Dự án cải tạo kênh tân hóa lò gốm năm 2024

Đó là tác động tích cực của dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm trên địa bàn TP.HCM vừa được khánh thành.

Dự án được khởi công từ năm 2011, trải dài qua 4 quận là Quận 6, Quận 11, Tân Bình và Tân Phú. Dự án bao gồm các hạng mục: mở rộng kênh, nắn dòng chảy, nạo vét bùn, đắp bờ kênh, xây tường ngăn lũ, cải tạo mặt đường, đồng thời xây mới 12 cây cầu qua kênh, chỉnh trang 4 khu cảnh quan dọc tuyến…

Tổng mức đầu tư dự án, gồm cả điều chỉnh bổ sung xây dựng Cầu Ông Buông 1 và 2 là 166,647 triệu USD, vay của Ngân hàng Thế giới [WB]. Ngoài ra, ngân sách thành phố là 1.714,5 tỷ đồng để chi trả bồi thường, giải tỏa, tái định cư cho các hộ dân và tổ chức.

Tính đến nay, Dự án đã xây dựng 11.815m đường giao thông kết nối các tuyến đường huyết mạch của cửa ngõ phía Tây Thành phố; gần 8.000m cống được lắp đặt phục vụ thu gom, kiểm soát tình trạnh ngập lụt của lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm; toàn bộ tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm gần 7km được nạo vét 300.000 m3 bùn, khơi thông dòng chảy, tạo sự thông thoáng cho môi trường, không khí trong lành.

Ngoài ra, dự án còn lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng với 1.317 bóng đèn Led tiết kiệm năng lượng được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển owlet. Hệ thống tín hiệu giao thông hiện đại được lắp đặt và vận hành từ trung tâm điều khiển. 4 khu cảnh quan tổng diện tích 14.120m được bố trí dọc 2 bên kênh gồm cây xanh đường phố trên vỉa hè, các mảng xanh, bụi hoa, thảm cỏ… nhằm tạo không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt của cộng đồng.

Đại diện Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP cho biết, công trình hoàn thành đã kết nối với hệ thống thoát nước để giải quyết vấn đề ô nhiễm và chống ngập chung của cả Thành phố. Khoảng 1,2 triệu dân trong khu vực trực tiếp được hưởng lợi từ dự án và 1/3 số phương tiện, cư dân từ cửa ngõ phía Tây Nam lưu thông vào trung tâm Thành phố được thuận lợi hơn.

Giám đốc WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa đánh giá cao dự án này và cho biết, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ TP.HCM tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị, quản lý rủi ro ngập lụt và nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị.

Theo tiến độ được Ban Quản lý xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM công bố, kênh Tân Hóa – Lò Gốm đoạn từ đường Âu Cơ [quận Tân Phú] đến cầu Hòa Bình [quận 11] có chiều dài 3 ki lô mét đã được lắp đặt cống hộp phía dưới, bên trên làm đường rộng từ 7 mét đến 13 mét. Đến nay, đoạn này đã cơ bản hoàn thành.

Còn đoạn kênh 7,4 km từ cầu Hòa Bình đến cầu Lò Gốm sẽ là kênh hở với bờ kè bê tông, hai bên là đường rộng 7 mét. Đến nay các nhà thầu đang gấp rút thi công những đoạn bờ kè còn lại, sau đó tiến hành nạo vét toàn bộ tuyến kênh và sẽ hoàn thành vào cuối năm.

Sau khi hoàn thành toàn bộ nước thải sẽ được thu gom, chảy dưới cống hộp và kênh Tân Hóa - Lò Gốm sẽ không còn cảnh ô nhiễm. Bên cạnh đó, dọc hai bên bờ kênh sẽ được trồng cây xanh giống như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện nay.

Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm bắt đầu từ đoạn tiếp giáp đường Âu Cơ [quận Tân Phú] đến đại lộ Võ Văn Kiệt [quận 6]. Dự án được khởi công từ cuối năm 2011 với tổng số vốn gần 2.000 tỉ đồng, trong đó có vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Đây là một trong những con kênh bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân ven lưu vực kênh nhiều năm qua.

Thời gian qua do dự án đang thi công, dòng chảy bị ảnh hưởng nên thường xuyên xảy ra ngập tại các quận Tân Bình, quận 6, quận 11 mỗi khi trời mưa. Khi dự án hoàn thành sẽ tăng khả năng thoát nước của kênh, giảm tình trạng ngập úng cho lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm với diện tích khoảng 19 ki lô mét vuông và gần 130.000 người dân.

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm sẽ được đặt cống hộp bên dưới nên dòng kênh đầy rác và ô nhiễm trước đây sẽ được thay bằng những con đường với hàng cây 2 bên [Ảnh: BQL xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM.]

Tóm tắt về Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm:

Là một dự án thành phần nằm trong Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. Dự án này được thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố gồm TPHCM, Cần Thơ, Nam Định, Hải Phòng. Dự án được thực hiện từ năm 2004 đến 2014 với tổng vốn đầu tư 382,5 triệu đô la Mỹ [trong đó TPHCM 266,7 triệu đô la] từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và hơn 4.000 tỉ đồng từ vốn đối ứng ngân sách của 4 tỉnh, thành phố có dự án.

Sau 10 năm thực hiện, dự án nâng cấp đô thị Việt Nam giúp hơn 6 triệu người dân của 4 tỉnh, thành phố được hưởng lợi, trong đó có hơn 2,5 triệu người dân được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Đã có 300 khu nhà ở thu nhập thấp được cải tạo; 313.593 cống thoát nước được xây mới hoặc phục hồi; 373.137 km đường hẻm được nâng cấp; 96.406 mét cống thoát nước được cải tạo hoặc xây mới, giải quyết 98% tình trạng ngập tại các thành phố...

Nguồn: www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn

© Copyright 2012 HFIC, Corporation. All rights reserved

Chủ Đề