Đổi mới công tác quản lý nhà trường

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hoạt động
    • Tuyên truyền
    • Thi đua
    • Xây dựng công đoàn
  • Chuyên đề
    • Chính sách - Đời sống
    • Nữ công
    • Nghiên cứu - Học tập
    • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Diễn đàn
    • Trao đổi
    • Tâm sự
    • Trang thơ
  • Tổ ấm
    • Chia sẻ - Trợ giúp
    • Tấm lòng nhân ái
  • Gương tiêu biểu
  • Văn bản
    • Đảng - Nhà nước
    • Giáo dục
    • Công đoàn
    • Thông báo
Thứ ba, 23/11/2021 - 2:42 PM
Diễn đàn > Trao đổi
Làm thế nào để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục?
Cập nhật: 14/11/2009 - đọc: 28020 lần
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở góc độ hẹp, đó là quá trình người hiệu trưởng dựa vào các quy luật khách quan vốn có của đơn vị để tác động có tính hướng đích đến cán bộ, giáo viên, học sinh,nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Làm thế nào để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục? Đây là câu hỏi lớn mà đáp số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động ở từng đơn vị. Ở đây, tôi xin trao đổi một kinh nghiệm học được từ sách vở, từ thực tiễn, từ đồng nghiệp và đó có thể là một vài giải pháp cơ bản trong những giải pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung trao đổi này, theo tôi chắc hẳn ai cũng biết, cũng đã làm nhưng chưa có dịp đúc kết, trao đổi mà thôi.

Về lý luận, Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở góc độ hẹp, đó là quá trình người hiệu trưởng dựa vào các quy luật khách quan vốn có của đơn vị để tác động có tính hướng đích đến cán bộ, giáo viên, học sinh,nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Như vậy, hoạt động quản lý là sự phân công, hợp tác lao động; là sự chăm sóc, giữ gìn, sửa sang và sắp xếp, đổi mới để đưa nhà trường phát triển.

Về thực tiễn, để thực hiện đổi mới quản lý thì phải làm cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong nhà trường phải là một nhà giáo dục. Tôi thấy hình như chúng ta đang còn tách rời giữa hai công việc quản lý và giảng dạy; chưa thực hiện đồng bộ hai hoạt động này. Phương pháp giáo dục chủ yếu vẫn là phương pháp song song chứ chưa phải là phương pháp trực tiếp. Học sinh chưa có thái độ động cơ học tập rõ ràng nếu các em chưa trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Không có động cơ hoặc động cơ sai thì học sinh không thích và chán học. Không chỉ mỗi giáo viên là một nhà giáo dục mà cả phụ huynh, cán bộ, nhân viên trong trường cũng phải là nhà giáo dục [nếu không thì ít ra cũng phải có tư tưởng giáo dục]. Khi các nhà giáo dục có trách nhiệm tương quan lẫn nhau thì trách nhiệm đó sẽ có tác động tốt đến từng học sinh. Người lớn không có văn hóa [nhất là các bậc cha mẹ học sinh] thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ và con cháu của mình. Vì thế, gia đình cho con đi học không những vì mục đích học vấn còn muốn con em mình được học hỏi văn hóa ứng xử tốt hơn, văn minh hơn. Thực tế rất đáng buồn là hiện nay có nhiều điều nhà trường dạy kỹ lưỡng nhưng khi các em ra ngoài xã hội lại bị bung ra do tác động từ môi trường xấu. Một học sinh vi phạm được vài thầy cô giáo dục tốt nhưng các giáo viên khác không hưởng ứng thì học sinh đó cũng khó tiến bộ. Hiện nay các trường đều có tổ giám thị học sinh nhưng tôi thấy như vậy chỉ giải quyết phần ngọn mà thôi. Như trên đã nói, cái gốc là mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong trường phải là một nhà giáo dục.

Quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban giám hiệu mà còn đổi mới cách làm việc từ lãnh đạo các đoàn thể, lãnh đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cả từng giáo viên bộ môn. Quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Chỉ có quản lý công việc thì mọi người làm việc mới tự giác và có hiệu quả thật sự, còn quản lý con người thì làm việc chỉ với mục đích đối phó.

Phải tin tưởng, tôn trọng cấp dưới và tập hợp quần chúng. Bên cạnh hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng cũng phải có năng lực vận động và tập hợp quần chúng. Làm việc phải khoa học, đều tay và có tinh thần trách nhiệm cao. Cũng như một cỗ máy nếu các đầu mối làm việc ngon thì công việc vận hành suôn sẻ, nếu mắc một chỗ thì sẽ có sự cố dây chuyền. Trong thời gian thực hiện nếu có gì sai thì phải ghi nhận lại và sau đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Hiệu trưởng cần tạo khoảng không gian cho phó hiệu trưởng chủ động, biết đề xuất ra các hướng giải quyết phù hợp. Những công việc liên quan đến mảng quản lý của mình thì người lãnh đạo phải biết đề đạt, chứ không theo kiểu nhất cử nhất động cái gì cũng chờ ý kiến cấp trên. Các phó hiệu trưởng còn phải biết chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp ý kiến vì ba bốn cái đầu vẫn hơn một cái đầu, như vậy mới tránh được sai sót. Cũng giống như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc lãnh đạo nhà trường, họ thường được coi là người hiệu trưởngthứ 2.Hiệu trưởng phải là người biết tôn trọng ý kiến quần chúng và luôn tin tưởng vào anh em. Giao việc cho ai làm cũng cần kiểm tra và có sự phản hồi để biết kết quả làm được tới đâu.

Phải biết huy động nguồn lực để xây dựng nhà trường và tổ chức các hoạt động. Thực tế hiện nay trường nào cũng có khó khăn, có trường khó khăn ít có trường khó khăn nhiều. Vấn đề ở chỗ không phải chỉ ngồi ca thán mà phải biết xoay xở, khắc phục những khó khăn đó tùy theo hoàn cảnh của đơn vị. Từ cảnh quan trường không ra trường, đến nay nhà trường chúng tôi đã vận động từ nguồn PHHS, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đóng góp để xây dựng cảnh quan của trường, công trình phụ, sân chơi học sinh rất khang trang và nhân ngày nhà giáo năm nay, các doanh nghiệp đã tài trợ trên 25 triệu đồng để tổ chức Hội thi học sinh thanh lịch và văn nghệ,... Chỉ cần mỗi năm sửa sang, xây mới thêm được một ít là sẽ giảm bớt được tình trạng khó khăn lâu dài của nhà trường, và cũng nên nhớ rằng dù chỉ một hào đóng góp của PHHS, doanh nghiệp cũng phải sử dụng cho đúng mục đích và có hiệu quả.

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra tập trung và định hướng dạy sát đối tượng học sinh. Tại trường chúng tôi, ba năm nay có trên 30 giáo viên mới về nhận công tác, lực lượng trẻ rất đông. Các bạn mới ra trường có thế mạnh về lòng nhiệt tình, sự năng động nhưng vẫn đang có hạn chế về chuyên môn vì chưa có kinh nghiệm. Để rút ngắn khoảng cách đó lại chúng tôi đã tìm các giải pháp như cho các em dự giờ và tăng cường thao giảng các tiết dạy. Giáo viên lâu năm có trách nhiệm dìu dắt giáo viên trẻ qua công việc cụ thể như rút kinh nghiệm dự giờ, hướng dẫn soạn giảng, nhất là những bài mới, bài khó. Kiểm tra học kỳ cũng theo cấu trúc đề chung toàn khối để giúp đánh giá chất lượng học sinh thực chất hơn, quan trọng hơn là giáo viên tự nhìn nhận, điều chỉnh lại hiệu quả giảng dạy của mình.Định hướng dạy sát đối tượng học sinh, thực tiễn mà nói không ai dạy sát đối tượng học sinh bằng những thầy đồ, thầy giáo làng ngày xưa và cũng không ai dạy sát đối tượng học sinh bằng những thầy, cô giáo ngày nay dạy cua, dạy kèm học sinh. Trong 3 năm nay trường chúng tôi đã định hướng cho thầy cô như vậy nên chất lượng dạy học được nâng lên rõ nệt.

Về cá nhân, để thực hiện đổi mới quản lý hơn ai hết người hiệu trưởng phải biết tự đổi mới mình:

Phải là người vừa nắm bắt thông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông tin hợp tình, hợp lýphải có tính sáng tạo. Việc nắm bắt và xử lý thông tin của Hiệu trưởng cũng phải khách quan, độ lượng. Tính sáng tạo của hiệu trưởng được thể hiện qua vai trò lãnh đạo, hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh của nhà trường. Người lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà cần có chiến lược và sáng tạo riêng. Người lãnh đạo phải biết tìm ra cơ chế quản lý dựa trên hành lang pháp lý để phát huy mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên.

Phải biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ kịp thời anh em và làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên về mặt tinh thần cho anh em. Tuy đó chỉ là những quan tâm nhỏ, nhưng thấy ban giám hiệu chăm lo và quan tâm thì sẽ thu phục được quần chúng từ đó họ cũng an tâm và sẽ cống hiến nhiều hơn.

Phải có tham vọng để phát triển nhà trường chứ không chỉ bằng lòng với những gì mình đã làm hoặc đã có. Một giáo viên phải giúp học sinh khai mở tri thức như vậy mới là người thầy thực thụ. Giáo viên gắn bó với nghề không chỉ vì nhu cầu đồng lương mà còn vì nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập và nhu cầu tự khẳng định mình. Tổ chuyên môn vừa là môi trường học tập, giao tiếp vừa là tổ ấm để mọi người thân thiện và gắn bó với nhau hơn.

Cuối cùng, chúng ta luôn nhớ một điều là Hãy nắm cái cần nắm, buông cái cần buông. Đừng nắm cái cần buông mà buông cái cần nắm và làm việc gì cũng phải có trách nhiệm, có tấm lòng để giữ cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Th.S Lê Văn Dư, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Bình Định

In bài
Gửi ý kiến phản hồi
Đầu trang
Quay về
Các tin khác củaTrao đổi:
Giải đáp một số nội dung về phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022 [07/10/2021]
Viên chức được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày? [14/05/2021]
Điều kiện hưởng lương giáo viên THCS hạng II [14/05/2021]
Biến thách thức thành cơ hội chuyển đổi số ngành Giáo dục [27/03/2020]
Lựa chọn sách giáo khoa cho Chương trình giáo dục phổ thông mới: Phù hợp với tình hình địa phương [26/02/2020]
Giáo dục thẩm mĩ trong Chương trình mới: Hình thành, phát triển nhân cách học sinh [22/11/2019]
Giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Quy Nhơn [28/08/2019]
Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học [04/06/2019]
3 tiêu chí cốt lõi xây dựng trường học hạnh phúc [22/04/2019]
Lấy động viên, tạo động lực để nâng cao đạo đức nhà giáo [21/03/2019]
Khơi gợi tiềm năng sáng tạo - bắt đầu từ người thầy [22/03/2018]
Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông, áp dụng từ năm học 2018-2019 [14/04/2017]
Sinh con thứ ba [13/10/2016]
Giải mã bí mật 'hiện tượng giáo dục Việt Nam' [16/07/2016]
8 thỉnh cầu của một giáo viên gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT [13/05/2016]
Mỗi ngày một cuốn sách
[TEDx - Vietsub] Tại sao bạn không thể thay đổi bản thân
Danh ngôn

Hãy tử tế với những gã nghiện máy tính, biết đâu sau này bạn sẽ làm việc cho ai đó trong số họ

Bill Gates
Văn bản mới
Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn
Cập nhật: 13/10/2021
Công văn tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Cập nhật: 07/10/2021
Hướng dẫn Triển khai hoạt động công đoàn năm học 2021-2022
Cập nhật: 07/10/2021
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua Cán bộ, nhà giáo, người lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19
Cập nhật: 07/10/2021
Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bình Định năm học 2021 - 2022
Cập nhật: 22/09/2021
Kế hoạch Về việc triển khai Chương trình Sóng và máy tính cho em
Cập nhật: 22/09/2021
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy và học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19
Cập nhật: 06/09/2021
vận động đoàn viên tham gia cuoc thi sáng tác ca khúc phòng chống dịch
Cập nhật: 06/09/2021
Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022
Cập nhật: 27/08/2021
Công văn vận động tham gia Cuộc thi Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo
Cập nhật: 18/08/2021
Tin tiêu điểm
Giải pháp sáng kiến: Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT
Hội thi Tiếng hát giáo viên - học sinh ngành GD-ĐT Bình Định: Tôn vinh những làn điệu dân ca
Bài luận cảm động của nữ sinh về hạnh phúc
Học sinh đi học trở lại: Ðảm bảo an toàn trường lớp, tinh giản chương trình
Công đoàn trường THPT Mỹ Thọ tổ chức giao lưu kết nghĩa kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 20/10/2016
12 cá nhân được lấy ý kiến đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
Công đoàn Giáo dục Bình Định tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân năm 2016
Sở GD&ĐT Bình Định và Công đoàn Giáo dục tỉnh tổ chức Hội nghị sáng kiến kinh nghiệm năm 2015.
Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bình Định tổ chức Hội thi Tiếng hát giáo viên ngành giáo dục năm 2016
Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử
Liên kết - Thống kê
Số máy truy cập:23168
Số người trực tuyến: 36

© 2008 - 2021 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH
8 TRẦN PHÚ - THÀNH PHỐ QUI NHƠN
Website: cdgdbinhdinh.edu.vn Email:


21/11/2020 16:46

[CMO] Trích tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

...Toàn ngành hiện có 508 cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến các cấp học phổ thông, 78 cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu là cấp học mầm non và tiểu học. Giáo dục nghề nghiệp có 3 cơ sở, có 2 chi nhánh trường đại học trên địa bàn. Quy mô học sinh, sinh viên ở các cấp học hiện nay trên 260.000, nếu tính cả số sinh viên được đào tạo ngoài tỉnh, mỗi năm có khoảng 5.000 sinh viên ra trường, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh.

Những năm qua, GD&ĐT Cà Mau không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay, mạng lưới giáo dục phủ khắp các địa phương trong tỉnh, mỗi xã đều có trường mầm non, tiểu học và THCS. Một số xã có trường THPT. Cùng với giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, đầu tư cho giáo dục đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển theo hướng chuẩn hoá và hội nhập. Trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 59,45%, trong đó có 9 trường đạt chuẩn mức độ 2. Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chất lượng nâng lên theo từng năm, cao hơn bình quân chung của cả nước...

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được có thể thấy, chất lượng giáo dục có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng; giữa dạy chữ và dạy người; chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới; quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập; giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Cách thức tổ chức phân luồng học sinh còn lúng túng. Chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Nội dung chương trình ở các cấp học thay đổi nhiều nhưng thiếu tính ổn định, nặng về lý thuyết, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh và yêu cầu phát triển chung của xã hội. Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ thuộc lòng, điều kiện, hiệu quả giáo dục kỹ năng thực hành, trải nghiệm, khả năng vận dụng còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa tạo được sự khuyến khích. Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu, chưa đồng bộ, nhìn chung là còn lạc hậu.

Những năm qua, ngành GD&ĐT Cà Mau không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng.Ảnh: Minh Tấn

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nội dung chương trình chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Giữa học lý thuyết với kỹ năng thực hành, trải nghiệm ở giáo dục phổ thông còn chênh nhau; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa đảm bảo tính liên thông, đào tạo chưa gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; nguồn lực ngân sách và xã hội đầu tư cho giáo dục còn thấp so với nhu cầu.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế nêu trên, ngành GD&ĐT đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý giáo dục. Cần có những chủ trương, chế định nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục. Trước yêu cầu hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tiếp tục rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; đổi mới tư duy, tăng cường phân cấp, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo dục; đề xuất tuyển chọn, đào tạo giáo viên theo địa chỉ, sắp xếp đúng vị trí việc làm; giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra, những vấn đề xã hội quan tâm trong quá trình đổi mới giáo dục; tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên các phương diện giáo dục.

Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, thiết thực, phù hợp; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng mở, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chú trọng xây dựng trường học 2 buổi/ngày, trường bán trú, đầu tư điểm trường chính và xây dựng một số trường chất lượng cao...

Thứ ba, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trung thực,chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh giúp học sinh rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách.

Thứ tư, phát triển giáo dục ngoài công lập hài hoà với giáo dục công lập. Mô hình đào tạo ngoài công lập đang mang lại nhiều nét tươi mới trong hệ thống giáo dục của tỉnh. Ngành giáo dục sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền tạo cơ chế, chính sách, ưu đãi giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất và hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện vay vốn, chuyển đổi cơ sở vật chất công lập để thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để tỉnh là điểm đến hấp dẫn lĩnh vực GD&ĐT.

Thứ năm, đa dạng hoá nguồn lực tài chính, nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. Đảm bảo nguồn lực vật chất, công nghệ thông tin - truyền thông cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành chính sách học phí phù hợp từng giai đoạn; đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn./.

Video liên quan

Chủ Đề