Dính covid bao lâu thì test được

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sau tiếp xúc F0 bao lâu test COVID-19 mới chính xác?

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp nên nguy cơ chúng ta tiếp xúc với F0 là rất lớn. Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19 nhưng có phải test nhanh ngay không? Lúc nào cho kết quả chính xác?

Theo BS Lê Thị Thanh Thủy, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Không thể biết chắc chắn là test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác”. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày. Do đó, không ai có thể nói chắc chắn rằng sau khi tiếp xúc với F0 test nhanh vào ngày nào sẽ cho kết quả chính xác 100%, nhất là khi không có triệu chứng.

Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.

Nếu có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra nhằm có những tư vấn chuyên môn.

XEM THÊM:

Hơn một tuần trước, tôi khởi phát triệu chứng đầu tiên, test nhanh dương tính. Sau 4 ngày, tôi gần như hết các triệu chứng, chỉ đôi lúc còn ho. Tới ngày thứ 5 kể từ khi phát bệnh, tôi test âm tính, kết thúc cách ly, quay trở lại công việc như bình thường. Vậy đã an toàn chưa, thưa bác sĩ?

Trả lời:

Thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày đã hết các triệu chứng, xét nghiệm âm tính, nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, có thể an tâm quay trở lại sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.

Với bệnh nhân Covid-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã an toàn. Lý do thứ nhất, test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật [có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí] thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác. Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.

Một bệnh nhân Covid-19 nặng phải trải qua 3 pha của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.

5 ngày tiếp theo [pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng], tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại [pha miễn dịch] liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

Như vậy, qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định, tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được.

Nhóm cần lưu ý nhất là những người nguy cơ trở nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vaccine. Nhóm này nên theo dõi sức khỏe, đặc biệt là chỉ số SpO2, đến khi đủ 10 ngày. Những người trẻ, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ít có nguy cơ hơn, tuy nhiên vẫn nên theo dõi sức khỏe.

Một số người lo lắng vì sau 10 ngày khởi phát triệu chứng vẫn có kết quả dương tính. Thực tế, âm tính hay dương tính không là vấn đề đáng lo nếu bạn đã qua đủ thời gian nói trên. Thứ nhất, về nguy cơ trở nặng, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nhưng đã qua 10 ngày thì không còn nguy cơ diễn tiến nặng nữa. Thứ hai, về khả năng lây, người ta cũng chứng minh sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây rất thấp, gần như không có. Như vậy, bạn không cần lo lắng nếu gặp tình huống trên.

Bên cạnh đó, test vạch đậm hay mờ chỉ có ý nghĩa xác định nồng độ virus, khả năng lây của bạn cao hay thấp, không liên quan đến khả năng trở nặng.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bác sĩ Phạm Văn Phúc
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0

[ĐCSVN] - Ban đọc Mai Hoa [Thanh Xuân – Hà Nội] hỏi: “Hiện nay tại Hà Nội các ca F0 đang tăng mạnh khiến tôi rất lo lắng. Đến nay để phát hiện mình có bị F0 hay không nhanh nhất chỉ có thể sử dụng phương pháp test nhanh. Vậy thời điểm nào nên thực hiện test nhanh COVID-19 sau khi tiếp xúc F0 để cho kết quả chính xác nhất?”

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0. Ảnh CTV

Trả lời:

Khi tiếp xúc với F0 các chuyên gia khuyến cáo người tiếp xúc nên xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp thuận tiện và dễ tiếp cận nhất như test nhanh hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, trường hợp chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Do đó, người nhiễm dù có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có nguy cơ lây cho người khác. Hơn nữa, hiện tại dù vaccine đều cho kết quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Như vậy để bảo vệ tốt bản thân và người khác thì tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát. /.

HC

Nhiều người lo lắng khi tiếp xúc F0 nên test nhanh ngay sau đó hoặc ngày nào cũng tự xét nghiệm. Điều này sai lầm và gây lãng phí, dễ có kết quả âm tính giả.

Số F0 trong cộng đồng ngày càng tăng khiến người dân lo lắng bản thân bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc ca bệnh. Từ tâm lý này, nhiều người test nhanh ngay khi tiếp xúc F0 hoặc test liên tiếp nhiều ngày. Điều này là không cần thiết, dễ gây lãng phí và có thể xảy ra tình trạng âm tính giả nếu thời điểm test nhanh không thích hợp.

Không nên test ngay sau khi tiếp xúc F0

Trong quá trình nhiễm nCoV, tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm đi. Tải lượng virus là số lượng nCoV mà bác sĩ có thể tìm thấy trong cơ thể bạn. Họ có thể sử dụng máu, tăm bông hoặc các chất dịch cơ thể khác nhau để kiểm tra tải lượng của một virus cụ thể. Bản thân những người mắc Covid-19 cũng có tải lượng virus khác nhau.

Các nghiên cứu đã cho thấy tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc các xét nghiệm Covid-19 có thể phát hiện chính xác nhất.

Không giống xét nghiệm rRT-PCR, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus. Nó cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Ngưỡng phát hiện virus là từ ngày thứ 4 đến 10.

Ngay khi tiếp xúc F0, virus chưa thể nhân lên đủ tải lượng để kit test nhanh có thể nhận biết, dễ tạo thành kết quả âm tính giả. Ảnh: Images.

Nếu vừa tiếp xúc nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm virus, song, tải lượng còn thấp. Lúc này, test nhanh chưa phát hiện được virus, kết quả trả về dễ là âm tính giả.

Do đó, nếu không có triệu chứng mắc Covid-19, bạn có thể test nhanh vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau khi tiếp xúc F0. Nếu gia đình có người mang thai, mắc bệnh lý nền, bạn cần tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau đó, đợi đến ngày thứ 4 mới nên test nhanh. Nếu kết quả âm tính, bạn nên test lại vào ngày thứ 7.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] khuyến nghị người dân nên xem xét việc tự test trước khi tham gia các cuộc tụ họp trong nhà với những người không sống cùng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu buổi tụ họp có trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bạn nên xét nghiệm nếu có các triệu chứng Covid-19; đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc Covid-19.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], cho rằng việc test nhanh liên tục là không cần thiết. Người dân chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, đau họng, đau ngực.

Bác sĩ Thái cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.

Que ngoáy dịch tỵ hầu [dịch mũi] đúng cách là que test chạm đến phần tỵ hầu họng. Nếu test sai có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, kết quả không chính xác. Ảnh: Diagnostics roche.

F0 điều trị tại nhà nên test bao nhiêu lần?

Khi trở thành F0, nhiều người có tâm lý lo lắng, một ngày có thể test 2-3 lần để xem virus đã đào thải hết chưa. Đây cũng là việc không cần thiết. Test nhanh nhiều và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng niêm mạc mũi, chảy máu cam, tốn kém, lãng phí.

Khi mắc Covid-19, vạch chữ T trên kit test có thể chuyển màu đậm nhạt tùy theo tải lượng virus của người bệnh. Ngày đầu tiên, vạch T sẽ mờ. Đây có thể là thời kỳ ủ bệnh, virus chưa nhân lên nhiều.

Sau đó, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, thời điểm này tải lượng virus đạt đỉnh, cũng là lúc hai vạch đậm nhất. Sau đó, ngày thứ 10 trở đi vạch sẽ mờ dần. Sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C. Chúng ta có thể dựa vào mức độ đậm nhạt của vạch T để xem đang ở giai đoạn nào của Covid-19.

Thời điểm cách nhau giữa những lần test nên là 3 ngày/lần. Sau khoảng 7-10 ngày mới nên test lại để xem cơ thể đã âm tính chưa.

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC], quy trình tự test nhanh gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm [buffer] theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

– Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm [10 lần].

– Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

– Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay [5 lần].

– Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

– Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: MCA.

Sau khi test nhanh Covid-19, 3 trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

– Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

– Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

– Kết quả không hợp lệ [có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng]: Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút tùy thuộc hãng sản xuất. CDC khuyến cáo ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chúng ta chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Video liên quan

Chủ Đề