Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 19

Bài làm:

I. Sự cảm nhận hiện tượng

Câu 1

Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn thẳng [nằm ngang] trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài. Kiểm tra kết quả của em.

Lời giải:

Hình 3.2a: 1 – 3 – 2 

Hình 3.2 b: 2 – 3 – 1 

Câu 2

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

Lời giải:

Ví dụ:

- Đứng trên nhà cao tầng quan sát thấy mọi vật dưới đất nhỏ bé.

- Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát thấy chiếc đũa bị biến dạng.

Đề bài

Đề xuất cách kiểm chứng trong không khí có chứa hơi nước. Hãy vẽ chu trình của nước trong tự nhiên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quá trình ngưng tụ để chứng minh không khí có chứa hơi nước

Lời giải chi tiết

- Lấy một cốc nước đá để ngoài không khí, sau một thời gian thấy có những giọt nước bám ngoài thành cốc. Đó là do nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

- Chu trình nước trong tự nhiên

Trang chủ » Lớp 6 » Khoa học tự nhiên 6

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo chiều dài

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 5: Đo khối lượng

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 6: Đo thời gian

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 9: Oxygen

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 13: Một số nguyên liệu

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 24: Virus

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 25: Vi khuẩn

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 28: Nấm

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 29: Thực vật

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 31: Động vật

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 33: Đa dạng sinh học

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 35: Lực và biểu diễn lực

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 36: Tác dụng của lực

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 40: Lực ma sát

[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 41: Năng lượng

GIẢI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CÁNH DIỀU

[Cánh diều] Giải bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

[Cánh Diều] Giải bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

[Cánh Diều] Giải bài 4: Đo nhiệt độ

[Cánh Diều] Giải bài tập [Chủ đề 1 và 2]

[Cánh Diều] Giải bài 5: Sự đa dạng của chất

[Cánh Diều] Giải bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

[Cánh Diều] Giải bài 7: Oxygen và không khí

[Cánh Diều] Giải Bài tập [Chủ đề 3 và 4]

[Cánh Diều] Giải bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

[Cánh Diều] Giải bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

[Cánh Diều] Giải bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

[Cánh Diều] Giải Bài tập [Chủ đề 5 và 6]

[Cánh Diều] Giải bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống

[Cánh Diều] Giải bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

[Cánh Diều] Giải bài: Bài tập [Chủ đề 7]

[Cánh Diều] Giải bài 14: Phân loại thế giới sống

[Cánh Diều] Giải bài 15: Khóa lưỡng phân


=> Xem bài soạn tất cả các môn Lớp 6

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4 Đo chiều dài Chủ đề 1 Các phép đo bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 3 Chân trời sáng tạo

KHTN 6 Chân trời sáng tạo bài 4

  • 1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
    • Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 18
    • Hình thành kiến thức mới 2 KHTN 6 trang 18
    • Hình thành kiến thức mới 3 KHTN 6 trang 19
    • Luyện tập KHTN 6 trang 19
  • 2. Thực hành đo chiều dài
    • Hình thành kiến thức mới 4 KHTN 6 trang 19
    • Hình thành kiến thức mới 5 KHTN 6 trang 20
    • Hình thành kiến thức mới 6 KHTN 6 trang 20
    • Hình thành kiến thức mới 7 KHTN 6 trang 20
    • Hình thành kiến thức mới 8 KHTN 6 trang 20
    • Luyện tập KHTN 6 trang 21
    • Vận dụng KHTN 6 trang 21
  • 3. Bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 18

Cảm nhận của em về chiều dài đoạn AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?

Gợi ý

Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

Hình thành kiến thức mới 2 KHTN 6 trang 18

Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả chính xác không ta phải làm như thế nào?

Gợi ý

Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm. Muốn có kết quả chính xác cần phải dùng dụng cụ để đo [thước kẻ]

Hình thành kiến thức mới 3 KHTN 6 trang 19

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy

Gợi ý

Một số loại thước đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,... Sản xuất ra nhiều loại thước đo như vậy để có thể sử dụng phù hợp với từng mục đích đo khác nhau

Luyện tập KHTN 6 trang 19

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng

Gợi ý

Hình 4.2a: GHĐ là 20cm, ĐCNN là 1mm

Thước kẻ học sinh sử dụng:

Học sinh tự quan sát GHĐ và ĐCNN trên thước kẻ mình sử dụng và ghi lại kết quả
Lưu ý: GHĐ là chiều dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN là chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước

2. Thực hành đo chiều dài

Hình thành kiến thức mới 4 KHTN 6 trang 19

Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

Gợi ý

Cách đo chiều dài trong trường hợp a nhanh hơn và chính xác hơn.

Bởi vì:

  • Trường hợp b: chiều dài của bàn dài gấp nhiều lần so với GHĐ của thước kẻ, nếu sử dụng thước kẻ để đo chiều dài của bàn sẽ mất nhiều lần đo, nên mất thời gian lâu hơn và đồng thời kết quả đo bằng tổng của các lần đo cộng lại sẽ có chênh lệch sai số.
  • Ngược lại, Trường hợp a: Thước cuộn có GHĐ dài hơn so với chiều dài của bàn, khi sử dụng sẽ chỉ cần đo trong 1 lần , thời gian đo nhanh hơn và cho kết quả đo chính xác hơn.

Hình thành kiến thức mới 5 KHTN 6 trang 20

Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Gợi ý

Ở hình 4.4, cách đặt thước để đo chiều dài bút chì tại mục c là đúng

Hình thành kiến thức mới 6 KHTN 6 trang 20

Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Gợi ý

Ở hình 4.5, cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì tại mục c là đúng

Hình thành kiến thức mới 7 KHTN 6 trang 20

Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu?

Gợi ý

Hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 6.8cm, hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 7cm

Hình thành kiến thức mới 8 KHTN 6 trang 20

Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2

Gợi ý

Học sinh tự thực hành đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.

Luyện tập KHTN 6 trang 21

Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?

Gợi ý

Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:

    • Dụng cụ:
      • Các loại thước;
      • Bàn học;
      • Quyển sách Khoa học tự nhiên 6.
    • Tiến hành đo:
      • Ước lượng chiều dài bàn học, chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6;
      • Lựa chọn thước đo phù hợp;
      • Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của bàn, quyển sách;
      • Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bàn, quyến sách theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bàn, quyển sách;
      • Ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 4.2.
  • Chiều dài đoạn thẳng AB = 2cm và chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Nhận xét: Chiều dài đoạn thẳng AB = chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật

Gợi ý:

Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật: Ta uớc lượng và cảm thấy một chiếc hộp có thể đựng được đồ vật chúng ta muốn đặt vào. Tuy nhiên khi đặt đồ vật vào lại không vừa, do đồ vật đó có kích thước lớn hơn so với chiều dài, chiều rộng của chiếc hộp đó. Vậy, chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của các vật

Vận dụng KHTN 6 trang 21

Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em

Gợi ý

Cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp:

  • Bước 1: Ước lượng chiều cao của 2 bạn.
  • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
  • Bước 3: Đặt thước đo vuông góc với mặt đất.
  • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài mỗi lần đo nhận được theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo. Cuối cùng cộng các kết quả đo lại ta được tổng là chiều cao của bạn cần đo.

3. Bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4

Câu 1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.

Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm

Câu 2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.

B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.

C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.

D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.

Chọn A

Câu 3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.

Gợi ý

Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.

  • Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
    • Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
    • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
    • Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
    • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
    • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Câu 4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.

Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học: Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân. Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân. Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1. Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.

độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = [kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3] / 3

[Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn]

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 5 Đo khối lượng

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề