Giám đốc sở y tế thanh hóa là ai

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh. Ảnh: CDC Thanh Hóa

Theo ông Trịnh Hữu Hùng, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 206 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 96 bác sĩ.

Nguyên nhân nhiều nhân viên y tế nghỉ việc, theo ông Hùng là do áp lực công việc nặng nề, người bệnh ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ chăm sóc cao nên nhân viên y tế luôn cảm thấy mệt mỏi, trong khi thu nhập thấp.

Ngoài ra, nhân viên y tế phải đối mặt với mối hiểm nguy từ người bệnh và người thân của người bệnh, trong khi cơ chế bảo vệ nhân viên y tế còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, nhân viên y tế chưa nhận được động viên, đánh giá đúng mức từ người bệnh, xã hội và cấp quản lý.

Ông Trịnh Hữu Hùng kiến nghị HĐND tỉnh Thanh Hóa cần thêm chính sách hỗ trợ theo đầu giường bệnh. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam thanh toán chi phí vượt định mức kinh tế kỹ thuật năm 2017-2018 cho các cơ sở khám chữa bệnh, với tổng số tiền hơn 203 tỷ đồng.

DUY CƯỜNG

Thanh Hóa nhân viên y tế bỏ việc Trịnh Hữu Hùng Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa

Đó là thông tin được ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ quý IV của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Một trong những vấn đề được các cơ quan báo chí quan tâm là việc mua vật tư, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm Covid-19 của tỉnh Thanh Hóa.

Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa khẳng định không nhận "hoa hồng" của Công ty Việt Á [Ảnh: CTV].

Trước đó, theo đại diện Sở Y tế Thanh Hóa, tháng 8/2021, đơn vị đã trình UBND tỉnh cho phép mua vật tư, sinh phẩm, hóa chất phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh này, trong đó có sinh phẩm xét nghiệm PCR.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói 1: Mua sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm PCR với giá trúng thầu 28,2 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2021.

Theo đó, địa phương này mua 60.000 test, giá 470.000 đồng/test; hình thức chỉ định thầu rút gọn. Sở Y tế đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội đồng thẩm định giá của tỉnh thẩm định giá sản phẩm nêu trên. Hội đồng thẩm định giá xác định giá sản phẩm là 470.000 đồng/test.

Tại buổi họp báo, trước câu hỏi của phóng viên về vấn đề mua kit test Covid-19 của Công ty Việt Á, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế đã trả lời không đúng trọng tâm buộc ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phải cắt ngang và yêu cầu ông Hùng trả lời trực tiếp vào vấn đề.

Ông Trịnh Hữu Hùng khẳng định ông không nhận một đồng "hoa hồng" nào trong việc mua kit test Covid-19 Công ty Việt Á.

Liên quan đến vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thông tin, đến nay chưa có cơ quan nào ở Trung ương yêu cầu tỉnh Thanh Hóa giải trình về việc mua trang thiết bị của Việt Á.

Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ mua sắm vật tư, đặc biệt là kit test Covid-19. Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ngành y tế và các đơn vị của tỉnh đã mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 của nhiều đơn vị chứ không riêng gì của Công ty Việt Á. Sau vụ việc này, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị cần rà soát lại việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đến nay, việc mua sắm vật tư, sinh hóa phẩm phục vụ phòng, chống dịch trên địa bàn Thanh Hóa được thực hiện với tinh thần tiết kiệm tối đa, chủ yếu huy động, vận động sự đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

TPO - Ngày 12/7, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Hùng thông tin về việc nhân viên y tế, bác sĩ nghỉ việc và thiếu thuốc vật tư, y tế hóa chất xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

206 nhân viên y tế, bác sĩ nghỉ việc vì áp lực

Tại Thanh Hóa, từ năm 2020, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra đến nay đã có 206 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 96 bác sĩ [chiếm khoảng 47%].

Theo Giám đốc Sở y tế Thanh Hoá Trịnh Hữu Hùng phân tích thì nguyên nhân khiến nhân viên y tế nghỉ việc do áp lực công việc nặng nề hơn, người bệnh ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao cho nên nhân viên y tế, bác sĩ luôn cảm thấy mệt mỏi. Nhân viên y tế, bác sĩ còn phải đối mặt với mối nguy hiểm người bệnh và người thân của bệnh nhân, trong khi cơ chế bảo vệ nhân viên y tế còn nhiều bất cập, chưa được động viên đánh giá đúng mức từ người bệnh, từ xã hội đến cả cấp quản lý.

Thu nhập của nhân viên y tế không đảm bảo kể từ năm 2020 đến nay do đại dịch COVID-19, số lượng người đến khám chữa bệnh giảm ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ sở khám chữa bệnh, trong khi đó các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ nên ngân sách nhà nước không còn hỗ trợ được nhiều.

Toàn cảnh kỳ họp

Ông Hùng cho biết: Số nhân viên y tế, bác sĩ có ý định xin nghỉ việc có thể cao hơn thực tế. Tuy nhiên, trong số này những người muốn nghỉ việc lại chưa tìm được lối rẽ vì đã có nhiều năm cống hiến, công tác nên chuyển nghề cũng rất khó. Mà dù có muốn tìm một cơ sở y tế ngoài công lập khác để làm cũng không dễ.

Để hạn chế tình trạng nhân viên y tế, bác sĩ nghỉ việc, Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Hùng kiến nghị HĐND tỉnh Thanh Hóa ngoài hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị, thì cần thêm chính sách hỗ trợ theo đầu giường bệnh, đồng thời đề nghị Bảo Hiểm xã hội Việt Nam thanh toán chi phí vượt định mức kinh tế kĩ thuật năm 2017-2018 cho các cơ sở khám chữa bệnh với tổng số tiền là 203 tỷ đồng.

Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế thông tin về tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế và tình trạng nhân viên y tế, bác sĩ nghỉ việc.

Ngoài thông tin về vấn đề nhân viên y tế, bác sĩ bỏ việc, ông Hùng cũng thông tin, cùng với cả nước, Thanh Hoá cũng có tình trạng thiếu thuốc vật tư, y tế hóa chất xét nghiệm. Nguyên nhân chính là tâm lý lo ngại bị kiểm tra, thanh tra mà không dám làm, không dám đấu thầu. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp e ngại cung cấp hàng hóa cho một số đơn vị công, do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thanh toán phức tạp.

Mua sắm trong lĩnh vực y tế, có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong tình trạng khẩn cấp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và nhu cầu chống dịch COVID-19.

Việc thực hiện Nghị định 60/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập về thẩm quyền mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị chưa có thống nhất, dẫn đến việc đấu thầu mua sắm của các đơn vị sự nghiệp cũng bị chậm. Một số loại thuốc hết hạn số đăng ký dẫn đến chậm thầu so với thời gian...

Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM làm Bí thư Thành ủy Thủ Đức

Hàng trăm bác sĩ các bệnh viện công tại miền Tây xin thôi việc, bỏ việc

Hoàng Lam

Video liên quan

Chủ Đề