Giá xăng ngày 28 tháng 10 năm 2022

Giá xăng dầu thế giới

Theo oilprice, lúc 6 giờ 5 phút ngày 28-4 [giờ Việt Nam], giá dầuthô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 101,9 USD/thùng, giảm 0,12 USD, tương đương 0,12%.

Cùng thời điểm, giá dầu Brent giao tháng 6 được bảo toàn ở mức 105,3 USD/thùng.

Giá dầu quay đầu giảm. Ảnh minh họa: Reuters

Trong phiên giao dịch ngày 27-4, giá dầu đã tăng nhẹ do lo ngại nguồn cung trên toàn thế giới bị thắt chặt, dựa trên số liệu giảm dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất khác của Mỹ.

Thị trường dầu đã phục hồi vào cuối phiên giao dịch sau khi mất điểm trong phần lớn thời gian trong ngày, một phần do sức mạnh của đồng bạc xanh và nhu cầu giảm tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới hiện đang phải vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 mới. Động thái cắt bỏ các lô hàng khí đốt của Nga đến Bulgaria và Ba Lan - hai quốc gia châu Âu đã và đang làm gia tăng những lo lắng về nguồn cung năng lượng bị thắt chặt cũng góp phần đẩy giá dầu nhích nhẹ.

Giá dầu thô Brent giao sau tăng 33 cent, tương đương 0,31%, lên 105,3 USD/thùng, trong khi đó, dầu thô WTI tăng 32 cent lên 102,02 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ [EIA] cho biết các kho dự trữ dầu thô của nước này chỉ tăng 692.000 thùng trong tuần trước, không như kỳ vọng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5-2008.

Cụ thể, dự trữ xăng giảm 1,6 triệu thùng trong tuần trước, so với mức giảm nhẹ 800.000 thùng của tuần trước đó. Trong tương lai, tồn kho xăng có thể giảm hơn nữa khi các nhà máy lọc dầu lựa chọn sản xuất nhiều hơn sản phẩm chưng cất trung bình do nguồn cung trên toàn cầu thắt chặt hơn.

Dự trữ sản phẩm chưng cất trung bình tuần trước cũng đã giảm 1,4 triệu thùng, so với mức giảm 2,7 triệu thùng của tuần trước đó.

Các thị trường năng lượng trên toàn thế giới đang phải đối phó với sự gián đoạn nguồn cung lớn sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và sau một loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Moscow.

Theo các tài liệu giao dịch, tập đoàn lớn Shell của Anh cho biết họ sẽ không chấp nhận dầu tinh luyện pha trộn với các sản phẩm của Nga nữa, trong khi Exxon Mobil cho biết đã tuyên bố bất khả kháng đối với các hoạt động của Sakhalin-1 ở vùng Viễn Đông Nga.

Thị trường dầu vẫn thấp thỏm vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Ảnh minh họa: Reuters

Trong tuần, Moscow đã tiếp tục sử dụng năng lượng như một phương tiện để chống lại các nước phản đối chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga [GAZP.MM] ngày 27-4 cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan.

Claudio Galimberti, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách về phân tích tại Rystad cho biết, Nga muốn khí đốt được thanh toán bằng đồng rúp. “Sợ rằng không lâu nữa Nga có thể muốn làm điều tương tự với dầu mỏ”.

Thị trường dầu trong ngày 27-4 đã bị áp lực bởi sự phục hồi của đồng đô la khi đồng bạc xanh đạt mức cao nhất trong 5 năm. Do hầu hết các giao dịch dầu được thực hiện bằng đồng bạc xanh, nên việc loại tiền tệ này tăng khiến việc mua dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách tiền tệ khi Bắc Kinh cố gắng dập dịch Covid-19 sắp bùng phát tại thủ đô và tránh phải áp dụng biện pháp phong tỏa như trung tâm tài chính Thượng Hải áp dụng 1 tháng qua.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 28-4 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 27.134 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 27.992 đồng/lít; dầu diesel không quá 25.359 đồng/lít; dầu hỏa không quá 23.828 đồng/lít và dầu mazut không quá 21.800 đồng/kg.

MAI HƯƠNG

Ngày 28.4, cả hai loại dầu đều giảm. Dầu WTI của Mỹ giao dịch dưới ngưỡng 102 USD/thùng, dầu Brent quanh mức 104,5 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch khuya 27.4, hợp đồng dầu Brent tiến 33 cent lên 105,32 USD/thùng, dầu WTI nhích 32 cent lên 102,02 USD/thùng.

Giá dầu trồi sụt trong bối cảnh đồng đô la mạnh hơn

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm vì diễn biến mới từ Nga

Giá dầu hôm nay giảm mạnh do đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, khiến việc mua dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác. Bên cạnh đó, thông tin trên Reuters cho thấy, một lượng dầu lớn từ Nga đã được tập kết và rời các cảng biển của Nga. Điều này giúp phần nào hạ nhiệt những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu hôm nay bị chững lại khi nhiều quốc gia châu Âu phát đi tín hiệu về việc sẵn sàng cho lộ trình giảm dần phụ thuộc vào dầu thô của Nga. Nếu vậy, thị trường năng lượng thế giới trong tương lai lại phải chật vật đối phó với sự gián đoạn nguồn cung. Reuters đã thu thập được một tập tài liệu của Bộ Phát triển kinh tế Nga, trong đó, cơ quan này dự đoán sản lượng dầu thô của Nga có thể sụt tới 17% trong năm nay, từ 524 triệu tấn trong năm 2021, xuống khoảng 433,8 - 475,3 triệu tấn [tương đương 8,68 - 9,5 triệu thùng/ngày] trong năm nay. Mới đây nhất, Đức thông báo quốc gia này đã giảm mạnh được tỷ trọng dầu của Nga từ mức phụ thuộc hơn 30% trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, nay chỉ còn 12%. Cũng theo Reuters, Tập đoàn Shell của Anh cho biết họ sẽ không sử dụng dầu tinh luyện pha trộn với các sản phẩm dầu của Nga nữa, còn Exxon Mobil đưa ra tuyên bố bất khả kháng đối với các hoạt động khai thác của mỏ Sakhalin-1 ở vùng Viễn đông nước Nga.

Trong nước, ngày 28.4, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến như sau: xăng E5 RON92 không cao hơn 27.134 đồng/lít; xăng RON95 không cao hơn 27.992 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.359 đồng/lít [tăng 979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành]; dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.800 đồng/kg.

Tin liên quan

Giá dầu thô thế giới đến 7 giờ 30 sáng nay 28.3 [theo giờ Việt Nam] giảm mạnh. Dầu thô WTI của Mỹ mất hơn 4 USD [tương đương 3,7%] giao dịch ngưỡng 109 USD/thùng, dầu Brent cũng giảm mức tương đương [3,5%], giao dịch ngưỡng 113 USD/thùng.

Giá xăng dầu thế giới "lao dốc" đầu tuần

Dầu thế giới lao dốc sáng đầu tuần, mất hơn 4 USD/thùng

Giá dầu bắt đầu tuần mới ở mức giảm bất chấp những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung không ngừng gia tăng. Thông tin Mỹ có thể đang xem xét để tiếp tục giải phóng một lượng dầu lớn [khoảng hơn 30 triệu thùng] từ kho dự trữ dầu chiến lược, tạo nguồn cung lớn có thể là một trong lý do đẩy giá dầu lao dốc.

Trong tuần trước, việc người mua quay lưng với dầu Nga khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA] đã cảnh báo rằng thế giới có thể rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, thực tế không đến mức đó, dù một số quốc gia đã đạt được thỏa thuận về khí đốt với Mỹ để giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung từ Nga, nhưng đến nay EU vẫn chưa thực sự “tẩy chay” năng lượng của Nga. Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank trên Reuters nhận định, các lệnh trừng phạt Nga do nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine khó có thể tác động đến thị trường dầu.

Theo Reuters, giá dầu tuần này vẫn sẽ tiếp tục biến động bởi xung đột địa chính trị ở Đông Âu tiếp diễn. Bên cạnh đó, Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới vẫn đang tiếp tục các biện pháp phong tỏa một số khu vực bởi chính sách zero Covid-19.

Trong nước, ngày 28.3, theo bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex, xăng RON95-V tại vùng 1 là 29.690 đồng/lít, vùng 2 là 30.280 đồng/lít; xăng E5 RON92 giá vùng 1 là 28.330 đồng/lít, tại vùng 2 là 28.890 đồng/lít; dầu diesel 0,001S-V vùng 1 là 24.980 đồng/lít, vùng 2 là 24.450 đồng/lít...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề