Dương tiễn là ai

ĐÔNG DU   -   Thứ ba, 13/04/2021 18:38 [GMT+7]

Nhị Lang Thần trong các phiên bản Tây du ký. Ảnh: Xinhua.

Lâm Chí Khiêm

"Tây du ký" phiên bản 1986 nói về hành trình lấy kinh của Đường Tăng và các đồ đệ: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh...

Tuy nhiên, trước khi làm đệ tử của Đường Tăng, Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung và có dịp giao đấu với Nhị Lang Thần- Dương Tiễn ngay ở những tập phim đầu tiên.

Dương Tiễn trong phiên bản này do tài tử Lâm Chí Khiêm thủ vai. Anh được khen ngợi khi thủ vai Nhị Lang Thần bởi gương mặt anh tuấn, mạnh mẽ.

Lâm Chí Khiêm vốn là chỉ đạo võ thuật của đoàn phim "Tây du ký" 1986. Vì sở hữu dung mạo phù hợp nên ông được đạo diễn Dương Khiết tin tưởng giao cho vai diễn Nhị Lang Thần.

Lâm Chí Khiêm đã không phụ sự kỳ vọng của nữ đạo diễn Dương khi hoàn thành xuất sắc nhân vật này.

Lâm Chí Khiêm. Ảnh: Xinhua.

Phùng Thiệu Phong

Trước cái "bóng lớn" của Lâm Chí Khiêm ở vai diễn Nhị Lang Thần đã tạo áp lực không nhỏ cho các diễn viên khác sau này. Tuy nhiên, đến lượt tài tử Phùng Thiệu Phong hóa thân thành Nhị Lang Thần - Dương Tiễn trong "Tân tây du ký" của đạo diễn Trương Kỷ Trung đã khiến nhiều người thích thú.

Nhân vật Nhị Lang Thần của Phùng Thiệu Phong được khoác lên mình một bộ giáp bạc uy phong, dũng mãnh. Đôi mắt thường và thần thái anh dũng khiến nam tài tử nhận được nhiều lời khen. Đây cũng là một trong những vai diễn nổi bật của Phùng Thiệu Phong trong sự nghiệp diễn xuất của mình.

Phùng Thiệu Phong. Ảnh: Xinhua.

Hà Nhuận Đông

Năm 2013, tài tử Hà Nhuận Động đóng Nhị Lang Thần trong bộ phim điện ảnh "Đại náo thiên cung". Đây là phim điện ảnh 3D do đạo diễn Trịnh Bảo Thụy và giám chế Lưu Hiểu Quang phụ trách.

Trong phim, nhân vật chính là Tôn Ngộ Không do diễn viên võ thuật Chân Tử Đan đảm nhận diễn xuất nhưng không để lại nhiều ấn tượng. Tuy nhiên, với việc hóa thân vào Nhị Lang Thần, Hà Nhuận Đông chiếm được tình cảm nhất định với khán giả. Nhị Lang Thần của anh trên màn ảnh là một người mạnh mẽ, uy nghiêm nhưng đôi lúc lại khiến người khác phải phát cười vì những lần cãi vã ầm ĩ với Tôn Ngộ Không.

Hà Nhuận Đông. Ảnh: Xinhua.

Dương Tiễn tức Nhị Lang Thần, Quán Khẩu Nhị Lang hay Nhị Lang Chân Quân là một nhân vật trong thần thoại Trung Quốc và một vị thần trong tôn giáo truyền thống Trung Quốc là Đạo Giáo và Phật giáo. Dương Tiễn còn là nhân vật trong tác phẩm Tây du ký và Phong thần diễn nghĩa. Dương Tiễn còn có danh xưng khác như Quán giang khẩu hiển thánh nhị lang chân quân hay Nhị lang hiển thánh chân quân, Thanh nguyên diệu đạo chân quân; Chiêu Huệ hiển thánh nhân hữu vương, Nhị lang chân quân.

Là con trai thứ 2 của Dương Thiên Hựu và Giao cơ tiên tử [em gái của Ngọc hoàng]. Anh trai cả là Dương Giao, em gái là Dương Thiền [Hay còn gọi là Dương Liên tức Tam thánh mẫu] Sự phụ là Ngọc đỉnh chân nhân, thê tử: Tây Hải tam công chúa. Trong Phong Thần diễn nghĩa , Dương Tiễn lập nhiều đại công giúp Khương Tử Nha, sau được phong thần. Công trạng lớn nhất mà Dương Tiễn giúp Khương Tử Nha là dùng kế bắt Ma gia tứ tướng và giết chết Hoa Hồ Điêu.Dương Tiễn được miêu tả trong tiểu thuyết là một nam thanh niên khôi ngô tuấn tú, thân cao, vạm vỡ, có 3 mắt. Mắt giữa trán có diệu năng của tuệ nhãn không những là cánh cửa trí tuệ, phân biệt rõ vạn vật, những giả trái của thiên địa dưới cái nhìn thấu tận tâm can của Tuệ nhãn đều bị bóc trần, lại còn thấu được mười hai nhân duyên, hiện tượng sinh tử lưu chuyển, có thể ra khỏi sinh tử luân hồi, không bị trói buộc bởi thân tâm thế gian. Tai ông đeo xâu tai, eo lúc nào cũng mang cung tên, cong như mặt trăng, tay cầm đinh ba hai lưỡi [tam tiêm kích]. Đầu đội nón hình ba ngọn núi và phụng hoàng, mình khoác áo choàng vàng, đai bụng của ông được trang trí với 8 loại trang sức.Dương Tiễn cùng với Na Tra là những mãnh tướng kiệt xuất và thông minh dưới trướng Khương Tử Nha. Trí tuệ và 72 tài biến hoá của Dương Tiễn thể hiện ở những trận đánh trong Phong thần diễn nghĩa như lần giao tranh với Ma gia tứ tướng, lập nhiều đại công đặc biệt là trong 2 trận đại chiến Tru Tiên và Vạn Tiên. Trong Tây Du ký, Nhị lang thần với 72 phép thần thông cũng là một trong số ít các thiên tướng có khả năng đánh ngang cơ với Tôn Ngộ Không, thậm chí có phần nhỉnh hơn.

Xem thêm: Dương tiễn là ai

Tham khảo: Jim Rohn Là Ai?✅【Tóm Tắt】Tiểu Sử Jim Rohn

Trong Phong thần diễn nghĩa, mắt thứ ba của Dương Tiễn nhiều lần đấu cùng tam nhãn của Văn Thái Sư tức Văn Trọng đều bất phân thắng bại. Dương Tiễn còn dùng kế chui vào bụng Hoa Hồ Điêu của Ma Lễ Thọ giết chết con vật giỏi nhất của Ma Gia tứ tướng và còn lấy trộm “Hỗn Nguyên Tán” của Ma Lễ Hồng. Cũng theo thần thoại Trung Quốc thì danh tướng Vương Tiễn chính là Dương Tiễn chuyển thế, được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước.

Dương Tiễn sử dụng Tam Tiên Kích [do Giao Long ba đầu hóa thành ] làm pháp khí của mình. Ngoài ra còn có đệ tử trung thành là con chó Hạo Thiên Khuyển. Hạo Thiên Khuyển từng giúp Dương Tiễn trong việc bắt Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký khi Ngộ Không loạn bàn đào.

Danh mục: Tiểu sử

Nguồn: //ncvanhoa.org.vn

Tây Du Ký Phong Thần Bảng đều là những tác phẩm nổi tiếng của nền điện ảnh Trung Quốc, dù đã phát sóng từ rất lâu, nhưng đến nay những bộ phim này vẫn thu hút sự chú ý của khán giả.

Khi đọc hay xem Tây Du Ký, khán giả nhắc đến Nhị Lang Thần thì sẽ nghĩ ngay đến Dương Tiễn. Đọc lại nguyên tác hai bộ truyện, khán giả cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn trong miêu tả nhưng đều nói về cùng một nhân vật.

Hình ảnh nhân vật Nhị Lang Thần trong Tây Du ký.

Quan hệ với Ngọc Hoàng

Trong Tây Du Ký, Nhị Lang Thần là cháu trai của Ngọc Hoàng. Em gái Ngọc Hoàng vì nhớ trần thế nên đã hạ phàm, cùng chồng là người trần sinh ra một đứa con. Còn trong Phong Thần Bảng, Dương Tiễn không có quan hệ gì với Ngọc Hoàng, cũng không được xưng là Nhị Lang và không có ba con mắt.

Nếu chỉ có điểm chung là cùng mang họ Dương thì không thể khẳng định Dương Tiễn và Nhị Lang Thần chính là một, nhưng nhiều người đã tìm ra được một số chi tiết khác để chứng minh điều đó.

Mối liên hệ giữa hai nhân vật với quái vật Mai Sơn

Phong Thần Bảng, Dương Tiễn từng thu phục được “Bảy con quái vật Mai Sơn”, còn trong Tây Du Ký, bên người Nhị Lang Thần có “Sáu anh em Mai Sơn”. Mặc dù số lượng khác nhau nhưng có điểm chung là đến từ Mai Sơn.

Trong tập 6 của Tây Du Ký, bên cạnh Nhị Lang Thần là “sáu anh em Mai Sơn” nhưng ở tập 28, lúc bị Đường Tăng đuổi đi, Tôn Ngộ Không trở về Hoa Quả Sơn và nhớ lại chuyện xưa khi núi này bị Nhị Lang Thần sai bảy anh em Mai Sơn phóng hoả đốt cháy. Lý do để giải thích cho sự chênh lệch số lượng thành viên tại từng thời điểm là do dân gian lưu truyền nhiều dị bản về truyền thuyết này. Nếu vậy, sẽ phù hợp với số lượng nhân vật trong Phong Thần Bảng.

Bức họa Dương Tiễn trong thần thoại.

Sủng vật của Dương Tiễn và Nhị Lang Thần

Bất kể là Dương Tiễn hay Nhị Lang Thần thì bên người đều có một con vật là chó. Trong Phong Thần Bảng, nó từng cắn cổ Triệu Công Minh, cắn bả vai Bích Tiêu, cắn vòng chân mới của Dương Tiễn,...

Trong Tây Du Ký, con chó từng cắn chân của Tôn Ngộ Không. Để cắn được những nhân vật có pháp thuật cao cường như vậy, không phải một sủng vật bình thường có thể làm được.

Tôn Ngộ Không bị vật nuôi của Nhị Lang Thần cắn trong Tây Du Ký.

Một số điểm chung khác

Tây Du Ký Phong Thần Bảng đều bắt nguồn từ truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, được các tác giả viết lại thành tiểu thuyết, đồng thời thời gian xuất hiện đều là ở nhà Minh. Do vậy, hai tác phẩm cùng xuất hiện những nhân vật giống nhau ví dụ như Nhị Lang Thần, Na Tra...

Tây Du Ký là tổng hợp của nhiều giai thoại khác nhau.

Hệ thống thần thoại trong Tây Du Ký tương đối phức tạp, bao gồm cả Thần, cả Phật và truyền thuyết dân gian. Còn Phong Thần Bảng lấy Đạo giáo làm chủ, nhưng cũng kèm theo cả truyền thuyết dân gian. Nếu đã bắt nguồn từ dân gian thì truyện sẽ không hoàn toàn theo bất cứ tôn giáo chỉnh thể nào, mà sẽ mang những yếu tố không chắc chắn.

Trong Tây Du Ký Phong Thần Bảng, Na Tra đều là con của Thiên Vương Lý Tịnh, đều có hai người anh trai là Kim Tra và Mộc Tra, và cùng muốn giết cha [chính là dùng bảo tháp của Thác Tháp Thiên Vương để trấn áp].

Ngoài ra vẫn có sự khác biệt như Mộc Tra ở Phong Thần Bảng bái Phổ Hiền Bồ Tát trong Bạch Hạc động trên núi Cửu Cung làm thầy, còn trong Tây Du Ký, Mộc Tra lại là đồ đệ của Quan Thế Âm Bồ Tát.

Hai cha con Na Tra trong Tây Du Ký.

Cùng một nhân vật nhưng trong các tác phẩm khác nhau sẽ có những chi tiết khác nhau cũng không phải điều gì lạ. Bởi vậy, khán giả hoài nghi Nhị Lang Thần và Dương Tiễn chính là một là một phát hiện thú vị trong các tác phẩm nổi tiếng được khán giả yêu thích.,

Lương Hà

Ở tuổi 47, vợ của đạo diễn Đỗ Thanh Hải vẫn giữ được vẻ trẻ trung và tươi tắn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Video liên quan

Chủ Đề