Giải thích quan điểm phát triển trong tâm bệnh học trẻ em

Đa phần chúng ta đều từng nghe về từ “tâm bệnh” khi nói về một người gặp khó khăn trong những vấn đề liên quan đến cách vận hành của tâm trí. Hiện nay, tâm bệnh học được ứng dụng và phát triển bởi các chuyên gia thực hành trên nhiều lĩnh vực.

Tâm bệnh học được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ. Từ đó, đem lại hiệu quả đáng kể cho quá trình điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Vậy khi nào bạn cần được các nhà thực hành lâm sàng tâm bệnh hỗ trợ? Cùng YouMed tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào mắc tâm bệnh?” trong bài viết dưới đây.

1. Lịch sử hiểu biết về tâm bệnh

Tại Hy Lạp, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, triết gia Hippocrates, được xem là cha đẻ của Y học Hy Lạp và là người thầy thuốc vĩ. Ông đã bác bỏ quan niệm sơ khai về tâm bệnh là do linh hồn ma quỷ gây ra.

Thay vào đó tâm bệnh là một căn bệnh liên quan đến sự mất cân bằng của các chất lỏng trong cơ thể. Triết gia Plato đã lập luận rằng sự đau khổ của tinh thần xuất phát từ sự mất cân bằng trong mối liên hệ giữa tinh thần và thể xác.

Tại phương Tây, vào thế kỷ 16, vấn đề về sức khỏe tâm thần lúc bấy giờ được nhìn nhận từ quan điểm của tôn giáo hoặc mê tín. Theo đó, người ta cho rằng những người có các hành vi kỳ lạ do bị linh hồn hoặc ác quỷ xâm nhập. Cách điều trị lúc bấy giờ sẽ là bị cưỡng chế và tra tấn để đánh đuổi ác quỷ và đưa họ trở về trạng thái tỉnh táo.

Cách này hoàn toàn không đem lại hiệu quả. Một số trường hợp lúc bấy giờ được sử dụng cho các mục đích hãm hại chính trị hay các vấn đề khác. Vì thế, trước thời kỳ “đen tối” đó. Vào thế kỷ 18,  mối quan tâm khác được mở ra về vai trò của thời thơ ấu và chấn thương trong sự phát sinh của tâm bệnh học.

Tâm bệnh xuất hiện từ lâu nhưng ít ai thực sự hiểu biết về tâm bệnh

Hiểu biết về tâm bệnh học đến thời kỳ hiện nay

Tiếp theo đó là xu hướng của lý thuyết Phân tâm học vào thế kỷ 19. Sigmund Freud đã giới thiệu một cách thức mới là liệu pháp trò chuyện. Liệu pháp này giải quyết các vấn đề trong vô thức từ thời thơ ấu được cho là nguyên do phát sinh tâm bệnh.

Cho đến nay, sự hiểu biết của chúng ta về tâm bệnh học đã được mở rộng rất nhiều và ngày càng tiến bộ. Vì vậy, có các phương pháp điều trị chuyên biệt, đem hiệu quả được hình thành và phát triển.

Sự hiểu biết về tâm bệnh học đã được mở rộng và ngày càng tiến bộ

2. Tâm bệnh học là gì?

Bộ môn nghiên cứu về tâm bệnh học được thành lập bởi Karl Jaspers vào năm 1913. Được hình thành với mục đích là xây dựng 1 mô tả toàn diện về các “rối loạn sức khỏe tâm thần”. Trong đó, gồm nghiên cứu chủ yếu về:

  • Các yếu tố phát sinh như di truyền, yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội.
  • Hiểu về quá trình phát triển của tâm bệnh qua từng giai đoạn.
  • Phân loại tâm bệnh.
  • Xây dựng chiến lượt và kế hoạch điều trị tâm bệnh.
  • Thống kê về hiệu quả các điều trị.

Tâm bệnh học nghiên cứu liên ngành, với sự đóng góp từ các chuyên gia tâm lý học lâm sàng, xã hội học phát triển cũng như tâm thần học, khoa học thần kinh. Bên cạnh đó còn có tâm thần kinh và các phân ngành khác như tội phạm học, công tác xã hội, xã hội học, dịch tễ học,…

Ranh giới của tâm bệnh học với các chuyên ngành gần khác vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng bản chất của tâm bệnh học là chuyên ngành nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để hiểu được tâm bệnh? Cách phân loại và điều trị tâm bệnh?

Hiểu biết về tâm bệnh học để đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe của bản thân

3. Hệ thống chẩn đoán tâm bệnh

Các chuyên gia nghiên cứu và điều trị tâm bệnh học phải dựa trên các hệ thống phân loại để đi đến kết luận về tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại. Từ đó có hướng can thiệp phù hợp.

Hiện tại, các hệ thống được sử dụng phổ biến để phân loại tâm bệnh bao gồm:

ICD là hệ thống phân loại được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] xây dựng khi thành lập vào năm 1948. Cho đến hiện tại là phiên bản thứ 11. ICD 11 chứa 55.000 mã chẩn đoán với 26 chương tất cả chuyên khoa.

ICD 11 là hệ thống gồm các tiêu chí dùng để xác định một chẩn đoán bệnh lý được các chuyên gia sử dụng, đi đến một chẩn đoán cụ thể cho một cá nhân và xây dựng kế hoạch điều trị.

Các tiêu chí và danh sách rối loạn luôn cập nhật khi có nghiên cứu mới xuất hiện. Ví dụ như một sửa đổi lớn trong bản ICD-11 là đưa vấn đề về chuyển giới ra khỏi chương về sức khỏe tâm thần. Sau đó, chuyển nó sang một chương tình dục mới được tạo ra.

Thuật ngữ rối loạn chơi game đã được thêm vào chương về rối loạn gây nghiện trong ICD-11. Rối loạn chơi game được đặc trưng bởi sự kiểm soát kém do chơi game và dành thời gian ưu tiên cho chơi game hơn các hoạt động khác. Chẳng hạn như ngủ, ăn, làm bài tập ở nhà hoặc các công việc khác.

DSM-5 là hệ thống phân loại tương tự như ICD-11 nhưng chuyên về các rối loạn sức khỏe tâm thần. DSM được tạo ra bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Phiên bản đầu tiên được xuất bản đầu tiên vào năm 1952.

Sự khác biệt của 2 hệ thống chẩn đoán tâm bệnh:

  • Đầu tiên, ICD-11 được sản xuất bởi một cơ quan toàn cầu. Trong khi DSM-5 được sản xuất bởi một hiệp hội chuyên nghiệp quốc gia [Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ]. ICD được chấp thuận bởi Hội đồng Y tế Thế giới bao gồm các bộ trưởng y tế từ 193 quốc gia thành viên của WHO.
  • Thứ hai, mục tiêu của ICD-11 là giảm gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Nên các tiêu chí mang tính phổ quát hơn.
  • Thứ ba, ICD-11 có sẵn miễn phí trên Internet. Ngược lại, DSM tốn tiền và Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ có được doanh thu từ việc bán sách và các sản phẩm liên quan.

4. Phân biệt hành vi bình thường và tâm bệnh

Làm thế nào để các nhà tâm lý lâm sàng và bác sĩ tâm thần xác định bệnh nhân mắc tâm bệnh? Có 4 tiêu chí được đa số các chuyên viên tâm lý và bác sĩ tâm thần làm việc với sức khỏe tâm thần công nhận. Đó chính là: lệch lạc, đau khổ, rối loạn chức năng và nguy hiểm.

Ví dụ: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của rối loạn trầm cảm và đến gặp bác sĩ tâm thần. Bạn sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn chẩn đoán.

Đề cập đến những suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi không phù hợp dựa trên niềm tin, văn hóa hiện tại của nơi bạn đang sinh sống. Trong trường hợp trầm cảm. Bạn có thể xuất hiện những suy nghĩ về cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị quá nặng nề của mình sau khi tiếp xúc với người khác.

Đề cập đến cảm giác tiêu cực xuất hiện trong chính bạn hoặc một cảm xúc được chia sẻ với những người xung quanh. Trong trường hợp trầm cảm. Bạn có thể cảm thấy những cảm giác đau khổ tột cùng do nỗi buồn hoặc cảm giác tội lỗi gây ra.

Sự đau khổ tột cùng thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu của tâm bệnh

Đề cập đến việc không thể đảm bảo các chức năng sống hàng ngày, đi học hoặc làm việc. Trong trường hợp trầm cảm, bạn có thể thức dạy nổi vào buổi sáng hoặc trì trệ. Bạn không thể hoàn thành các công việc hằng ngày và mất nhiều thời gian hơn bình thường.

Liên quan đến hành vi nguy hại đối với bản thân hoặc người khác. Trong trường hợp trầm cảm, điều này có thể bao gồm việc bạn đang có ý nghĩ tự tử hoặc làm hại chính mình.

Tâm bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và những người xung quanh. Thông thường, khi những khía cạnh này được thể hiện trên một cá nhân. Nghĩa là cơ chế tự cân bằng sức khỏe tâm thần của bạn đang báo động và cần được chú ý.

Bạn nên nhận hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ về tình trạng bệnh lý

Khi mọi thứ trở nên ngoài tầm kiểm soát, bạn nên nhận hỗ trợ từ các chuyên gia thực hành sức khỏe tâm thần. Bạn có thể lựa chọn liên lạc với các chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu kỹ hơn về tâm bệnh học và những thông tin liên quan đến bệnh lý này: Khi nào mắc tâm bệnh? Tâm bệnh học là gì? [Phần 1]

Video liên quan

Chủ Đề