Giáo an so sánh cao thấp 5 tuổi

PTNT so sánh cao thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [62.91 KB, 4 trang ]

Giáo án thao giảng
Chủ đề: Gia đình
Hoạt động chính: Lĩnh vực phát triển nhận thức
Toán: So sánh cao hơn thấp hơn
Hoạt động bổ trợ: + Phát triển thẩm mỹ
+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triển tình cảm xã hội
+ Phát triển vận động
Đối tợng: 3-4 tuổi
Ngày soạn: 5/11/2010
Ngày dạy: 11/11/2010
Ngời thực hiện:
Trần Thanh Huyền
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tợng.
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét, so sánh chiều cao của 2 đối tợng
- Sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng-Đồ chơi:
- Của cô: Hai ngôi nhà [ Một ngôi nhà to mầu vàng, một ngôi nhà nhỏ
mầu xanh]
Hai cây xanh [ Một cây to, một cây nhỏ].
- Đài, đĩa nhạc bài Đố bạn biết.
- Của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đựng [ 2 ngôi nhà, 2 cây xanh]
2. Địa điểm:
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
- Trẻ ngồi theo hình vòng cung.


3.Phơng pháp:
- Phơng pháp dùng lời.
- Phơng pháp quan sát đàm thoại.
- Phơng pháp sử dụng trực quan.
- Phơng pháp thực hành.
1
III/ Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1/ ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi Con thỏ
- Cô nói: Con thỏ, con thỏ
- Thỏ ăn gì?
- Thỏ uống nớc
Thỏ chui vào hang
- Con thỏ sống ở đâu?
- Còn các con, các con sống ở đâu?
- Gia đình các con cùng sống chung với nhau trong
một ngôi nhà phải không các con!
- Vậy gia đình các con có những thành viên nào?
- Mọi ngời cùng sống ở đâu?...vv
- Cô củng cố giáo dục trẻ.
2/ Nội dung:
2.1/ Trẻ nhận biết Cao hơn, thấp hơn.
- Các con ơi! hôm nay gia đình bạn mai đếm thăm
cô cháu mình và xem cô cháu mình học có ngoan và
giỏi không đấy!
- Các con đếm xem gia đình bạn có tất cả bao
nhiêu ngời?
- Cô hỏi trẻ trong gia đình bạn ai cao nhất? Ai thấp
nhất?


- Cô chỉ vào thành viên cao nhất trong gia đình nhà
bạn và cho trẻ đọc Cao
- Cô chỉ vào thành viên thấp nhất trong gia đình
nhà bạn và cho trẻ đọc Thấp.
- Cô hỏi lại trẻ ai cao? Ai thấp?
- Gia đình nhà bạn mai mời cô cháu mình cùng
đến thăm quan nhà bạn.
- Cô cháu mình cùng xem ngôi nhà của bạn có đẹp
không nhé!
- Cô cho trẻ làm động tác Gà đi ngủ.
- Cô hỏi trẻ: đây là cái gì?
- Tai dài, tai dài
- Ăn cỏ
- Thỏ uống nớc
- Hai tay trẻ để vào
2 tai
- Trẻ trả lời
- Trong gia đình
- Trẻ kể
- Trẻ đếm
- Trẻ kể
- Trẻ đọc cao
- Trẻ đọc thấp
- Trẻ kể
- Cô cho trẻ làm
động tác gà đi ngủ.
- Ngôi nhà
2
- Ngôi nhà này cao hay thấp?
- Còn ngôi nhà này thấp hay cao?


- Cô đặt ngôi nhà thấp ra đằng sau ngôi nhà cao.
Sau đó cô cho trẻ nhận xét. Cô hỏi trẻ: Vì sao con biết
ngôi nhà mầu vàng cao hơn?[ Nếu trẻ không trả lời đ-
ợc, cô cung cấp, ngôi nhà mầu vàng cao hơn ngôi nhà
mầu xanh, nên ngôi nhà mầu vàng che kín đợc ngôi
nhà mầu xanh....]
- Cho trẻ chơi: Cô chỉ vào ngôi nhà mầu vàng? Cô
chỉ vào ngôi nhà mầu xanh?
- Hoặc nói: ngôi nhà màu vàng?
Ngôi nhà màu xanh?
[ cô cho trẻ chơi 2-3 lần].
- Các con ạ! Ngôi nhà của bạn mai thật đẹp phải
không?
- Vậy các con có muốn xây nhà cho gia đình mình
không?
2.2/ Luyện tập nhận biết cao hơn, thấp hơn:
- Cô cho trẻ lấy rổ đựng nhà, cây và cùng trẻ chơi
trò chơi.
* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
- Các con hãy cùng nhau bắt tay vào xếp thật nhiều
ngôi nhà cho gia đình mình ở nào? [ cô cùng làm với
trẻ]
- Nhà nào cao hơn?
- Nhà nào thấp hơn?
- Chơi trò chơi: Cô nói Nhà mầu vàng; Nhà
mầu xanh.
- Hoặc cô nói: [ cao hơn]
- Cô nói: [Thấp hơn]. Sau cô cho trẻ cất nhà đi
- Muốn có quả để ăn, chúng ta phải làm gì ?
- Các con hãy trồng thật nhiều cây nào?


Đố các con: Cây nào cao? Cây nào thấp....
* Trò chơi 2: Hãy so sánh cho đúng
- Cô nói: Xắp tới 20/11, cô đã chuẩn bị những lãng
hoa thật đẹp để trang trí, đố các con biết nó ở đâu?
- Cao
- Thấp
- Trẻ kể
- Trẻ nói : Cao hơn,
nhỏ hơn.
- To hơn
- Nhỏ hơn
- Vâng ạ!
- có ạ!
- Trẻ xếp
- Nhà mầu vàng
- Nhà mầu xanh
- Trẻ nói[ cao hơn];
[ Thấp hơn]
- Trẻ giơ ngôi nhà
mầu vàng
- Trẻ giơ ngôi nhà
mầu xanh
- Trồng cây
-Trẻ giơ lên và đọc
- Trẻ kể
3
+ Cô hỏi lãng nào cao, lãng nào thấp?
- Có hoa rồi vậy cô cháu mình phải cắm hoa vào
đâu?
+ Cô đố các con lọ hoa cô để ở đâu?


+ Cô cho trẻ tìm và so sánh lọ hoa nào to, lọ hoa
nào nhỏ, sau cô củng cố giáo dục trẻ.
- Cô hỏi: Hàng ngày ở nhà gia đình các con ngồi
bằng gì để xem ti vi?
+ Cô đố các con ghế cô để ở đâu? [ cô cho trẻ tìm
và so sánh, sau cô củng cố và giáo dục trẻ].
- Cô cho trẻ 2 bạn đứng cạnh nhau và tự so sánh
nhau xem ai cao hơn, ai thấp hơn. Cô hỏi một vài trẻ.
- Cô khen tất cả các con nào?
* Trò chơi 3: Cỏ thấp cây cao
- Cô giới thiệu và cho trẻ chơi
+ Cỏ thấp các con ngồi xuống.
+ Cây cao các con đứng lên.
- Cô củng cố giáo dục trẻ sau khi chơi xong.
3/ Kết thúc:
- Cô nhận xét trẻ.
- Các con vừa đợc cô dạy so sánh gì?
- Cô cho trẻ hát Đố bạn biết
- Cô cho trẻ ra chơi.
- Trẻ kể
- Vào lọ
- Trẻ kể
- Bằng ghế
- Trẻtìm và so sánh
- Trẻ tự so sánh
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chơi trò chơi
- Cao hơn, thấp hơn
- Trẻ hát
- Trẻ ra chơi


4

Giáo án: So sánh chiều cao của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

Đọc bài Lưu

GIÁO ÁN

Hoạt động: Làm quen với toán

Đề tài: So sánh chiều cao của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

Chủ đề: Thế giới thực vật – Tết, mùa xuân

Loại tiết: Cung cấp kiến thức

Đối tượng: 3-4 tuổi

Thời gian: 20-25 phút

Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Hà

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng, nói đúng từ cao hơn- thấp hơn.

- Củng cố nhận biết, gọi tên một số cây hoa quen thuộc

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng so sánh bằng thị giác để nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.

- Phát triển óc quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ phát triển khả năng diễn đạt đúng các từ cao hơn, thấp hơn.

3. Thái độ

- Trẻ nhanh nhẹn, tích cực trong hoạt động.

- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Trong lớp

2. Đồ dùng của cô:

- Giáo án đầy đủ

- Loa, nhạc bài Bong bóng bay, Màu hoa

- Một chùm bóng bay, que chỉ, bảng con

- Rổ đựng cây hoa cúc vàng, cây hoa hồng đỏ

3. Đồ dùng của trẻ

- Thảm [xốp ngồi cho trẻ]

- Mỗi trẻ 1 cây hoa hồng đỏ thấp, 1 cây hoa cúc vàng cao, que chỉ, rổ đựng,

- Mỗi trẻ 1mũ hoa hồng hoặc mũ hoa cúc.

- 2 cây cao, 2 cây thấp, hoa, quả, đường hẹp

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.HĐ1: Gây hứng thú.

- Cô tập trung trẻ giới thiệu khách

- Cô giới thiệu món quà các cô tặng cho trẻ: Chùm bóng bay

- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Bong bóng bay”, thả cho chùm bóng bay lên

2. Hoạt động 2: Bài mới.

* Ôn cao hơn, thấp hơn so với bản thân trẻ:

- Cô mời trẻ lại gần để lấy bóng xuống, ai chạm được tới thì người đó sẽ được lấy về.

- Cô với thử. Hỏi trẻ tại sao cô với được mà các con không với được bóng?

- Cô mời 1 trẻ bất kỳ lên đứng cạnh cô, các bạn khác nhận xét chiều cao của cô và bạn.

- Cô nhận xét và cất bóng bay đi để cuối giờ lại chơi

-Trẻ nhiệt liệt hưởng ứng.

- Trẻ chơi cùng cô.

-Trẻ lắng nghe.

- Trẻ bật nhẩy lên để lấy bóng

-Trẻ trả lời [Vì cô cao, các bạn thấp; Cô lớn, các bạn bé…]

- Trẻ về chỗ ngồi, 2-3 trẻ đứng lên nhận xét chiều cao của cô so với bạn A; tương tự với bạn B [Cô cao hơn bạn A[B]; Bạn A [B] thấp hơn cô]

* So sánh chiều cao của 2 đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

- Cô tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi.

- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình “So sánh chiều cao của 2 đối tượng”.

- Hỏi trẻ trong rổ của cô có gì? Hoa màu gì?

- 2 cây hoa của cô có chiều cao như thế nào với nhau?

- Bạn nào giỏi cho cô biết cây hoa nào cao hơn?

- Bạn nào giỏi cho cô biết cây hoa hồng như thế nào?

- Để biết chính xá cây hoa nào cao hơn, cây hoa nào thấp hơn cô sẽ dùng thước để đo nhé.

- Cô dùng 2 tay cầm thước đặt từ ngọn cây hoa hồng sang cây hoa cúc các con quan sát xem cây hoa nào cao hơn cây nào thấp hơn nhé?

- Cô cho trẻ nhắc lại

- À đúng rồi đấy khi cô đặt thước đo cây hoa cúc đã thừa ra 1 đoạn nên cây hoa cúc cao hơn còn cây hoa hồng thiếu 1 đoạn nên cây hoa hồng thấp hơn

- Cô mời cả lớp nói nào?

- Cô đã chuẩn bị cho các bạn những bông hoa rất đẹp trong rổ đấy các con hãy lấy rổ ra phía trước nào

- Bạn nào giỏi cho cô biết 2 cây hoa này của con có chiếu cao như thế nào?

- Cây hoa nào cao hơn [Cây hoa nào thấp hơn] nhỉ? Vì sao con biết?

- Để biết chính xác cây hoa nào cao hơn, cây hoa nào thấp hơn chúng mình hãy dùng thước để đo nào. Con hay cầm thước bằng 2 tay đo từ ngọn cây hoa hồng sang ngọn cây hoa cúc?

- Các con thấy cây hoa nào cao hơn?

- Vì sao?

- Cả lớp nói to nào?

- Các con ạ khi so sánh chiều cao của 2 đối tượng đối tượng nào thừa ra thì sẽ cao hơn đối tượng còn lại sẽ thấp hơn đấy

3. Hoạt động 3: Hoạt động củng cố

- TC1: Ai thông minh hơn

Cách chơi: Cô chuẩn bị cho các con rất nhiều cây cao và thấp cùng với những chiếc chậu cao và thấp nhiện vụ của các con là lấy cây cao trồng vào chậu cao, cây thấp trồng vào chậu thấp

Luật chơi: Bạn nào tìm đúng thì chơi tiếp bạn nào tìm sai phải ra ngoài 1 lượt

-TC2: Tìm hoa và quả cho cây

Cô có 1 cây cao và 1 cây thấp cho mỗi đội

Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo đường hẹp lên lấy hoa gắn cho cây thấp, quả gắn cho cây cao mối lượt lên mỗi bạn chỉ được chọn 1 loại hoa hoặc quả để gắn lên cây

Luật chơi: Đội nào gắn đúng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng

* Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài học

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Cô và trẻ hát bài “Màu hoa” và ra sân chơi

- Trẻ lấy rổ mang về chỗ ngồi [Để rổ phía sau]

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ trả lời [Có cây hoa cúc màu vàng, cây hoa hồng màu đỏ].

- 2-3 trẻ trả lời [Cây hoa cúc và cây hoa hồng có chiều cao không bằng nhau ạ]

- 2-3 trẻ trả lời [Cây hoa cúc cao hơn ạ]

- 2-3 trẻ trả lời [Cây hoa hồng thấp hơn ạ]

- Vâng ạ

- Trẻ chú ý quan sát trả lời cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn

- Cả lớp, tổ, cá nhân nhắc lại cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn

- Cả lớp nói cây hoa cúc cao hơn cây hoa hồng thấp hơn

- Trẻ lấy rổ để phía trước

- 2-3 trẻ trả lời 2 cây hoa có chiếu cao không bằng nhau ạ

- 3-4 trẻ trả lời [Cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn ạ. Vì con đo]

- Trẻ dùng thước đo

- 2-3 trẻ trả lời Cây hoa cúc cao hơn Vì cây hoa cúc thừa ra 1 đoạn cây hoa hồng thấp hơn vì thiếu 1 đoạn ạ]

- Cả lớp nói, tổ nói, cá nhân nói cây hoa cúc cao hơn cây hoa hồng thấp hơn.[Trẻ vừa nói vừa chỉ vào cây]

- Trẻ chú ý lắng nghe

-Trẻ lắng nghe và chơi theo hướng dẫn của cô.

- Trẻ chơi theo luật.

- Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ hát và ra sân chơi.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI SOẠN

Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giáo án nhận biết cao hơn, thấp hơn

Ngày đăng:01/12/2017 - 00:00

1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức:

- Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng;

- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ “cao hơn – thấp hơn”.

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đặt cạnh, quan sát, so sánh chiều cao của 2 đối tượng

- Phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định

*Thái độ:

- Tích cực tham gia vào hoạt động học tập, biết chú ý quan sát, lắng nghe

2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

- 1 cây hoa màu vàng cao hơn

- 1 cây hoa màu xanh thấp hơn

- Bài hát: Tìm bạn thân, Kết đoàn

- Hai con búp bê cao, hai con búp bê thấp.

* Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một cây hoa màu vàng, một cây hoa màu xanh, một cái bảng.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: Ôn nhận biết chiều cao của hai đối tượng

- Cô giới thiệu các cô tới dự giờ.

- Tổ chức cho trẻ chơi cây cao, cỏ thấp

- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

- Cây thì như thế nào?

- Cỏ thì như thế nào?

- Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi: Tìm bạn nhé, các con vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân” khi cô nói: “tìm bạn, tìm bạn” thì hai bạn sẽ cầm vào tay nhau nhé.

- Các con cùng quan sát xem ai cao hơn, ai thấp hơn?

- Ai cao hơn các con đứng vào một hàng bên tay phải của cô.

- Ai thấp hơn sẽ đứng về một hàng bên tay trái của cô

- Các con đứng hai hàng sát vào nhau xem ai cao hơn và ai thấp hơn.

- Các con quan sát 2 cô đứng cạnh nhau cô nào cao hơn, cô nào thấp hơn?

- Vì sao con biết? [Vì khi đứng cạnh nhau thì đầu cô Toàn nhô lên cao hơn so với cô Thu vì vậy cô Toàn cao hơn cô Thu]

- Các bạn chơi rất giỏi cô thưởng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi chúng mình cùng lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi nào?

*Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa hai đối tượng

- Cô tặng con những gì?

- Cô cũng có hai cây hoa giống của các con đấy

- Hai cây này có màu gì?

- Để biết được chính xác về chiều cao của hai cây này cô giáo sẽ hướng dẫn các con cách so sánh nhé

- Các con hãy xếp cho cô hai cây cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng là cái bảng này nhé.

- Các con hãy quan sát chiều cao của hai cây này như thế nào?

- Cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn

- Vì sao con biết?

- Chúng mình đã phát hiện ra rồi đấy, để xem các bạn nói có đúng không bây giờ các con hãy lấy cây xanh đặt phía sau cây hoa vàng, ai có nhận xét gì?

- Vậy cây nào cao hơn?

- Còn cây nào thấp hơn?

- Bây giờ các con cùng đo cây của mình xem cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn?

- Cô quan sát và hướng dẫn cá nhân trẻ đo.

- Cho trẻ nhắc lại: Cây xanh thấp hơn, cây vàng cao hơn.

=> Cô chốt lại: 2 cây này không bằng nhau, cây màu vàng cao hơn cây màu xanh vì khi dùng thước đo thước bằng cây màu vàng, khi đo cây màu xanh thì thước thừa ra một đoạn.

+ Trò chơi: Thi xem ai nhanh

- Chúng mình học rất giỏi cô thưởng cho cả lớp trò chơi: Thi xem ai nhanh

+ Khi cô nói “cao hơn” thì chúng mình chọn cây hoa màu vàng giơ lên và nói cây màu vàng

+ Khi cô nói “thấp hơn” thì chúng mình chọn cây hoa màu xanh giơ lên và nói cây màu xanh

Ngược lại:

+ Khi cô nói cây màu vàng trẻ nói “cao hơn”

+ Khi cô nói cây xanh trẻ nói “Thấp hơn”

- Chúng mình nhìn xem trong lớp mình có đồ dùng đồ chơi gì cao hơn hay thấp hơn không?

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:

* Trẻ nhìn quanh lớp xem có những đồ vật, con vật gì cao hơn, thấp hơn

* Trò chơi “Bé thi tài”: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một vườn hoa

Nhiệm vụ của hai đội là chọn những cây hoa cao tặng cho bạn búp bê cao, chọn cây hoa thấp tặng cho bạn búp bê thấp.

- Cô nhận xét kết quả chơi của hai đội

* Kết thúc: Hát bài “Kết đoàn”

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Cây cao, cỏ thấp ạ

- Cây thì cao

- Cỏ thì thấp

- 2 trẻ cầm tay nhau tạo thành một đôi

- Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ xếp hàng

- Trẻ xếp hàng

- Trẻ quan sát và trả lời

- Cây hoa

- Trẻ đếm

- Màu vàng, màu xanh

- Trẻ xếp hai cây lên bảng con

- Không bằng nhau

- Cây hoa vàng cao hơn, cây hoa xanh thấp hơn

- Ngọn cây hoa vàng thừa ra một đoạn

- Ngọn cây hoa vàng thừa ra một đoạn

- Cây vàng cao hơn

- Cây xanh thấp hơn

- Trẻ đo và nói kết quả

- Cây màu xanh thấp hơn cây màu vàng

- Trẻ chơi

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ tìm và nói kết quả

- Trẻ chơi


Tác giả: admin

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Chủ Đề