Farming Crypto là gì

Hiện tại thuật ngữ DeFi không còn xa lạ gì với những người tham gia thị trường crypto nhưng có một nghịch lý rằng đó là không mấy ai hiểu và phân biệt rõ 3 thành phần cơ bản trong DeFi là Staking, Yield Farming, Liquidity Mining.

Staking là gì?

Staking là thuật ngữ rộng nhất trong ba thuật ngữ Yield Farming và Liquidity Mining. Không như yield farming và liquidity mining – thuật ngữ staking đã xuất hiện trước khi crypto xuất hiện. Những giải thích dưới đây có thể giúp làm sáng tỏ những gì bạn đang thực sự làm khi stake tài sản [một đồng token, hay stable coin] vào một mạng lưới crypto.

Giải thích theo cuộc sống thường nhật: Mọi người thường đề cập đến việc đặt danh tiếng của họ vào một thứ gì đó như kiểu mọi người hay nói “tôi đặt cược cả tính mạng và việc A,B,C”. Điều này có nghĩa là họ đang đặt sự cược toàn bộ cá nhân của mình để ủng hộ một thứ gì đó mà họ tin tưởng. Những người stake này có thể là bất kỳ ai quan tâm đến một công ty hoặc một dự án đang hoạt động nào đó ví dụ như cổ đông, nhân viên hoặc thậm chí là khách hàng – bất kỳ ai được lợi hoặc mất đi từ hoạt động của doanh nghiệp nhưng người này bên tiếng anh gọi là stakeholder

Giải thích theo thị trường tiền mã hoá: Stake đề cập đến hành động đặt tài sản thế chấp để làm bằng chứng về skin in the game một dự án nào đó [đây là cụm từ phổ biến trong crypto, có thể hiểu như là mọi người dấn thân vào một cái gì đó] qua đó nhận lãi suất hàng tháng dựa trên số apy, apr cũng như số tiền mọi người đặt vào đó.

Tóm lại, Staking là hành động giữ và khóa một lượng coin nhất định để nhận được phần thưởng là chính token đó. Lượng coin này có thể được khóa trong ví hoặc các nút của một dự án Blockchain trong một khoảng thời gian. Phần thưởng sẽ dựa trên công sức người dùng đã bỏ ra bao gồm: lượng coin stake & thời lượng stake. Ví dụ stake NEAR trên ví NEAR với lãi suất kép trên 10% một năm. 

Một số ví dụ tiêu biểu của hoạt động staking

Có một số cách để stake hỗ trợ các giao thức tiền điện tử và DeFi khác nhau. Ethereum 2.0 đã và đang chuyển đổi một cách mạnh mẽ từ mô hình Proof of Work [PoW] sang Proof of Stake [PoS]. Thay vì cung cấp những cỗ máy với bộ vi xử lý khủng cho sức mạnh băm trên mạng lưới, thì mọi người bây giờ có thể dễ dàng tham gia một phần validator bằng cách stake tối thiểu 32 ETH để xác minh các giao dịch trên mạng Ethereum và nhận phần thưởng khối.

Các mạng như Polkadot cho phép các các nhân sở hữu DOT stake các token của họ và trở thành một phần validator trong cơ chế đồng thuận Bằng chứng cổ phần được đề cử [NPoS] của họ, đổi lại kiếm được lợi nhuận phần trăm hàng năm [APY]. Các giao thức khác yêu cầu token phải được stake để người dùng tham gia và bỏ phiếu cho các quyết định quản trị.

Các nền tảng tập trung như Coinbase, Nexo và BlockFi cũng cho phép người dùng stake tài sản kỹ thuật số của họ. Các đơn vị này hoạt động tương tự như các ngân hàng thương mại, nhận tiền gửi của khách hàng và cho những người tìm kiếm tín dụng vay. Chủ nợ trả lãi, người gửi tiền nhận một tỷ lệ nhất định trong số đó, và ngân hàng lấy phần còn lại.

Yield Farming là gì?

Yield Farming, còn được gọi là khai thác thanh khoản, là một cách để tạo ra phần thưởng bằng việc nắm giữ tiền điện tử. Nói một cách dễ hiểu, nó có nghĩa là khóa tiền điện tử và nhận phần thưởng.

Trong ngành nông nghiệp, đối với những người nông dân [farmer], “yield” có nghĩa là năng suất cây trồng, để đo lường tổng sản lượng nông sản mà họ thu hoạch được.

Còn ở lĩnh vực tiền mã hoá, “farmer” chính là người dùng và “yield” chính là tiền lãi mà họ kiếm được dựa trên tài sản gốc mà họ ký gửi, mà cụ thể tài sản ký gửi ở đây là crypto.

Ở một khía cạnh nào đó, yield farming có thể xem như hoạt động song song với việc staking. Tuy nhiên, có rất nhiều sự phức tạp để chúng ta có thể hiểu. Trong nhiều trường hợp, nó hoạt động với những người dùng được gọi là nhà cung cấp thanh khoản [Liquidity Provider – LP] để thêm tiền vào các [Pool thanh khoản].

Liquidity pool là gì? 

Về cơ bản, nó là một hợp đồng thông minh có chứa các quỹ. Đổi lại việc cung cấp tính thanh khoản cho pool, LP sẽ nhận được phần thưởng. Các pool này tạo ra thị trường cho phép người dùng vay, cho vay hay giao dịch trao đổi giữa các token.

Yield Farming có sự liên hệ mật thiết với mô hình Tạo lập Thị trường Tự động – AMM [Automated Market Maker]. Các mô hình AMM phổ biến có thể kể đến như Uniswap, Mooniswap, Balancer…

Nguồn tiền từ Liquidity Pool

Doanh thu của Liquidity Pool phần lớn là từ phí giao dịch khi người dùng thực hiện các hoạt động trong pool, như vay, cho vay, trao đổi các token. Doanh thu này sẽ được chia lại cho các farmer theo tỷ lệ phần trăm thanh khoản mà họ đã tham gia trong pool.

Ví dụ: Cung cấp tính thanh khoản cho các bể trên sàn DEX Auto Market Maker [AMM] như Uniswap là một ví dụ về tăng năng suất. Các nhà cung cấp thanh khoản ký gửi hai token – Token A và token B, với token B thường là ETH hoặc một loại tiền ổn định như USDC hoặc DAI – và đổi lại, họ thu một tỷ lệ phí được trả bởi người dùng sử dụng pool đó để hoán đổi các token. Lợi nhuận của LP được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền gửi của họ tạo nên. Nếu tiền đặt cọc của họ chiếm 1% pool thanh khoản, họ sẽ thu 1% tổng số phí do pool đó tạo ra.

Ngoài doanh thu từ phí, một số giao thức còn triển khai bootstrapping liquidity cho protocol bằng cách phân phối các native token cho các LP đã cung cấp thanh khoản vào giao thức của họ [có thể trên toàn pool của giao thức hoặc một số pool được chỉ định]. Đây được gọi là Liquidity Mining.

Liquidity Mining có thể hiểu là một khái niệm hẹp hơn Yield Farming. Cụ thể là, LP ngoài việc nhận được tiền khi cung cấp thanh khoản, họ sẽ được nhận thêm một lượng token mới khác nữa.

Ví dụ: Compound là người đầu tiên giới thiệu chương trình khuyến khích này khi nó bắt đầu thưởng cho người dùng bằng mã thông báo quản trị COMP. Đối với các nhà cung cấp thanh khoản, nguồn thu nhập bổ sung này có thể bù đắp một phần hoặc tất cả rủi ro mất mát vô thường mà họ phải gánh chịu.

Nói gọn lại ý tưởng cơ bản là một nhà cung cấp thanh khoản gửi tiền vào một nhóm thanh khoản và đổi lại kiếm được phần thưởng.

So sánh với hình thức còn lại:

Yield Farming, Liquidity Mining

  • Lãi suất cao, có khi lên đến 1000%, cùng với giá token tặng thưởng tăng cao tạo ra lợi nhuận kếch xù cho các liquidity provider.
  • Đồng hành với lãi suất cao như vậy thì, nhưng liquidity provider phải chịu những rủi ro lớn như rủi ro smart contract do chưa được audit, rủi ro hệ thống [những rủi ro có thể khiến các LP mất token đang bỏ trong pool], rủi tổn thất vĩnh viễn [tổn thất vĩnh viễn sẽ xảy ra khi các token được LP rút khỏi pool khi đang xảy ra tổn thất tạm thời – Impermanent loss].
  • Không có thời gian hay yêu cầu số lượng nhất định cho việc tham gia.

Staking

  • Hiện tại đa số các dự án lớn đều có apy 3-20% là phổ biến, có một số dự án mới thì APR dao động cao hơn như 50-120%. Thấp hơn so với 2 hình thức còn lại.
  • Staking sẽ không phải chịu những rủi ro về bảo mật nhiều như 2 hình thức còn lại. Staking là giải pháp an toàn nhất cho những người thích chậm rãi, không ưa mạo hiểm và không quá nhanh nhạy với thị trường DeFi.
  • Không phải chịu Impermanent loss [mình sẽ giải thích thêm ở dưới]
  • Có một số dự án yêu cầu thời gian và số lượng nhất định để lock và thời gian unlock ví dụ NEAR cần 2,3 ngày để unlock, hay Bybit yêu cầu tối thiểu 50 BIT để stake.

Giải thích thuật ngữ

APR và APY

Một số chỉ số thường được sử dụng là Tỷ lệ phần trăm hàng năm [APR] và Lợi suất phần trăm hàng năm [APY].

Sự khác biệt giữa chúng là APR không tính đến ảnh hưởng của lãi gộp, trong khi APY thì có. Lãi gộp trong trường hợp này có nghĩa là trực tiếp tái đầu tư lợi nhuận để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng APR và APY có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Tỉ suất này có thể thay đổi tuỳ thời điểm trong suốt quá trình tham gia của bạn.

TVL – Total value locked

Total value locked là tổng giá trị các thanh khoản của tất cả người tham gia trong pool.

Giá trị này thể hiện độ lớn của pool cũng như mức độ cạnh tranh của thị trường.

Giá trị càng lớn chứng tỏ thị trường càng “khoẻ”, còn cái này giảm liên tục thì xác định sml sớm nhé, bong bóng nổ.

Impermanent loss [tạm dịch: Tổn thất vô thường] là những khoản lỗ tạm thời của những liquidity providers khi tham gia đóng góp thanh khoản trên các sàn AMM. 

Khoản lỗ này miêu tả sự chênh lệch giá trị của cùng một loại token giữa việc mang ra cung cấp thanh khoản và việc không cung cấp thanh khoản.

Một số trang web tính Impermanent loss: 

//dailydefi.org/tools/impermanent-loss-calculator/

//decentyields.com/impermanent-loss-calculator

Các nền tảng Yield Farming nổi bật

Một số nền tảng Yield farming phổ biến trong DeFi:

  • MakerDAO: Dùng Maker mint đồng DAI, dùng DAI đi Yield Farming ở các giao thức khác như Compound.
  • Compound: Cung cấp thanh khoản vào Compound để farm COMP và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động vay và cho vay.
  • Uniswap: Cung cấp thanh khoản vào Pool để thu được phí giao dịch.
  • Balancer: Farm BAL và các Token quản trị [Governance Token] khác hỗ trợ Pool trên Balancer.
  • Synthetix: Dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các Pool trên các nền tảng khác.
  • Aavee: Vay và cho vay tiền, cho vay nhanh [Flash Loan]. Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, Farm nhiều hơn.
  • Curve Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, lãi suất và CRV.
  • yEarn Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, Farm YFI.

Tổng quan

Ưu điểm là Yield Farming cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiếm được thu nhập thụ động bằng cách sử dụng hệ sinh thái phi tập trung của “các loại tiền tệ” được xây dựng trên Ethereum. Do đó, Yield Farming có thể thay đổi khái niệm HODL của các nhà đầu tư trong tương lai. Tại sao lại để tài sản của bạn nhàn rỗi khi bạn có thể để chúng sinh lãi kép?

Tuy nhiên, Yield Farming có thể mang lại lợi nhuận cho người dùng nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc những rủi ro và thách thức đi kèm trước khi bước vào nghề “nông dân” trong thế giới crypto.

Nguồn tham khảo:

//www.certik.org/blog/whats-the-difference-between-staking-yield-farming-and-liquidity-mining

//academy.binance.com/en/articles/what-is-yield-farming-in-decentralized-finance-defi

//coiner.vn/yield-farming-la-gi-cach-kiem-tien-voi-defi/

Video liên quan

Chủ Đề