Dự đoạn giá vật liệu xây dựng năm 2022

Giá thép tăng liên tục nhiều lần trong tháng 3 năm nay đã đẩy hàng loạt nhà thầu xây dựng vào thế khó - Ảnh: H.C.

Theo Bộ Xây dựng, trong bối cảnh nhiều loại vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng, cát, gạch xây dựng tăng giá mạnh thời gian qua, một số địa phương xác định và công bố đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường. 

Bên cạnh đó, nhiều danh mục đơn giá vật liệu do sở xây dựng địa phương công bố còn thiếu một số vật liệu xây dựng chủ yếu.

"Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các chủ thể trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương chỉ đạo sở xây dựng tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, công bố kịp thời chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn.

Bộ Xây dựng lưu ý các địa phương phải thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".

Thường xuyên rà soát, cập nhật các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào danh mục để công bố giá. 

Đối với các loại vật liệu chủ yếu có biến động nhiều, tổ chức xác định, công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Đối với các dự án, công trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc phạm vi của nghị quyết của Quốc hội về chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, và dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chủ động giao các sở xây dựng và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho từng gói thầu.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu địa phương nâng cao chất lượng dự báo cung cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt khả năng cân đối cung cầu các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn trong năm 2022, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu hụt nguồn cung, tránh tình trạng lợi dụng thiếu hụt nguồn cung để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quốc Hiệp - chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho rằng việc Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương phải sớm cập nhật đơn giá xây dựng cho phù hợp với biến động giá vật liệu xây dựng chỉ có ý nghĩa với các dự án đầu tư công, bằng vốn ngân sách nhà nước. 

Các nhà thầu thi công dự án đầu tư công sẽ được hỗ trợ kịp thời để bảo đảm tiến độ công trình.

Với các công trình tư nhân, nhà thầu phải ngồi lại với chủ đầu tư để thương thảo lại đơn giá xây dựng, trong trường hợp không thương thảo được thì nhà thầu xây dựng phải chấp nhận thua thiệt. 

Về lâu dài cần có các chính sách điều tiết vĩ mô bằng thuế, phí để kiểm soát giá thép xây dựng, ông Hiệp nhấn mạnh.

Giá vật liệu xây dựng tăng 'phi mã', nhiều dự án chậm trễ tiến độ

B.NGỌC

HỒNG HẠNH

Giá thế giới liên tiếp hạ, trong nước vẫn neo đỉnh

Hiện, giá xi-măng và sắt thép đều lập đỉnh lịch sử sau nhiều lần tăng “phi mã”. Cụ thể, giá xi-măng đã lên ngưỡng 1,53-1,8 triệu đồng/tấn tùy loại, tăng 200-250 nghìn đồng/tấn so với thời điểm ổn định. Riêng trong quý I/2022, giá xi-măng tăng khoảng 30-50 nghìn đồng/tấn, tương đương mức tăng 1-3% so với quý IV/2021 và tăng 11-15% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi-măng, nhưng giá đã tăng tới 250%...

Với giá thép, hiện neo mức đỉnh khoảng 18,6-20,6 triệu đồng/tấn [phá mức đỉnh 18 triệu đồng năm 2021], tăng gần gấp đôi so thời điểm ổn định [ngưỡng 10-13 triệu đồng/tấn]. Xu thế tăng của giá thép bắt đầu từ giữa tháng 2/2022, mức tăng mạnh từ 600 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng/tấn. Đến giữa tháng 3, giá thép lần lượt tăng thêm khoảng 3,5% so giữa tháng 2 và tổng mức tăng so đầu năm khoảng 7,5%. Giá thép trong nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, báo cáo từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam [MXV] cho thấy, sau khi giảm 8% trong tháng 4, giá thép  vẫn đang tiếp tục giảm trong tháng 5 do nhiều tác động tiêu cực. Đó là, dịch bệnh bùng phát ở nước tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc, khiến nhà chức trách phải thực hiện các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất. 

Trong khi, tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc đã tăng nhẹ từ 148,6 lên 149 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 29/4. Mặc dù con số này giảm so với mức đỉnh năm 2022 là 160,95 triệu tấn vào giữa tháng 2, nhưng cao hơn nhiều so với mức cùng kỳ của năm 2021 là 133,1 triệu tấn và 117,95 triệu tấn của năm 2020. “Mức tồn kho cao hiện tại cho thấy các nhà máy thép sẽ có ít động lực để mua thêm quặng sắt, đặc biệt là trong bối cảnh các biện pháp chống dịch làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng”, MXV nhận định và cho rằng, đây chính là nguyên nhân giá thép được dự báo tiếp tục giảm trong ngắn hạn.

Cũng theo Hiệp hội thép Việt Nam [VSA], những ngày tháng 4, giá thép cây châu Á giảm do ít hoạt động mua bán, nhu cầu giảm ở Trung Quốc. Cụ thể, trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép giao dịch các phiên cuối tháng 4 giảm mạnh, về dưới mức 4.900 nhân dân tệ/tấn, từ mức 5.113 nhân dân tệ/tấn ghi nhận đầu tháng 4.

Giá các nguyên liệu đầu vào cũng đồng loạt giảm so với tháng 3/2022. Trong đó, dữ liệu ngày 8/4 cho thấy, quặng sắt loại 62%Fe giao dịch ở mức 155 USD/tấn CFR [cảng Thiên Tân, Trung Quốc] giảm khoảng 1,5 USD/tấn. Mức giá này giảm khoảng 55-57 USD/tấn so mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 [210-212 USD/tấn]; giá than mỡ luyện cốc [Hard coking coal - xuất khẩu tại cảng Australia] giao dịch ở mức 359,5 USD/tấn FOB, giảm mạnh so đầu tháng 3/2022; giá HRC ở mức 878 USD/tấn CFR, giảm khoảng 12 USD/tấn...

Cần tự chủ ngành thép

Nói về giải pháp giảm giá thép, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Công nghiệp [Bộ Công thương] cho biết, hiện nay giá thép vận hành theo cơ chế thị trường. Giá thép tăng là do các nguyên liệu đầu vào đều tăng cao, như quặng sắt, than mỡ luyện cốc, cuộn cán nóng HRC... Ngoài ra, còn chịu tác động do chi phí logistics tăng cao. Theo ông Hoài, trong trường hợp khan hiếm nguồn cung trong nước mà gây tăng giá, Nhà nước sẽ can thiệp bằng các sắc thuế để hạn chế xuất khẩu, nhằm điều tiết cung - cầu nội địa. Tuy nhiên, thị trường thép không thiếu cung!

Ông Hoài cho rằng, chúng ta phải tìm nguyên liệu trong nước để hạn chế nhập khẩu, tự chủ ngành thép. Trước đó, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã nhấn mạnh đến một số giải pháp, yêu cầu các cục, vụ liên quan thuộc Bộ tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép, tạo tiền đề cho quá trình CNH, HĐH đất nước; tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh.

Ông Trương Bá Tuấn, Phó Vụ trưởng Chính sách thuế [Bộ Tài chính] cho biết, Bộ đã có đề xuất về các sắc thuế nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng phôi thép và sản phẩm thép. Hiện, đề xuất này đã được thông qua tại Nghị định 101/2021/NĐ-CP. Theo đó, tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ lại cho sản xuất trong nước, bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn. Đồng thời, giảm thuế nhập khẩu một số mã hàng thép xây dựng đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu cao [15%, 20%, 25%] để bình ổn giá cả mặt hàng thép trong nước.

Dù nhận định giá xi-măng và sắt thép đều tăng theo quy luật thị trường, do giá nguyên liệu đầu vào tăng, tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, cần kiểm soát được giá các mặt hàng này. Tức là, phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát, thanh tra... để biết mức độ tăng giá có hợp lý không. “Là sản phẩm quan trọng thì phải có dự báo cung - cầu. Từ đó có sự điều tiết thương mại, sẽ giảm được cú sốc giá”, ông Long nói và cho biết, dự báo cung - cầu chuẩn sẽ giúp chúng ta dùng công cụ bảo hiểm giá hiệu quả. 

Với câu chuyện rủi ro cho nhà đầu tư khi giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, lãnh đạo Cục Công nghiệp bày tỏ: “Họ có kinh phí dự phòng để lập dự toán, nếu vượt dự phòng thì phải báo cáo các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh dự toán”.

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin đầy đủ và hữu ích trước khi họ đầu tư xây dựng công trình, Xây dựng số luôn cập nhật và gửi đến khách hàng bảng giá vật liệu xây dựng mới nhất, đầu đủ và chi tiết nhất. Nếu bạn quan tâm đến bảng giá vật liệu xây dựng thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.

Để làm nên những toà nhà cao chọc trời, đẹp, lung linh và huyền ảo thì không thể thiếu đi vật liệu xây dựng. vậy vật liệu xây dựng là gì? Vật liệu xây dựng hiểu đơn giản là tất cả những nguyên liệu phục vụ cho quá trình xây dựng. Vật liệu xây dựng có thể từ tự nhiên như cát, đá, đất, gỗ, sỏi… Hoặc những loại vật liệu do con người tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng như gạch, ngói, xi măng, ống nước, cốt thép, kính thủy tinh, thạch cao, gốm sứ…

Cập nhật bảng báo giá vật liệu xây dựng mới nhất 2022

Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng hôm nay cơ bản để khách hàng tham khảo nhé. Để báo giá vật liệu xây dựng cần phân chia vật liệu thành 2 mục: Vật liệu xây dựng hạng mục thô và vật liệu xây dựng hạng mục hoàn thiện để gia chủ tương lai dễ dàng nắm bắt và chọn lựa.

1. Đá xây dựng

Đá xây dựng là một trong những loại vật liệu góp phần hoàn thiện phần thô của công trình. Đá xây dựng bao gồm rất nhiều chủng loại như đá dăm 1x2, 2x4, 4x6, 5x7, đá mini sàng, đá mini bụi. Những loại đá này được dùng trong công việc đổ bê tông. Và trước khi đổ bê tông bạn cần tiến hành vệ sinh đá sạch sẽ, đảm bảo không có tạp chất để đảm bảo độ kết dính ở mức độ cao nhất. Hiện nay, đá xây dựng trên thị trường dao động từ khoảng 240.000đ đến 400.000đ/m3 tùy vào từng loại và tùy vào số lượng khách hàng mua. Để mọi người có thêm nhiều thông tin để tham khảo về giá đá xây dựng cụ thể hơn xin mời mọi người cùng tham khảo qua bảng dưới đây.

Bảng báo giá đá xây dựng mới nhất 2022:

TÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TÍNH M3 GIÁ CÓ VAT [10%]
Đá xây dựng 5x7 270.000 280.000
Đá xây dựng 1x2 [đen] 270.000 280.000
Đá xây dựng 1x2 [xanh] 395.000 415.000
Đá mi bụi 225.000 240.000
Đá mi sàng 250.000 265.000
Đá xây dựng 0x4 loại 1 250.000 260.000
Đá xây dựng 0x4 loại 2 220.000 235.000
Đá xây dựng 4x6 270.000 280.000

Lưu ý : Bảng giá trên mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá sẽ có sự chênh lệch theo yêu cầu của chủ đầu tư về kích cỡ xe vận chuyển, xe càng lớn thì đơn giá trên càng rẻ. Mức giá chênh lệch có thể từ 30.000 – 40.000đ/ m3 hàng hóa.

2. Xi măng xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề