Giải Vở bài tập Ngữ văn 7 Tập 2 trang 24

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Danh sách các nội dung

  • Bài 18
  • Bài 19
  • Bài 20
  • Bài 21
  • Bài 22
  • Bài 23
  • Bài 24
  • Bài 25
  • Bài 26
  • Bài 27
  • Bài 28
  • Bài 29
  • Bài 30
  • Bài 31
  • Bài 32
  • Bài 33
  • Bài 34


Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Cực Ngắn]
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Câu đặc biệt Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Câu đặc biệt

Câu 1 [trang 30 VBT]: Bài tập 1 trang 29 SGK

Trả lời:

a, -Câu đặc biệt: [-]

-Câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy; Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm; Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b, -Câu đặc biệt: Lâu quá!; Ba giây; Bốn giây; Năm giây.

-Câu rút gọn: [-]

c, -Câu đặc biệt: Một hồi còi.

-Câu rút gọn: [-]

d, -Câu đặc biệt: Lá ơi!

-Câu rút gọn: Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu 2 [trang 31 VBT]: Bài tập 2, trang 29 SGK

Trả lời:

Tác dụng Câu đặc biệt
Xác định thời gian, nơi chốn Ba giây; Bốn giây; Năm giây
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng Một hồi còi
Bộc lộ cảm xúc Lâu quá
Gọi đáp Lá ơi

Câu 3 [trang 31 VBT]: Bài tập 3, trang 29 SGK

Trả lời:

   Những cánh đồng quê mênh mông vào mùa vụ luôn là hình ảnh khiến tôi say đắm mỗi khi nhớ về quê hương. Ôi! Khụng cảnh mới đẹp làm sao. Đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Cả cánh đồng rộng ngả màu vàng xuộm, màu vàng của sự trù phú, màu vàng êm ấm như nhung gấm. Một cơn gió thổi qua, những bông lúa nặng trĩu nghiêng mình đung đưa.

Câu 4 [trang 32 VBT]: Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Câu đặc biệt: Và lắc. Và xóc.

Những câu đặc biệt này nhằm mục đích: nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của con đường đi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Câu đặc biệt Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Để giúp các em học sinh hiểu hơn về biện pháp Liệt kê chương trình Ngữ văn lớp 7, VnDoc xin giới thiệu tài liệu Giải VBT Ngữ văn 7 bài Liệt kê với lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong Vở bài tập Ngữ văn 7. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Đối với các em học sinh, việc luyện tập sau mỗi bài học trên lớp là rất quan trọng để có thể nắm chắc kiến thức về bài học. Để giúp các em học sinh lớp 7 học tốt môn Văn hơn, VnDoc giới thiệu bộ tài liệu Giải Vở BT Ngữ văn 7 bao gồm hệ thống các lời giải và đáp án cho các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Giải vở bài tập Ngữ văn 7 Tập 2: Liệt kê

  • Câu 1 [trang 102 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 1, trang 106 SGK Ngữ văn 7 tập 2
  • Câu 2 [trang 103 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 2, trang 106 SGK Ngữ văn 7
  • Câu 3 [trang 104 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 3, trang 106 SGK Ngữ văn 7
  • Câu 4 [trang 104 VBT Ngữ văn 7]:
  • Câu 5 [trang 105 VBT Ngữ văn 7]:

Câu 1 [trang 102 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 1, trang 106 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trả lời:

Đoạn 1, liệt kê về sức mạnh của tinh thần yêu nước:

+ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn.

+ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.

+ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Đoạn 2, liệt kê những tấm gương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước rất đáng tự hào ở các thời đại:

+ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Đoạn 3, liệt kê các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã có hành động yêu nước xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:

+ Các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.

+ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.

+ chiến sĩ ngoài mặt trận

+ những công chức ở hậu phương

+ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn mình thì giúp việc vận tải.

+ các bà mẹ chiến sĩ

+ nam nữ công nhân, nông dân

Câu 2 [trang 103 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 2, trang 106 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

Liệt kê ở đoạn [a]:

+ dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

+ Những cu li xe kéo xe tay; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng.

+ cái rốn một chú khách trưng ra; một viên quan uể oải bước qua

+ tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

Liệt kê ở đoạn [b]:

+ điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

Câu 3 [trang 104 VBT Ngữ văn 7]: Bài tập 3, trang 106 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

a. Trong giờ ra chơi, sân trường em ngập tràn những tiếng nói cười của các bạn học sinh. Các bạn cùng nhau chơi nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt, có những bạn lại cùng nhau tụ tập đọc sách, kể chuyện cười, ca hát.

b. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc: vạch trần bộ mặt và giọng điệu ngụy biện, giả dối của tên Toàn quyền Đông Dương; ngợi ca khí phách hiên ngang, chí khí và lòng yêu nước bất diệt của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.

c. Nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hiện lên thật đẹp, là một người có khí phách, có bản lĩnh, mang trong mình lòng yêu nước và sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng của dân tộc.

Câu 4 [trang 104 VBT Ngữ văn 7]:

Trong đoạn trích [trang 105 VBT Ngữ văn 7], nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để diễn tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Trả lời:

- Những câu liệt kê: như thằng sang đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.

- Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh của Chí Phèo sau khi ở tù về, hắn đã bị biến đổi hoàn toàn về nhân dạng, từ một con người trở thành một tên quỷ dữ.

Câu 5 [trang 105 VBT Ngữ văn 7]:

Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Trả lời:

+ Các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo trật tự: liệt kê những loài cây hoa [cây cam, cây hồng, khóm tầm xuân] trước rồi sau đó liệt kê những con vật [con gà tồ, con mèo xám, con chó vện].

+ Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê này: Bày tỏ được lòng mong nhớ của người con xa quê với những cảnh vật, kỉ niệm ở quê nhà, dù đi xa nhưng vẫn nhớ như in bóng dáng quê hương từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Liệt kê. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 [ngắn nhất], Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Giải VBT Ngữ văn 7 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ cung cấp cho các em học sinh lời giải chi tiết cho từng bài tập trong Vở bài tập môn Văn lớp 7, giúp các em biết cách giải bài tập một cách nhanh chóng và dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Vở BT Ngữ văn 7 được giới thiệu trên VnDoc.com bao gồm hệ thống các lời giải và đáp án cho các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7 theo từng bài. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Giải Vở BT Ngữ văn 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Câu 1 [trang 27 VBT Ngữ văn 7]: Câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 7
  • Câu 2 [trang 27 VBT Ngữ văn 7]: Câu 2, trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2
  • Câu 3 [trang 28 VBT Ngữ văn 7]
  • Câu 4 [trang 28 VBT Ngữ văn 7]: Câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn 7
  • Câu 5 [trang 29 VBT Ngữ văn 7]: Câu 5 trang 26 SGK Ngữ văn 7
  • Câu 6 [trang 29 VBT Ngữ văn 7]

Câu 1 [trang 27 VBT Ngữ văn 7]: Câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

a. Bài này nghị luận về vấn đề: Nhân dân ta có một tinh thần yêu nước mãnh liệt.

b. Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 2 [trang 27 VBT Ngữ văn 7]: Câu 2, trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trả lời:

a. Bố cục và dàn ý:

- Mở bài: từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Ý chính của phần này: Khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trải qua mọi biến thiên của cuộc chiến bảo vệ dân tộc, đó là truyền thống từ xưa đến nay.

- Thân bài: từ “Lịch sử ta” đến nơi lòng nồng nàn yêu nước”

Ý chính của phần này: Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua mọi thời kì lịch sử của dân tộc, được biểu hiện ở mỗi con người thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi.

Thân bài có thể chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn thứ nhất: từ “Lịch sử ta” đến “một dân tộc anh hùng”

Ý chính của đoạn này: Tinh thần yêu nước trong lịch sử thời quá khứ [thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…]

+ Đoạn thứ hai: từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”

Ý chính của đoạn này: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở thời hiện tại.

- Kết bài: đoạn còn lại.

Ý chính của phần này: Bổn phận, trách nhiệm của chúng ta với tinh thần yêu nước của dân tộc.

Câu 3 [trang 28 VBT Ngữ văn 7]

Phân tích tác dụng của điệp từ nó và của các động từ đứng sau điệp từ đó trong phần mở đầu.

Trả lời:

Điệp từ nó có tác dụng nhấn mạnh vai trò cốt yếu, quan trọng của tinh thần yêu nước trong những lần Tổ quốc bị xâm lăng; các động từ đứng sau điệp từ đó là các động từ manh, giàu tính tượng hình.

Câu 4 [trang 28 VBT Ngữ văn 7]: Câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã dùng những dẫn chứng: trong lịch sử thời quá khứ, trong thời điểm hiện tại.

Các dẫn chứng ấy đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, cái xảy ra trước kể trước, cái xảy ra sau kể sau.

Câu 5 [trang 29 VBT Ngữ văn 7]: Câu 5 trang 26 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

a. Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b. Các dẫn chứng được sắp xếp thành từng cặp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, nơi sinh sống, dân tộc, ngành nghề.

c. Các sự vật và con người được liệt kê nói trên tuy khác nhau nhưng đều hành động vì lòng yêu nước, vì bảo vệ nền độc lập của dân tộc trước bè lũ xâm lăng.

Câu 6 [trang 29 VBT Ngữ văn 7]

a. Cho một số câu trong phần Kết bài. Hãy đánh dấu [x] vào các ô mà em cho là đúng.

b. Hãy phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng.

Trả lời:

a,

Các câu văn trong phần Kết bàiSo sánhẨn dụHoán dụ
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.x
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.x
Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.x

b, Các phép tu từ nói trên nhằm làm nổi bật hai trạng thái khác nhau trong sự biểu hiện của lòng yêu nước là tiềm tàng và trỗi dậy mãnh liệt, từ đó chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể bổn phận của tất cả mọi người là làm cho lòng yêu nước ấy trỗi đậy mạnh mẽ.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 [ngắn nhất], Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Video liên quan

Chủ Đề