Doanh nghiệp tái bảo hiểm là gì

Khi tìm hiểu về bảo hiểm sẽ có nhiều thuật ngữ mà bạn muốn hiểu rõ như những khái niệm: Bảo hiểm là gì? Tái bảo hiểm là gì? Đồng bảo hiểm là gì?.

Khái niệm bảo hiểm là gì? Bảo hiểm là sự đảm bảo chi trả một số tiền nhất định của doanh nghiệp bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm bù đắp thiệt hại khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống với sự thỏa thuận trước về số phí và quyền lợi bảo hiểm.

Hay Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,...Và được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì?

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 quy định:

" Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm."

Dấu hiệu của hợp đồng bảo hiểm trùng là:

  • Có ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm tồn tại mà bên mua bảo hiểm giao kết với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
  • Cùng bảo hiểm cho một quyền lợi chung, rủi ro chung và đối tượng chung
  • Mỗi hợp đồng bảo hiểm này đều chịu trách nhiệm đối với tổn thất chung nào đó.

 Xem thêm: Các loại hình bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay

Tái bảo hiểm là gì?

Các công ty bảo hiểm trên thị trường hiện nay

Theo xu hướng phát triển của thị trường hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Dưới đây là tên một số công ty bảo hiểm được đánh giá là có chất lượng dịch vụ tốt nhất hiện nay:

STT 18 Công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Nguồn gốc Bắt đầu tại Việt Nam
1 Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam 1996
2 Prudential Anh 1999
3 Manulife Canada 1999
4 Dai-ichi Life Nhật 2007
5 AIA Mỹ 2000
6 Sun Life Canada 2013
7 Generali Italy 2011
8 Chubb Life Mỹ 2005
9 Hanwha Life Hàn Quốc 2008
10 Aviva Việt Nam Anh 2011
11 Prévoir Việt Nam Pháp 2005
12 FWD Vietnam Hồng Kông 2007
13 Vietcombank - Cardif [VCLI] Pháp 2008
14 Cathay life Đài Loan 2007
15 Fubon Việt Nam Đài Loan 2010
16 Phú Hưng life  Đài Loan 2011
17 BIDV Metlife Hoa Kì 2013
18 MB Ageas Life Thái Lan-Bỉ 2016

Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà Nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với Người được bảo hiểm cho Nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho Nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Người ta thường nói “tái bảo hiểm chính là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm” bởi những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải ra.

Tại Việt Nam hiện nay có 2 Công ty tái bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và Công ty tái bảo hiểm PVI  [PVI Re].

Tìm hiểu ngay: Các hình thức tái bảo hiểm không phải ai cũng biết?

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, như vậy rủi ro tổn thất của đối tượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm cùng gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuận trước đó.

Phương thức đồng bảo hiểm được áp dụng cho một số trường hợp và phương thức này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro và chia sẻ thị trường bảo hiểm. Được áp dụng khi giá trị bảo hiểm quá lớn như: bảo hiểm máy bay, tàu biển,....

Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm:

Như trên ta thấy có thể có 2 hoặc 3 hay 4 doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho 1 đối tượng và mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng chỉ nhận được một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng chỉ phải trả một tỷ lệ bồi thường như thế.

So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Đồng bảo hiểm Tái bảo hiểm
Giống nhau

-  Có nhiều công ty cùng tham gia vào 1 đơn vị rủi ro

- Đều là nghiệp vụ phân tán rủi ro giữa các công ty bảo hiểm với nhau

- Tỷ lệ phần trăm chấp nhận rủi ro tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm đó và loại rủi ro

- Tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm

- Hỗ trợ các công ty bảo hiểm nhỏ mới ra đời ổn định và phát triển

- Tăng thu nhập cho các công ty bảo hiểm

- Giúp khách hàng có giá trị tài sản lớn cần bảo hiểm có thể ký được hợp đồng một cách nhau chóng

Khác nhau Khái niệm Là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng Là một loại nghiệp vụ mà Nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với Người được bảo hiểm cho Nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho Nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Hợp đồng

- Chỉ có 1 hợp đồng duy nhất được ký kết giữa các nhà đồng bảo hiểm.

- Người chịu trách nhiệm cao nhất là người được ủy nhiệm ký hợp đồng

Có hai hợp đồng được ký kết:

- Giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm

- Giữa các công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm

Pháp lý

- Người được bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra người được bảo hiểm có quyền bồi thường tất cả các nhà đồng bảo hiểm

- Người được bảo hiểm chỉ cần biết người bảo hiểm gốc chịu trách nhiệm thanh toán khi có tổn thất xảy ra.

- Nếu người bảo hiểm gốc bị phá sản thì người được bảo hiểm không có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường.

Đối tượng

- Người được bảo hiểm là đối tượng trực tiếp được bảo hiểm

- Công ty bảo hiểm là đối tượng trực tiếp được bảo hiểm

Toàn bộ những thông tin về bảo hiểm, tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên. Mong rằng sẽ là kiến thức bổ ích cho quý khách hàng khi đang muốn sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Tái bảo hiểm là gì? Đồng bảo hiểm là gì? So sánh tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm có gì khác nhau. Vài trò và các hình thức tái bảo hiểm chủ yếu hiện nay !!

Danh sách công ty tài bảo hiểm ở Việt Nam

1/ Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà doanh nghiệm bảo hiểm gốc chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm đối với khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

Hiểu đơn giản “tái bảo hiểm là việc bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc” khi những rủi ro tổn thất có khả năng vượt hơn khả năng chi tra của các công ty bảo hiểm gốc nên họ cần ai đó chia sẻ rủi ro cùng với mình.

Bạn có thể hiểu tái bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều dọc. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhượng lại một phần quyền lợi và trách nhiệm của mình thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

>> Bảo hiểm là gì? Các vai trò của bảo hiểm

2/ Vai trò của tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro rất hữu hiệu cho các nhà bảo hiểm trong việc quản trị rủi ro và tổn thất.

Phương thức phân tán rủi ro hiệu quả giúp các công ty bảo hiểm gốc có thể nhận bảo hiểm vượt quá khả năng chi trả của mình mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về biên độ khả năng thanh toán chi trả, không cần phải từ chối khách hàng.

Phòng ngừa thảm họa rủi ro bất thường sóng thân, bão lũ, động đất, dịch bệnh…có thể xảy ra đồng thời xảy ra làm các công ty bảo hiểm gốc mất khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định.

Nhờ có tái bảo hiểm mà khách hàng có thể yên tâm nhận được khoản tiền bồi thường kịp thời, đầy đủ.

Tái bảo hiểm còn giúp phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau, các tổn thất lớn hoàn toàn có thể được chia sẻ với số lượng đông người tham gia bảo hiểm ở các quốc gia.

3/ Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

3.1 Tái bảo hiểm tạm thời

Hình thức tái bảo hiểm tạm thời là công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng bồi thường của mình.

Các dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng lớn mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín thương hiệu.

Tái bảo hiểm tạm đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ, lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình, việc hủy bỏ hay thay đổi điều khoản của khách hàng có thể gây ra thêm nhiều công việc khác.

>> Danh sách công ty bảo hiểm nhân thọ

3.2 Tái bảo hiểm lựa chọn

Hình thức bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, mà ngược lại công ty tái bảo hiểm bắt buộc chấp nhận nếu muốn ký hợp đồng tái bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc lựa chọn từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại giao cho từng công ty tái bảo hiểm khác nhau thay vì đem toàn bộ các phần vượt quá khả năng giao một nhà tái bảo hiểm duy nhất.

Công ty tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí tái bảo hiểm lớn hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.

Nếu có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính liên quan cho hình thức này cũng khá tốn kém.

>> Danh sách công ty bảo hiểm phi nhân thọ

3.3 Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định [tái bảo hiểm bắt buộc] là hình thức mà công ty bảo hiểm gốc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm toàn bộ các rủi ro mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ ký kết nhanh chóng hơn.

Công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ, có điều kiện thu được phí lớn.

Hình thức này có mặt hạn chế là phải chuyển nhượng hết tất cả rui ro dù rằng khả năng tài chính của Doanh nghiệp bảo hiểm gốc vẫn có khả năng đảm đương được một số rủi ro trong đó.

So sánh tài bảo hiểm & đồng bảo hiểm

4/ Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là việc tập hợp nhiều doanh nghiệp gốc cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, các rủi ro tổn thất của đối tượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm gốc cùng nhau gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuận với nhau.

Hình thức đồng bảo hiểm thường được áp dụng khi bảo hiểm cho các đối tượng có giá trị quá lớn như: máy bay, du thuyền, tàu biển vận tải,..

Bạn có thể hiểu tái bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang. Khách hàng trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm cùng lúc với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

5/ So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa Đồng bảo hiểm & Tái bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm liên quan:

Đồng bảo hiểm Tái bảo hiểm
Điểm giống nhau:
  • Nghiệp vụ phân tán rủi ro giữa các công ty bảo hiểm với nhau.
  • Nhiều công ty cùng tham gia bảo hiểm cho 01 đối tượng.
  • Tỷ lệ phần trăm tham gia phụ thuộc từng loại rủi ro & khả năng tài chính của mỗi công ty bảo hiểm.
  • Khách hàng có giá trị tài sản lớn có thể ký được một hợp đồng thống nhất.
Phương thức – Phân tán rủi ro theo chiều ngang – Phân tán rủi ro theo chiều dọc
Hợp đồng – Khách hàng ký kết với nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm gốc cùng lúc

– Khách hàng chỉ ký hợp đồng với 01 công ty bảo hiểm gốc duy nhất

Pháp lý – Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu tất cả doanh nghiệp bảo hiểm gốc liên quan giải quyết bồi thường.

– Người được bảo hiểm chỉ được yêu cầu duy nhất doanh nghiệp bảo hiểm gốc đã ký kết giải quyết bồi thường.

Đối tượng

chính

– Người được bảo hiểm [người mua] – Doanh nghiệp bảo hiểm gốc

6/ Các doanh nghiệp tài bảo hiểm tại Việt Nam

1 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam [VINARE] 1994
2 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI [PVI Re] 2011

Video liên quan

Chủ Đề