Giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc việt nam?

Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa

[ĐCSVN] - Ngày 18/4, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô [Sơn Tây – Hà Nội] tổ chức Diễn đàn “Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa”. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam [19/4].

Tới dự Diễn đàn có các đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt; đại biểu các Bộ, ngành, địa phương... cùng tham dự.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, đại biểu các Bộ, ngành tới dự Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã cụ thể hóa bằng những giải pháp, những hoạt động thiết thực xây dựng phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một phong phú hơn.

Chiến lược phát triển sự nghiệp văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ với những mục tiêu cụ thể đã khắc họa phần nào diện mạo nền văn hóa đất nước trong thập kỷ tới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định chủ đề công tác năm 2022 của ngành là “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức - cán bộ”. Với chủ đề này, đi đôi với việc tập trung xây dựng tổ chức bộ máy, cải cách hành chính của toàn ngành hiệu lực, hiệu quả, nhiệm vụ chuyên môn của toàn ngành là tập trung xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, đó là môi trường mà cuộc sống mỗi con người hàng ngày, hàng giờ được hòa mình trong đó, giúp người ta hình thành nhân cách, đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội...hình thành nên những giá trị văn hóa có tính phổ quát tạo nên chuẩn giá trị văn hóa con người Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việtphát biểu khai mạc Diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một truyền thống văn hóa riêng, nhưng trong đó có nhiều giá trị văn hóa thống nhất, tương đồng trở thành giá trị văn hóa chung của đất nước. Đồng thời mỗi dân tộc cũng có những nét văn hóa độc đáo riêng có tạo nên bản sắc của dân tộc mình.

Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, môi trường văn hóa cơ sở là môi trường trong từng gia đình, từng cộng đồng thôn, bản, tổ dân phố..., trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, môi trường văn hóa gia đình và cộng đồng dân cư sẽ tạo nên nền tảng đạo đức xã hội; môi trường văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên nền tảng kinh tế; môi trường văn hóa công sở, cơ quan, đơn vị... sẽ góp phần tạo nên nền tảng chính trị. Sự kết hợp cả ba môi trường văn hóa đó sẽ tạo thành cốt cách con người Việt Nam, thành nền tảng tinh thần xã hội đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đề nghị Ban Tổ chức, tổng hợp ý kiến các Chuyên gia, các Nhà nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn và những vấn đề từ thực tiễn của các địa phương, tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Bộ thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, thực hiện có kết quả các chủ đề công tác năm, trên cơ sở đó thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.
Tại diễn đàn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tham dự diễn đàn đã đóng góp ý kiến, tập trung vào một số nội dung như phát huy truyền thống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa góp phần xây dựng giá trị văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; môi trường văn hóa dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa hiện nay.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề cập đến những vấn đề cấp bách trong xây dựng môi trường văn hóa như: Phát huy truyền thống văn hóa các tộc người ở Việt Nam; đoàn kết các dân tộc để phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong xây dựng môi trường văn hóa…

PGS. TS. Trần Hữu Sơn, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch nêu một số vấn đề cần được thực hiện như: Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác xây dựng môi trường văn hóa cần căn cứ vào các đặc điểm riêng của từng địa phương, phải có chính sách, nguồn lực và phương thức phù hợp. Cần đổi mới cơ chế đầu tư, phân bổ kinh phí cho miền núi, vùng cao; sử dụng mạng xã hội trong xây dựng môi trường văn hóa; chú trọng phát huy thể chế quản lý truyền thống với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa…

PGS. TS. Trần Hữu Sơn cho biết: Xây dựng môi trường văn hóa là xây dựng các giá trị, chuẩn mực, quy tắc ứng xử của cộng đồng. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chú trọng nội dung phát huy giá trị truyền thống xây dựng gia đình, dòng họ, làng bản trở thành môi trường văn hóa bền vững. Môi trường văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số bên cạnh vấn đề phát huy truyền thống, còn có vấn đề tiếp thu văn hóa của các tộc người khác, tiếp thu các giá trị của nhân loại.

Trong xã hội tương đối khép kín như trước đây, sự giao lưu tiếp biến còn diễn ra ở phạm vi hẹp thì nay, với công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, sự tiếp biến văn hóa càng diễn ra mang tính chất xuyên tộc người, xuyên biên giới. Do đó, mạng xã hội trở thành cầu nối, điểm trung tâm tác động đến nhận thức, góp phần hình thành các chuẩn mực xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu vai trò mạng xã hội với xây dựng môi trường văn hóa.

Đồng bào dân tộc Tháibiểudiễn tiết mục“Kin Chiêng Bọoc Mạy” tại Diễn đàn.

Theo PGS.TS Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, văn hóa các tộc người ở nước ta khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển vùng cũng như tiểu vùng và tộc người, vấn đề cần thiết là giải quyết hài hòa mối quan hệ văn hóa giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới tại khu vực này.../.

N Dương

Video liên quan

Chủ Đề