Giá định ông d và bà t có 5 thành viện

Bài 1: Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 1953. Ông bà sinh được 3 người con là C[1954], D[1957], E[1960]. Tháng 12/1996, ông lập di chúc cho anh C hưởng toàn bộ tài sản của mình. Tháng 10/2003, ông A chết. Tháng 1/2004 các con của ông A đã làm đơn khởi kiện đòi chia thừa kế của ông A. Qua định giá trị tài sản thi ông A và bà B có ngôi nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất trị giá 300triệu đồng. Hãy phân chia tài sản thừa kế của ông A?

Bài 2: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 con chung là N[1993] và L[1995]. Trước khi lấy bà B, ông A có một con riêng là C[1992]. Năm 2006, ông A chết để lại cho em trai là D và đứa con C mỗi người một nửa số tài sản của mình. Biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 2 tỷ đồng, tiền mai táng cho ông A hết 100 triệu.

a/ Chia thừa kế tài sản trong trường hợp này

b/ Nếu ông A di chúc cho emtrai mình là D toàn bộ di sản thì việc chia thừa kế có gì khác không? Hãy chia thừa kế trong trường hợp này?

Bài 3: H và L có con là P và Q[bị tâm thần], P lấy vợ N sinh được 2 con là A và B[cả 2 đều chưa thành niên]. Năm 1996, P chết không kịp để lại di chúc. Năm 206, H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết H để lại di chúc cho 2 cháu A và B mỗi cháu 1 nửa tài sản của mình. Biết tài sản của P và N là 800 triệu đồng. tài sản của H và L là 1,2 tỉ. Q chưa đến tuổi trưởng thành. Tiền mai táng H là 20 triệu.

a/ Chia di sản thừa kế 

b/ Giả sử P và H chết cùng lúc, việc chia thừa kế có gì khác ? Chia thừa kế trong trường hợp này ?

Năm 1958 Bà Triệu kết hôn với ông Dũng sinh được 03 người con là bà Diệp [sinh 1960], ông Chương [1963] và bà Di [1965]. Năm 1965 ông Dũng chết. Bà Triệu sống với ông Hy sinh được bà Duyên [1968], sau đó ông bà chia tay. Năm 1970 Bà Triệu ở với ông Khánh sinh được bà Trúc[1971] và bà Mai [1972], ông Khánh chết cuối năm 1972.

Năm 1980 Bà Triệu mua căn nhà số 118 đường Lý Hoàng, Quận 6 [hiện nay định giá là 1.650.000.000đ]. Năm 2007 Bà Triệu chết không để lại di chúc. Biết rằng Bà Triệu có mẹ là Bà Nữ chết năm 2008. Căn nhà hiện nay do ông Chương, bà  Bà Diệp, bà Trúc chia nhau mỗi người ở một phần. Năm 2008 ông Chương có bỏ ra 150.000.000đ sửa chữa, tu bổ lại.

Đầu năm 2009 Bà Di và các chị em khác đòi chia thừa kế căn nhà trên nhưng ông Chương không đồng ý chia, vì cho rằng Ông là con trai duy nhất là người thờ cúng cha mẹ  nên phải được thừa kế căn nhà và Ông cũng cho phép các chị, em ai không có chỗ ở thì được về ở chung nhà. Bà Di và các chị em khác không đồng ý và đòi được chia thừa kế.

Cho em hỏi là:

1. 
Bà Di và các anh chị em khác phải làm gì để được chia thừa kế.
2. Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 2005 bạn cho biết những ai được hưởng thừa kế từ di sản của bà Triệu ?
3. 

Phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu?

___________________________________________________________________________________________________


Năm 1970 ông Huỳnh Hiệp kết hôn với bà Thuận, họ sinh được 03 người con là Huỳnh Thị Liên[1971], Huỳnh Thanh Vân[1973] và Huỳnh Lợi[1975]. Năm 1971, ông
Hiệp được cấp 01 mảnh đất và cất căn nhà số 577 Hậu Giang, quận 6 tp.HCM, hiện nay được định giá là 3,2 tỷ đồng.

Cuối năm 1975 ông Hiệp mang bà Lan về sống chung. Mâu thuẫn gia đình xảy ra, ông Hiệp thường xuyên đánh đập bà Thuận. Năm 1976 Bà Thuận phải mang các con đi nơi khác sống. Ông Hiệp và bà Lan sinh được 02 người con là Huỳnh Tài[1975] và Huỳnh Thị Lộc[1977].

Tháng 12/2005 ông Hiệp chết đột ngột không để lại di chúc. Tháng 01/2007 bà Thuận và các con của bà khởi kiện yêu cầu chia căn nhà là tài sản chung của vợ chồng và chia thừa kế di sản của ông Hiệp. Bà Lan và các con của bà không đồng ý, vì cho rằng căn nhà trên là tài sản chung của Bà và ông Hiệp vì Ông Bà đã sống trong căn nhà này 30 năm mà không có tranh chấp gì, căn nhà này đã được Ông và Bà tuyên bố [trước họ hàng] tặng cho con gái chung của họ là Huỳnh Thị Lộc vào tháng 3/2005, do đó bà Thuận và các con của bà Thuận không có quyền đòi chia căn nhà.

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2005 [Điều 467; 651…] bạn hãy giải quyết vụ việc trên theo yêu cầu:

1. Căn nhà số 577 là tài sản chung của những ai?
2. Vụ việc trên sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc? Tuyên bố tặng cho nhà của ông Hiệp có được coi là di chúc miệng không?
3. Những ai được hưởng thừa kế từ tài sản của ông Hiệp
4. Phần thừa kế mỗi người là bao nhiêu?

Skip to content

Ông Đặng và bà Thu có 5 người con chung là Hải, khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh 2 người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh mất ở nga năm 2006. Năm 2008 ông Đặng chết. Năm 2009 bà Thu chết. Bốn tháng sau khi bà Thu chết, các con và con dâu của ông và bà gồm: Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng hợp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông bà.

Qua điều tra được biết qua quá trình chung sống, Anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng, Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thu trị giá 440 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Hỏi Theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Mỗi người nhận bao nhiêu?

Vì không ai trong số những người đã chết để lại di chúc. Nên di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Trường hợp này chúng tôi áp dụng Điều 676 Bộ luật dân sự và thừa kế thế vị [Điều 677 Bộ luật dân sự]

Điều 676 Bộ luật dân sự bao gồm:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Thừa kế thế vị [Điều 677 Bộ luật dân sự]

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Ông Hải chết trước, nên phân chia di sản thừa kế của ông Hải như sau:

      – Di sản thừa kế của ông Hải lúc đó bao gồm 50 triệu [là 1/2 số tài sản chung của ông bà Hải và bà Sơn]

      – Hàng thừa kế thứ 1 của ông Hải bao gồm 5 người : Ông Đặng, bà Thu, Bà Sơn, anh Dương và anh Lâm.

      – Mỗi người được hưởng phần bằng nhau là 1/5 giá trị tài sản 50 tr là 10 triệu.

Phân chia di sản thừa kế của Ông Đặng bà Thu như sau:

Vì ông Hải chết trước bố mẹ, nên vợ ông Hải là bà Sơn không có quyền hưởng di sản thừa kế của ông Đặng và bà Thu. Mà 2 người con của ông Hải là Dương và Lâm sẽ được thế vị vào chỗ của bố mình.

      – Di sản thừa kế bao gồm: 20tr thừa kế từ ông Hải, và 440tr là tài sản chung của ông bà

      – Những người được hưởng di sản thừa kế của ông bà là: Khoan, Đừng, Chấm, Dứt và 2 người cháu là Dương và Lâm.

      – Phân chia như sau: 4 người Khoan, Đừng, Chấm, Dứt mỗi người được hưởng 1/5 tổng giá trị di sản ông bà để lại tương đương giá trị 92 triệu. Hai cháu Dương và Lâm chia nhau hưởng 1/5 giá trị tài sản ông bà để lại, mỗi người được 46 triệu.

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Video liên quan

Chủ Đề