Giáo án phát triển năng lực học sinh môn toán thcs

15 Tháng 06, 2020

Giáo án là sự hình dung về kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên với một đối tượng học sinh cụ thể. Với mỗi Thầy Cô giáo, giáo án chính là xương sống của bài giảng. Và bởi vậy, để có được một tiết học hào hứng, giáo viên phải xây dựng một giáo án vừa đảm bảo được yếu tố đầy đủ kiến thức trong phân phối chương trình vừa hấp dẫn. 

Đặc biệt hiện nay giáo án phát triển năng lực đang được chú trọng, việc thường xuyên đổi mới, nâng cấp giáo án để tăng hiệu quả dạy và học lại càng là một nhiệm vụ bắt buộc. Làm thế nào để có thể xây dựng một nội dung giáo án cho bài học thêm hấp dẫn? Tìm kiếm ngân hàng tư liệu giáo án chuẩn mực – phong phú ở đâu? 

1, Trình bày kiến thức trọng tâm một cách ngắn gọn

Trước hết, giáo án phải được xây dựng dựa trên khung phân phối chương trình, đảm bảo đúng và đủ các đơn vị kiến thức của mỗi bài học có trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, giáo án không nên là một bản tóm tắt ngắn gọn của kiến thức sách giáo khoa. Hay nói một cách khác, giáo án cần phải có cách tiếp cận và trình bày kiến thức khác theo hướng gần gũi với học sinh hơn. Không nên chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức một cách cứng nhắc. Điều này chính là cốt lõi để có được một bài giảng thú vị, thay vì những tiết học thầy đọc trò chép buồn tẻ

Giảng dạy theo lối đọc – chép vẫn là một phương pháp dạy học phổ biến, phù hợp với chương trình hiện nay. Tuy nhiên, với một giáo án được trình bày, diễn giải mới lạ sẽ làm học sinh hiểu tiếp thu nhanh hơn, kích thích việc tự học, tự tìm tòi của học sinh mà không dừng lại ở việc thụ động tiếp thu kiến thức bằng ghi chép. 

2, Giáo án theo định hướng phát triển năng lực 

Hiện nay, bên cạnh giáo án truyền thống [giáo án nội dung] thì giáo án phát triển năng lực đang là chủ đề được các thầy cô giáo quan tâm. Khác với giáo án truyền thống, giáo án năng lực là giáo án trình bày các hoạt động mà giáo viên tổ chức cho học sinh trong suốt tiết học. Từ đó giúp học sinh tìm ra nội dung cần học, qua đó biết cách học. 

Giáo án phát triển năng lực tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực. Do Đặc biệt, giáo án năng lực giúp học sinh tự vận dụng được những gì vừa học, tự làm và thực hiện được trong tình huống tương tự. Từ đó phát triển được năng lực thực của chính bản thân mình

Yêu cầu cứng cho giáo án phát triển năng lực là gì?

  • Xây dựng mục tiêu bài học cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc thù môn học

Các năng lực lớn hơn phải hình thành qua nhiều bài học, song ngay từ mỗi bài học giáo viên phải hướng tới những biểu hiện cụ thể của năng lực cốt lõi đó và gắn nó với nội dung bài học cụ thể. Ví dụ, với các môn tự nhiên, các em nắm được định nghĩa, lý thuyết, hiểu và vận dụng được công thức vào các bài tập vận dụng.  

  • Giáo án xây dựng trên nền tảng học sinh tự tìm hiểu kiến thức

Trong giáo án phát triển năng lực, Thầy Cô giáo  là người nêu lên những nhiệm vụ, sau đó hướng dẫn cách thức hoạt động cho học sinh tự tìm tòi. Giáo viên có nhiệm vụ gợi mở cũng như nêu ý kiến của mình khi cần thiết. Nhưng giáo viên không được làm thay, học thay cho học sinh mà tự các em phải tham gia các hoạt động: tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi, phản bác, chứng minh, phân tích… để từ đó rút ra nhận xét, kết luận của mình.

Do đó giáo án phát triển năng lực phải có cách tiếp cận lý thuyết khác, không thể chỉ liệt kê định nghĩa, công thức đơn thuần mà phải đi từ ví dụ tương ứng với kiến thức. 

3, Tài liệu hỗ trợ việc soạn giáo án cho giáo viên THCS và THPT

Không có khung giáo án chuẩn áp dụng cho tất cả các giáo viên với các môn học. Tuy nhiên, để có được một bài giảng thu hút, trên khung nội dung chính, các giáo viên có thể bổ sung thêm những nguồn tài liệu phong phú của riêng mình, phù hợp với đặc thù của từng lớp học. 

Được viết bởi đội ngũ Trưởng khoa – Phó khoa và các Thầy là PGS.TS của trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Bí quyết chinh phục điểm cao là bộ sách tham khảo, hỗ trợ nguồn tài liệu chất lượng cho nội dung giáo án. Sách có nội dung được xây dựng từ khung phân phối chương trình với số bài học và dung lượng kiến thức chuẩn đến từng tiết học. Đầu bài học có cây mục tiêu rõ ràng, cụ thể, giúp giáo viên có thể định hướng được nội dung chính của bài học một cách dễ dàng

Kiến thức trong sách được trình bày khoa học với cấu trúc hai cột song song: Cột bên trái là lý thuyết và cột bên phải là diễn giải và ví dụ tương ứng với lý thuyết đó. Bên cạnh đó, kiến thức chính đều được mô hình hóa toàn bộ bằng các sơ đồ và bảng biểu vô cùng trực quan và rõ ràng, ngay cả với môn Văn – Sử – Địa.  Cách trình bày lý thuyết này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung chính 

Riêng với môn Tiếng Anh, bám sát cấu trúc sách giáo khoa mới, phần Ngôn ngữ [gồm Từ vựng, Ngữ âm và Ngữ pháp] được viết đầy đủ gồm toàn bộ Lý thuyết và Bài tập tương ứng. Với phần Kỹ năng, bài tập nghe [kèm file nghe] chuẩn sách giáo khoa mới

Đội ngũ chủ biên Bí quyết chinh phục điểm cao bao gồm

Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Toán: PGS. TS. Lê Văn Hiện – Phó trưởng khoa Toán – Tin, là Giảng viên cao cấp khoa Toán – Tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 2016 đến nay

Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Ngữ văn: PGS. TS Nguyễn Việt Hùng – Phó trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam 1, là Giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 2013 đến nay. Thầy là Thành viên biên soạn SGK theo chương trình mới.

Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Vật lý: PGS. TS Nguyễn Văn Biên – Phó trưởng khoa, phụ trách bộ môn Phương pháp Giáo dục, là Giảng viên cao cấp khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 2016 đến nay

Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Hóa học: PGS. TS Trần Trung Ninh, Trưởng bộ môn Phương pháp Giáo dục Hóa học, là Giảng viên cao cấp khoa Hóa học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục

Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Sinh học: PGS. TS. Phan Thị Thanh Hội – Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đồng Chủ biên bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Lịch sử: TS. Nguyễn Văn Ninh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

ThS Đinh Thị Hương – Giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh – trường Đại học Sư phạm Hà Nội, biên soạn bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Tiếng Anh

>> BẢN ĐỌC THỬ tại đây: LỚP 6 – LỚP 7 – LỚP 8 – LỚP 9 – LỚP 10 – LỚP 11 – LỚP 12

Giáo án minh họa môn Toán THCS

Mẫu bài dạy minh họa môn Toán THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Hình có trục đối xứng - Số học 6 và Phương trình bậc nhất 1 ẩn lớp 8.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 môn Toán THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
SỐ HỌC 6
Thời lượng: 01 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lựcYCCĐ[STT của YCCĐ]
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề toán họcXác định được cách gấp một hình để hai nửa chồng khít lên nhau.1
Tìm được trục đối xứng của một hình2
Tìm được hình có trục đối xứng3
NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận tìm ra cách xếp các hình chồng khít lên nhau.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học để nhận biết các hình có trục đối xứng và ứng dụng trong thực tế. Gấp và cắt được những hình có nhiều trục đối xứng như: ngôi sao năm cánh, bông hoa giấy, chữ cái in hoa,…

Ứng dụng trục đối xứng trong thực tế và đời sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệmHợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉHoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bút chì, thước thẳng, kéo, giấy A4.

- Hình các tam giác, tứ giác, hình tròn, chữ cái in hoa cắt sẵn.

- Tranh ảnh những vật thể có trục đối xứng trên thực tế như: Lọ hoa, chén đĩa, viên gạch bông,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học [Thời gian]Mục tiêu [STT YCCĐ]Nội dung dạy học trọng tâmPP/KTDH chủ đạoPhương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

[1]

Gấp đôi một tờ giấy A4, chấm hai điểm bất kỳ trên đường gấp, vẽ một đường gấp khúc qua hai điểm trên, cắt theo đường gấp khúc vừa vẽ.

- Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Bảng kiểm

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

[1]

[2]

[3]

Gấp các hình đã chuẩn bị theo một đường thẳng sao cho đường gấp đó chia hình thành hai nửa bằng nhau.

Nhận xét của HS: Đường gấp trên hình sao cho hai nửa bằng nhau gọi là trục đối xứng của hình đó và những hình đó gọi là hình có trục đối xứng.

Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập vẽ trục đối xứng của một hình

[1]

[3]

Bài tập 1: Quan sát hình vẽ sau đây, hãy cho biết đường thẳng d có là trục đối xứng của đoạn thẳng AB hay không?

Bài tập 2: Hình nào dưới đây không có trục đối xứng?

Bài tập 3: Quan sát clip hướng dẫn cắt hình ngôi sao 5 cánh và cắt hình ngôi sao 5 cánh từ một tờ giấy A4. Sau đó vẽ các trục đối xứng của hình ngôi sao trên.

- Dạy học giải quyết vấn đề môn toán

Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

[4]

Trò chơi cắt chữ.

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái [A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G] mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Các nét chữ đều, các đường thẳng không bị gãy khúc, đường cong phải đẹp.

Bài tập về nhà:

- Nếu một sân bóng đá mà hai nửa của nó không đối xứng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- Nếu là một trong hai đội chơi và được phép thay đổi một kích thước bất kì trên sân bóng đá, bạn sẽ chọn thay đổi kích thước nào? Vì sao?

- Hãy kể tên một số môn thể thao mà sân chơi có trục đối xứng?

- Có môn thể thao nào mà sân chơi không yêu cầu tính đối xứng?

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bảng kiểm: Dùng để đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhóm học sinh.

- Yêu cầu học sinh thực hiện.

+ Học sinh gấp giấy theo đúng yêu cầu.

+ Học sinh lấy hai điểm, vẽ đường gấp khúc và cắt.

- Cách thức thực hiện:

+ GV quan sát hoạt động của HS, HS cắt hình theo yêu cầu

+ GV sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả của nhóm

2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.

- Cách thức xây dựng:

+ Xác định tiêu chí cần đánh giá

+ Lựa chọn hình thức thể hiện thang đánh giá: Bảng mô tả.

+ Xác định mức độ đo phù hợp

IV. Xây dựng chi tiết

1. Bảng kiểm: Dựa vào hình cắt của học sinh.

Yêu cầuXác nhận
Không
Có sử dụng công cụ vẽ hình
Gấp được giấy theo đúng yêu cầu
Xác định được hai điểm theo yêu cầu
Vẽ được đường gấp khúc nối hai điểm
Cắt được hình theo đường gấp khúc đã vẽ

2. Thang đo

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái [A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G] mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Kích thước các chữ bằng nhau, các nét chữ đều nhau, đường cong phải đẹp.

Biểu hiệnĐánh giá [thang điểm 10]
- Cắt được 1 chữ có trục đối xứng3 điểm
- Cắt được từ 2 đến 4 chữ với kích thước bằng nhau có trục đối xứng5 điểm
- Cắt được từ 5 chữ trở lên với kích thước bằng nhau có trục đối xứng7 điểm
- Các nét chữ được cắt đều nhau1 điểm
- Kích thước các chữ bằng nhau1 điểm
- Các đường cong phải đẹp1 điểm

Kế hoạch bài dạy minh họa Mô đun 3 môn Toán 8

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PC, NL CỦA HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN [LỚP 8]

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC VỀ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU, NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Mục tiêu nhằm đánh giá kết quả học tập môn toán của HS đối chiếu với các yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình GDPT môn Toán 2018 [theo TT32-BGD-ĐT,2018], Lớp 8, cụ thể như sau:

TTĐơn vị kiến thứcYêu cầu cần đạt về NDBiểu hiện của thành tố NLThành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản [hệ số nguyên]

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn [toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…]

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn [toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…]

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

II. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Xác định thời điểm đánh giá

Thời điểm đánh giá là quá trình dạy học chủ đề: Phương trình bậc nhất hai ẩn, học kỳ II, Lớp 8.

2. Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất năng lực và lựa chọn công cụ kiểm tra, đánh giá

TTMục tiêu của chủ đềCông cụ đánh giáPhương pháp đánh giá
Đơn vị kiến thứcYêu cầu cần đạt về NDBiểu hiện của thành tố NLThành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản [hệ số nguyên]

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản [quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…]; các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn [toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…]

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn [toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…]

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập [cá nhân, nhóm]; Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

III. XÂY DỰNG, THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

3.1. Câu hỏi [Phụ lục 1]

3.2. Bảng kiểm [Phụ lục 2]

3.3. Bài tập [Phụ lục 3]

3.4. Đề kiểm tra [Phụ lục 4]

PHỤ LỤC I

* Câu hỏi vấn đáp:

? Xác định hệ số a, b?

? Nêu cách giải phương trình bậc nhất?

? Áp dụng vào giải các phương trình?

* Thẻ kiểm tra sau tiết học Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn:

STTNỘI DUNGĐúngSai
1Phương trình 3x+5=0 có a = 3; b = 5?
2Phương trình 3x2+4=0 là phương trình bậc nhất?
3Phương trình 2x-1=0 có nghiệm
là?

PHỤ LỤC II

BẢNG KIỂM HỒ SƠ HỌC TẬP

STTNỘI DUNGYÊU CẦUXÁC NHẬN
KHÔNG
1Vở ghiCó mang vở ghi
Có ghi chép
Ghi chép đầy đủ, đúng nội dung
2
Vở bài tập
Làm đầy đủ các bài theo yêu cầu
Làm đầy đủ chính xác tất cả các bài tập
Làm được dưới 50% bài tập
Làm 50% - 100% bài tập
3Đồ dùng học tậpCó đầy đủ
4Phiếu học tậpDưới 5 điểm
Từ 5 – 6,5 điểm
Từ 6,5 – 8 điểm
Từ 8 – 10 điểm

PHỤ LỤC 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Cho các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn, xác định hệ số a, b tương ứng.

TTPhương trìnhKhôngHệ số
12 – x = 0
23x - 5 = 0
3x2 + 3 = 0
40x + 0 = 0
5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1, 2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a] 2x - 1 = 0d] 15 - 3x = 0
b] 5x + 3 = 2x - 3e] 4x - 1 = 2x - 3
c]
f]

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a] [x - 2][2x + 1] = 0d] [2x + 3][3 - x] = 0
b] [x + 5][2x - 4] = 0e] [2 - x][3x + 6] = 0
c] x[x - 2] - [x + 2] = 0f] x[x + 3] - x - 3 = 0

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b

Nhóm 3,4 làm ý c, d

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

PHỤ LỤC 4

1. Cấu trúc của đề

+ Số lượng: 01 Đề minh họa môn Toán 8.

+ Đề minh họa gồm 01 phần: Tự luận gồm 04 câu [mỗi câu tự luận gồm nhiều câu thành phần].

+ Thời gian làm bài: 45 phút.

2. Tỉ trọng nội dung và các mức độ đánh giá

a] Tổng điểm toàn đề: 10,0 điểm [thể hiện trong ma trận đề].

b] Thang điểm đánh giá 03 mức độ:

+ Mức 1: Nhận biết các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn.

+ Mức 2: Hiểu được các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn để giải một số PT bậc nhất đơn giản.

+ Mức 3: Vận dụng những nội dung đã học của chủ đề để giải quyết một số bài toán gắn thực tiễn [toán chuyển động].

3. Ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ

Mạch kiến thứcSố câu, số điểm, câu số, thành tố năng lựcMức 1Mức 2Mức 3Tổng

Số và Đại số

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Câu số/ Hình thức

1.1; 1.2

TL

2.1; 2;2; 3.1

TL

3.2; 4

TL

9

TL

Thành tố NL

TD

TD; GQVĐ

TD; GQVĐ; MHH; GT

Tổng

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Cập nhật: 18/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề