Hết ----------------

Soạn văn 8 VNEN Bài 2: Trong lòng mẹ

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. [trang 9, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Đọc văn bản sau: Trong lòng mẹ

2. [trang 9, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Tìm hiểu văn bản

a. Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ , cử chỉ của bà cô trong cuộc đối thoại của bé Hồng. Tại sao tác giả lại gọi những cử chỉ ấy "rất kịch"?

b. Em hãy phân tích:

• Phản ứng tâm lí của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hạnh bằng những lời lẽ giả dối thâm độc

• Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm mơ trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt.

Qua đó nhận xét về tình cảm của chú bé Hồng đối với người mẹ của mình.

c. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí ? Dấu ấn hồi kí trong đoạn trích này thể hiện qua những câu văn nào và có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tình cảm của văn bản ?

d. Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản Trong lòng mẹ là gì ?

Lời giải:

a. Các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ , cử chỉ của bà cô trong cuộc đối thoại của bé Hồng:

+ “Gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”

+ “Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”

+ “Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.”

+ “Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp”

+ “Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ”.

+ “Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ”.

= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Tác giả gọi những cử chỉ ấy của bà cô "rất kịch” vì người cô luôn muốn mỉa mai, chửi rủa mẹ Hồng, nhưng lại cố tỏ ra “ngọt ngào”, quan tâm và hỏi han đứa cháu đáng thương.

b. + Phản ứng tâm lí của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hạnh bằng những lời lẽ giả dối thâm độc:

- Dù hơn một năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.

- Tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ

- Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

- Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua

+ Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm mơ trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt:

- Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.

- Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.

Nhận xét:

Qua đó, ta có thể thấy được tình cảm của chú bé Hồng đối với người mẹ của mình là: Dù còn ít tuổi, nhưng Hồng rất hiểu và thương mẹ. Hồng hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải đi tha hương cầu thực. Em đã khóc vì thương mẹ phải chịu những lời lẽ lăng nhục của người cô, bị đối xử bất công. Em khóc vì bản thân còn là trẻ con, yếu đuối, cô đơn không bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em. Và càng thương nhớ mẹ bao nhiêu, Hồng lại càng hạnh phúc bấy nhiêu khi được ở trong vòng tay ấm áp, tràn đầy tình yêu thương của mẹ.

c. - Qua đoạn trích, em hiểu thế hồi kí là:

+ Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua

+ Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

- Dấu ấn hồi kí trong đoạn trích này thể hiện qua những câu văn sau:

+ "Cô tôi vẫn cứ tươi cười....lấy nón che ".

+ "Từ ngã tư....bế em bé chứ".

- Các câu văn mang dấu ấn hồi kí có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung tình cảm của văn bản. Các chi tiết này thể hiện thái độ “rất kịch” của bà cô với dã tâm cố tình đâm lưỡi dao găm vào lòng Hồng, muốn ngăn cách mẹ con Hồng. Đồng thời qua cách hồi tưởng và giọng kể của Hồng, đoạn trích đã thể hiện sự căm ghét của Hồng đối với bà cô khi nói xấu, lăng nhục mẹ mình, từ đó thể hiện tình thương của em dành cho mẹ.

d. Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản Trong lòng mẹ là:

+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm [kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình] giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

+ Tình huống truyện và nội dung đặc sắc

+ Cách kể chuyện chân thực và cảm động.

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.

3. [trang 13, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Tìm hiểu về trường từ vựng

a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gươngmặtmẹ tôi vẫn tươi sáng với đôimắttrong và nướcdamịn, làm nổi bật màu hồng của haigò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe,đùiáp đùi mẹ tôi,đầungả vàocánh taymẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuônmiệngxinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

[Nguyên Hồng,Những ngày thơ ấu]

• Các từ in đậm trong đoạn trích trên có nét chung nào về nghĩa ?

• Các từ in đậm đó thuộc một trường từ vựng. Vậy em hiểu thế nào làtrường từ vựng?

b. Tìm các từ hoặc cụm từ phù hợp điền vào sơ đồ dưới đây :

Từ bài tập trên, em rút ra kết luận nào trong các kết luận dưới đây ? Chọn một đáp án đúng.

A. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

B. Một từ không thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

C. Từ thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau chỉ có duy nhất một nghĩa.

D. Từ có nhiều nghĩa chỉ thuộc một trường từ vựng.

c. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Con chótưởngchủ mắng, vẫy đuôimừngđể lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa :

-Mừngà ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Chocậuchết !

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừachựclảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhẹ nhẹ vào lưng nó và dấu dí :

À không ! À không ! Không giếtcậu Vàngđâu nhỉ !...Cậu Vàngcủa ôngngoanlắm ! Ông không cho giết... Ông đểcậu Vàngông nuôi...

[Nam Cao, Lão Hạc]

• Trong đoạn văn trên, các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào ?

• Các từ in đậm trong đoạn văn trên được dùng cho đối tượng nào ? Cách dùng từ như vậy có ý nghĩa gì ?

Lời giải:

a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

• Các từ in đậm:mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay có nét chung nào về nghĩa đều chỉbộ phận cơ thể con người.

• Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

b] Hoàn thiện sơ đồ:

Chọnđáp án A. [Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau].

c. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Các từ in đậm:

tưởng, mừng, ngoan: trường từ vựng chỉ thái độ, trạng thái của con người

cậu, cậu Vàng: trường từ vựng chỉ nhân vật trong truyện, cụ thể là con chó Vàng của lão Hạc

Tác dụng: Cách dùng các từ thuộc cùng một trường từ vựng như vậy làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn và có hồn hơn, tránh lặp từ, gây nhàm chán.

4. [trang 15, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Bố cục của văn bản:

a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Người thầy đạo cao đức trọng

• Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.

• Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên là gì ? Các sự việc chính của văn bản được sắp sếp theo trình tự nào ?

• Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên.

• Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát : Bố cục của một văn bản gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?

b. Nối các vế của cột A với các vế của cột B để được các mệnh đề đúng:

A B

Bố cục của văn bản

Thường có một đoạn trích nhỏ để trình bày các khía cạnh của chủ đề

Mở bài

Là sự tổ chức các hoạt động đoạn văn để thể hiện chủ đề

Thân bài

Thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc

Kết bài

Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản

Nội dung phần thân bài

Tổng kết chủ đề của văn bản

Lời giải:

a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

+ Bố cục

Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1 [ Từ đầu…không màng danh lợi]

- Phần 2 [ tiếp… không cho vào thăm]

- Phần 3 [ còn lại]

+ Nhiệm vụ từng phần trong văn bản trên:

- Phần 1 [mở bài]: giới thiệu về thầy Chu Văn An

- Phần 2 [thân bài]: Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng

- Phần 3 [ kết bài]: Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

+ Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên:

- Phẩn mở đầu: giới thiệu về chủ đề văn bản [người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng]

- Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

- Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản

=> Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

+ Khái quát:

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

b. Sau khi nối các vế của cột A với các vế của cột B, ta được các mệnh đề đúng:

+ Bố cục của văn bản là sự tổ chức các hoạt động đoạn văn để thể hiện chủ đề

+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản

+ Thân bài thường có một đoạn trích nhỏ để trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản

+ Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

C. Hoạt động luyện tập

1. [trang 16, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Luyện tập về đọc hiểu văn bảnTrong lòng mẹ

Học sinh thảo luận theo nhóm về nội dung sau:

a. Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ. Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bảnTrong lòng mẹvàTôi đi học

b. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn tríchTrong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Lời giải:

a. Điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bảnTrong lòng mẹvàTôi đi họcqua bảng so sánh:

Sự khác biệt Tôi đi học Trong lòng mẹ

+ Văn bản có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự, trữ tình, miêu tả

+ Bố cục chặt chẽ, tự nhiên theo dòng hồi tưởng, theo trình tự đan xen giữa hiện tại và quá khứ

+ Ngôn ngữ diễn tả tinh tế, giàu nhạc điệu và giàu chất thơ

+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm [kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình] giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

+ Tình huống truyện và nội dung đặc sắc; cách kể chuyện chân thực và cảm động; lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm thể hiện những suy nghĩ nội tâm và dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” mỗi khi nghĩ đến mẹ của mình.

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.

b. - Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Ta nên hiểu như về nhận định đó như sau:

+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

+ Nguyên Hồng luôn thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

+ Ông nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

- Chứng minh qua đoạn tríchTrong lòng mẹ:

+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, yêu thương con, biết lo lắng và hy sinh cho gia đình nhưng lại phải chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục.

+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

2. [trang 16, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Luyện tập về trường từ vựng

a. Gạch chân từ không cùng trường từ vựng trong bảng dưới đây:

Vị giác Thính giác Khứu giác

Ngọt

Lạnh

Cay

Đắng

Buốt

Thơm

Mặn

Êm

chua

Điếc

Chói

Giá

Nghễnh ngãng

Nỗng

Đặc

Thính

Hôi

Mũi

Chuối

Mắt

thơm tho

Hôi

Hắc

Chát

Sáng

Béo

b. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?

Ruộng rẫy làchiến trường,

Cuốc cày làvũ khí,

Nhà nông làchiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương.

[Hồ Chí Minh]

c. Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cũng một trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường từ vựng chỉ “gương mặt”.

Lời giải:

a. Gạch chân từ không cùng trường từ vựng trong bảng:

Vị giác Thính giác Khứu giác

Ngọt

Lạnh

Cay

Đắng

Buốt

Thơm

Mặn

Êm

chua

Điếc

Chói

Giá

Nghễnh ngãng

Nồng

Đặc

Thính

Hôi

Mũi

Chuối

Mắt

thơm tho

Hôi

Hắc

Chát

Sáng

Béo

b. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển các từ[chiến trường, vũ khí, chiến sĩ]từ trường từ vựng“quân sự”sang trường từ vựng“nông nghiệp”.

d. Viết đoạn văn miêu tả mẹ có sử dụng các từ thược trường từ vựng chỉ “gương mặt”:

Trong mỗi khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời, dù buồn dù vui, tôi đều nhớ đếngương mặtmẹ. Sự vất vả của mẹ thể hiện rất rõ qua những nếp nhăn, vết chân chim trên gương mặt ấy.Khuôn mặttrái xoan cùngvầng tráncao vàđôi lông màyngang tạo nên nét thanh thoát riêng biệt của mẹ. Mẹ tôi cóđôi mắtbồ câu đen láy, ánh lên sự hiền dịu, trìu mến. Nhưng khi tôi chưa vâng lời, đôi mắt ấy lại đượm buồn khó tả.Chiếc mũimẹ cao dọc dừa, trông hài hòa với những nét vốn có của mẹ. Hình ảnh trên gương mặt mẹ để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính lànụ cười.Nụ cườicủa mẹ rạng rỡ chính nhờkhóe miệngnhỏ nhắn,đôi môitrái tim vàhàm răngtrắng đều tăm tắp. Nụ cười ấy như ánh mặt trời ban mai, ấm áp, thân thiện, chan hòa và đầy tình thương yêu. Khi nào buồn, chỉ cần nhìn vào nụ cười động viên của mẹ, tôi lại có thêm động lực. Đôi lúc, nụ cười ấy lại tan biến, thay vào đó là những giọt nước mắt. Lúc đó, trông mẹ như một bông hoa đang úa dần, buồn đến lạ…! Nên tôi luôn thầm nhủ phải học thật chăm, thật giỏi để giữ mãi nụ cười trên đôi môi mẹ.

3. Luyện tập về bố cục của văn bản

[trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Văn bảnTrong lòng mẹcủa Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra những diên biến tâm trạng của cậu bé để thấy được trình tự mà tác giả thể hiện.

Lời giải:

Phần thân bài của văn bảnTrong lòng mẹtrình bày diễn biến tâm lý của bé Hồng: + Bé Hồng thương mẹ => căm thù những cổ tục đã đầy đọa mẹ => bỏ ngoài tai những lời nói từ dã tâm thâm độc của người cô => nỗi sung sướng khi được gặp mẹ.

Cụ thể như sau:

+ Sau khi nghe những lời mà người cô nói, Hồng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô. Tác giả sử dụng những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập để thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ em, mà bà cô là người đại diện.

+ Khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ, chú bé Hồng hạnh phúc vô bờ. Trong đoạn này, tác giả sử dụng những câu văn ngắn, tạo nhịp điệu nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình [“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”] để diễn tả cảm giác của Hồng. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của Hồng khi sống trong lòng mẹ sau bao ngày xa cách.

D. Hoạt động vận dụng

[trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Hãy đóng vai một phóng viên thực hiện chương trình Ngày của mẹ, phỏng vấn những người thân trong gia đình [bố, mẹ, anh, chị, …] hoặc bạn bè của em về chủ đề người mẹ. Ghi chép và viết thành một bài báo cáo có bố cục rõ ràng, mạch lạc và có trường từ vựng chỉ “người mẹ”.

Có thể làm theo một số gợi ý sau:

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. [trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng.

2. [trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1]Đọc và giới thiệu với các bạn trong lớp một cuốn sách hay về tình mẫu tử.

Trắc nghiệm Tôi đi học có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế

B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm [Hà Nội]

D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ.

D. Lão Hạc.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Kết hợp cả A, B, C.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ

B. Người thầy giáo

C. Ông đốc

D. Nhân vật “tôi”

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 9: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?

A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 11: Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:

A. Bản thân tình huống truyện.

B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.

D. Cả A, B, C.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 12: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.

B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.

C. Cậu bé quá hồi hộp.

D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 13: Đọc đoạn văn sau:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". [Tôi đi học, Thanh Tịnh]

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Điệp ngữ.

D. Ẩn dụ.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 14: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong đoạn văn:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". [Tôi đi học, Thanh Tịnh]

A. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn các bạn, thấy các bạn cũng sợ sệt, vụng về như mình.

B. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của mấy cậu học trò mới khi đứng bên người thân trước giờ vào lớp học.

C. Tô đậm niềm mong ước được biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong khung cảnh trường lớp xa lạ của mấy cậu học trò mới.

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 15: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?

"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

A. Rất vui vẻ.

B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

C. Rất hiền hậu.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 16: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".

B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".

C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 17: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “ tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

C. Cho người được thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 18: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

A. Sự âu yếm của mẹ hiền.

B. Sự săn sóc của mẹ hiền.

C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 19: Câu văn nào sau đây trong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?

A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".

B. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

C. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

D. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 20: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Thuyết minh.

D. Miêu tả.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Bài giảng: Tôi đi học - Cô Trương San [Giáo viên Tôi]

Bài giảng: Tôi đi học - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề