Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

Cho các chất HCOOCH3; CH3COOH; CH3COOCH = CH2; HCOONH4; CH3COOC(CH3) = CH2; CH3COOC2H5; HCOOCH2 - CH = CH2. Khi cho các chất trên tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phm có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số chất thoả mãn điều kiện trên là:

A.3.

B.4

C.5

D.6

Cho dãy các chất sau: CH3COONH4, H2NCH2CONHCH2COOH, C2H5OH, C6H5OH, HCOOCH3; CH3COOCH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CHCH3. Số chất khi tác với dung dịch NaOH sinh ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOCH3; CH2=CHCOOCH3; HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOCH=CH2. Số este trong các chất trên là

A. 3. 

B. 4.  

C. 7. 

D. 5.

Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOCH3; CH2=CHCOOCH3; HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOCH=CH2. Số este trong các chất trên là

A. 3

B. 4

C. 7

D. 5

Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOCH3; CH2=CHCOOCH3; HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOCH=CH2. Số este trong các chất trên là

A. 3

B. 4

C. 7

D. 5

Cho các phản ứng sau

(2) CO2 + dung dịcC6H5OK

(4) C6H5-CH3 + dung dịch KMnO4/H2SO4 (t0)

(6) C6H12O6 (glucozo)+ dung dịch AgNO3/NH3

(8) C6H5OH + dung dch HNO3đ  (H2SO4 đ,t0)

A. 8

B. 6

C. 5

D. 7

Một hỗn hợp X gồm 2 este A, B đơn chức đồng đẳng liên tiếp, khi bị xà phòng hoá cho ra 2 muối của axitcacboxylic và 1 ancol. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để xà phòng hoá este này là 0,3 lit. Xác định CTCT và số mol mỗi este trong hỗn hợp X. Biết rằng khối lượng mX = 23,6 gam và trong 2 axit A, B không có axit nào cho phản ứng tráng gương.

A. 0,1 mol CH3COOCH3 và 0,2 mol CH3COOC2H5.

B. 0,2 mol CH3COOCH3 và 0,1 mol CH3COOC2H5.

C. 0,2 mol CH3COOCH3 và 0,1 mol C2H5COOCH3.

D. 0,2 mol HCOOCH3 và 0,2 mol CH3COOC2H5.

Câu hỏi:Este tham gia phản ứng tráng gương là

A.axit fomic.

B.metyl axetat.

C.axit axetic.

D.etyl fomat.

Lời giải:

Đáp án đúng:D -etyl fomat.

Este tham gia phản ứng tráng gương là etyl fomat

Giải thích:

Trong 4 chất trên có hai chất tham gia phản ứng tráng bạc là HCOOH và HCOOC2H5,nhưng đề bài hỏi với este nên chỉ có etyl fomat là tham gia phản ứng tráng gương

Kiến thức mở rộng:

I. Phản ứng tráng gương là gì?

Phản ứng tráng gương là một phản ứng hóa học đặc trưng của các chất như anđehit, glucozơ, este, axit fomic… với hợp chất của kim loại bạc (Ag). Hợp chất của kim loại bạc là AgNO3 và Ag2O trong môi trường NH3 viết gọn là AgNO3/NH3. Phản ứng tạo thành kim loại bạc. Chính vì thế, phản ứng này có tên gọi khác là phản ứng tráng bạc..

Phản ứng tráng gương là phản ứng được dùng để nhận biết các chất như este, andehit,… Trong đó, thuốc thử dùng cho phản ứng là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3. Nó được viết gọn là AgNO3/NH3. Hiện nay loại phản ứng này được sử dụng nhiều trong trong công nghiệp sản xuất ruột phích, gương,..

Phương trình tổng quát của phản ứng tráng gương có dạng:

R(CHO)n+ 2nAgNO3+ 3nNH3+ nH2O → R(COONH4)n+ nNH4NO3+ 2nAg

II. Phương trình tổng quát các chất tham gia phản ứng tráng gương

1. Phản ứng tráng gương của Anđehit

a. Phương trình phản ứng tổng quát

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

  • Riêng HCHO có phản ứng:

Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.

b. Phương pháp giải bài tập phản ứng tráng gương anđehit

Phản ứng:

  • Dựa vào tỷ lệ số mol andehit và Ag

Dựa và phản ứng tráng gương:

+ 1mol anđehit đơn chức (R-CHO) cho 2mol Ag

+ Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

c. Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit

- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

-Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:

-Tất cả những chất trong cấu tạo có chứa nhóm chức -CHO đều có thể tham gia vào phản ứng tráng bạc. Do đó trong chương trình hóa học phổ thông, ngoài anđehit các hợp chất sau cũng có khả năng tham gia phản ứng này gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

2. Phản ứng tráng gương của Axit fomic và este

Este có dạng HCOOR, RCOOCH=CHR’, HCOOOCH=CHR có thể phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. đun nóng, sinh ra kết tủa Ag kim loại. Một số hợp chất este cho phản ứng tráng gương như este của axit fomic (HCOOR và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR) ). Một số hợp chất ít gặp như RCOOCH=CHR’, với R’ là gốc hidrocacbon. Một số phương trình hóa học điển hình phản ứng tráng gương của este:

  • Với R là gốc hidrocacbon:

HCOOR + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OCOOR + 2Ag ↓ + 3NH3+ H2O

  • Với R là H: (axit fomic)

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3+ 2Ag ↓ + 2NH3+ H2O

  • Muối của (NH4)2CO3là muối của axit yếu, nên không bền dễ phân hủy thành NH3 theo phương trình:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → CO2+ 2Ag ↓ + 3NH3+ 2H2O

3. Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

Phức bạc amoniac oxi hóa glucozơ tạo amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng Ag kim loại.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag ↓ + 3NH3+ H2O

Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

  • Fructozơ là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm –CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điềuu kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–)⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.
  • Đối với saccarozơ, saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ. Sau đó, glucozơ sẽ tham gia phản ứng tráng gương. Phương trình phân hủy như sau:

C12H22O11 (saccarozơ)+ H2O → C6H12O6(glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

4. Phản ứng của Ank-1-in

Nguyên tử H trong ankin–1–in này chứa liên kết ba ( ≡ ) linh động. Vì thế Ankin–1–in cũng có thể tham gia phản ứng tráng gương. Đây là phản ứng thế nguyên tử H bằng ion kim loại Ag+ tạo ra kết tủa màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu xám. Đây cũng là phản ứng để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch.

R-C≡CH + AgNO3+ NH3→ R-C≡CAg + NH4NO3

R–C≡C–H + [Ag(NH3)2]OH → R–C≡C–Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 2NH3+ H2O

Ví dụ:

Axetilen (C2H2) phản ứng với dung dịch AgNO3trong môi trường NH3:

AgNO3+ 3NH3+ H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

H–C≡C–H + 2[Ag(NH3)2]OH → Ag–C≡C–Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 4NH3+ 2H2O

Các chất thường gặp là:C2H2: etin (hay còn gọi là axetilen), CH3-C≡C propin(metylaxetilen), CH2=CH-C≡CH but-1-in-3-en (vinyl axetilen)

Ứng dụng của phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích bình thủy… và một số ứng dụng khác.