Giao kết tiếng anh là gì

  • Giáo dục
  • Học tiếng Anh

Thứ ba, 25/4/2017, 00:00 [GMT+7]

Hợp đồng là chủ đề rất hay gặp trong TOEIC. Dưới đây là một số cụm từ liên quan đến chủ đề này.

 

Contract:

Sign a contract: Ký hợp đồng.

Cancel a contract: Hủy hợp đồng.

Renew a contract: Gia hạn hợp đồng.

Terminate a contract: Chấm dứt hợp đồng.

Draft a contract: Soạn thảo hợp đồng.

Deadline:

Meet the deadline: Làm đúng hạn cuối = make the deadline.

Miss the deadline: Lỡ hạn cuối.

Extend the deadline: Kéo dài hạn cuối.

Push back the deadline: Đẩy lùi hạn cuối.

Take:

Take effect: Có hiệu lực.

Take steps: Có động thái.

Take actions: Có động thái.

Take advantage of: Tận dụng.

Take safety measures/ precautions: Có biện pháp an toàn.

Theo mshoatoeic.com

Eg: The contract was declared null and void [Hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu]

Force majeure clause – Điều khoản miễn trách nhiệm

A key tool in managing the risk of such challenging circumstances is the force majeure clause [Một công cụ quan trọng trong việc quản lý rủi ro tại hoàn cảnh đầy thách thức như thế này là điều khoản miễn trách nhiệm]

Parties – Các bên trong hợp đồng

The first thing I learnt as a trainee lawyer is that the parties to a contract should be properly and unambiguously identified. [Điều đầu tiên tôi học được khi là một luật sư thực tập là các bên trong một hợp đồng nên được xác định đúng và rõ ràng.]

Shall be governed by – phải được quy định bởi

This agreement shall be governed by and construed in accordance with English law [Thỏa thuận này được quy định và giải thích theo luật tiếng Anh]

Take effect – Có hiệu lực

Giao kết hợp đồng là gì? Đặc điểm của Hợp đồng? Các nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng? Các hình thức giao kết hợp đồng?

Hiện nay, khi kinh tế càng phát triển thì kéo theo nhiều vấn đề trong đời sống xã hội cũng có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi cá nhân, pháp luật nước ta đã ban hành quy định về các loại hợp đồng. Việc ban hành các loại hợp đồng giao kết này sẽ giúp các mối quan hệ phát sinh giữa con người hay tổ chức với nhau được dễ dàng quản lý và thực hiện. Vậy, giao kết hợp đồng là gì? Các nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng hiện nay là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Luật thương mại 2005;

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Trước khi hiểu được khái niệm về giao kết hợp đồng là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm hợp đồng.

Hợp đồng chính là sự thương lượng, thỏa thuận giữa người với nhau, hay giữa tổ chức với nhau, hay giữa tổ chức với cá nhân về một vấn đề nào đó. Mục đích của hợp đồng chính là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên [pháp nhân] để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, Hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế [Hợp đồng kinh tế] hay xã hội.

Từ các khái niệm hợp đồng và các quan điểm mà tác giả tổng hợp được thì “Giao kết hợp đồng chính là sự thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để thống nhất và xác lập các điều khoản của hợp đồng lao động.”

Các loại hợp đồng phổ biến:

  • Hợp đồng mua bán tài sản;
  • Hợp đồng trao đổi tài sản;
  • Hợp đồng tặng cho tài sản;
  • Hợp đồng vay tài sản;
  • Hợp đồng thuê tài sản;
  • Hợp đồng thuê khoán tài sản;
  • Hợp đồng mượn tài sản;
  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng hợp tác;
  • Hợp đồng dịch vụ;
  • Hợp đồng vận chuyển;
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách;
  • Hợp đồng vận chuyển tài sản;
  • Hợp đồng gia công;
  • Hợp đồng gửi – giữ tài sản;
  • Hợp đồng ủy quyền;
  • Hợp đồng tư vấn và dịch vụ.

Giao kết hợp đồng tiếng Anh là Contracting

Hợp đồng Contract
Thỏa thuận Agreement
Giao kết Bargain
Quyền Power
Nghĩa vụ Duty
Vi phạm Break

2. Đặc điểm của Hợp đồng:

Thứ nhất, đặc điểm chung

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

  • Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự ưng thuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức. Các Hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự ưng thuận đích thực. Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng bức thì dù có sự ưng thuận cũng không được coi là Hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của Hợp đồng. Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
  • Yếu tố quan trọng trong Hợp đồng chính là đối tượng. Sự thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một đối tượng cụ thể. Mọi Hợp đồng phải có đối tượng xác định. Đối tượng của Hợp đồng phải được xác định rõ rệt và không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự – kinh tế.
  • Một khi Hợp đồng được hình thành một cách hợp pháp thì nó có hiệu lực như pháp luật đối với các bên giao kết. Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật Hợp đồng. Sau khi Hợp đồng được xác lập với đầy đủ các yếu tố thì Hợp đồng đó có hiệu lực ràng buộc như pháp luật, các bên buộc phải thực hiện cam kết trong Hợp đồng, mọi sự vi phạm sẽ dẫn đến trách nhiệm tài sản mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu. Khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng, xử lý vi phạm Hợp đồng, tòa án hoặc trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng để ra bản án hoặc quyết định công bằng, đúng đắn.
  • Các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội, nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũng ngày càng phát triển theo. Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp đó. Nhưng việc đơn thuần để tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình, và từ đó Hợp đồng ra đời.

Thứ hai, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Căn cứ vào đối tượng, nội dung và giá trị của hợp đồng và dựa trên các quyền lợi chính đáng của mỗi bên để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng. Các bên có thể xem xét ghi nhận các quyền, nghĩa vụ được ghi nhận tại các điều khoản trước và bổ sung thêm các điều khoản ràng buộc khác của các bên nếu thấy cần thiết ghi nhận trong hợp đồng.

Thông thường hiện nay, tùy vào từng loại hợp đồng khác nhau thì pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể tham gia vào hợp đồng đó.

Thứ ba, trách nhiệm trong trường hợp các bên nếu vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng về vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra hoặc các trách nhiệm khác do các bên thỏa thuận.

Tuy nhiên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng loại hợp đồng và theo quy định của pháp luật dân sự nói chung.

Thứ tư, phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

  • Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết theo phương thức tự hòa giải, thương lượng với nhau dựa trên nguyên tắc đảm bảo các quyền, lợi ích của mỗi bên.
  • Nếu các bên không thể tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

3. Các nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng:

Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận

Xem thêm: Quy định của pháp luật về ủy quyền giao kết hợp đồng lao động

Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa rằng khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết về hợp đồng lao động, bất kể hành vi lừa gạt, cưỡng bức đều có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

Xuất phát từ năng lực chủ thể của quan hệ hợp đồng lao động nên nguyên tắc tự do, tự nguyện vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Các chủ thể hoàn toàn được tự do, tự nguyện tự mình giao kết hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Tuy nhiên đối với các chủ thể như người lao động dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động với một số công việc bao giờ cũng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Như vậy, trong trường hợp trên, chủ thể trong quan hệ lao động còn bị chi phối bởi người thứ ba. Quan hệ lao động này chỉ được xác lập khi có sự thống nhất ý chí của người thứ ba. Do đó, nguyên tắc tự do, tự nguyện trong quan hệ hợp đồng vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối.

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Nguyên tắc này nghiêng về việc bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, người lao động thường ở vị thế “lép vế” vì họ tham gia quan hệ lao động bằng sức lao động và phụ thuộc vào người sử dụng lao động bởi tiền lương, việc làm. Vì vậy nguyên tắc này ra đời để tạo lập sự bình đẳng giữa hai bên.

Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

Thứ ba, nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

Đây là nguyên tắc chung không những đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tuy nhiên sự tự do thỏa thuận ở đây phải nằm trong khuôn khổ. Khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì? Nguyên tắc, thời điểm và trình tự giao kết?

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động tập thể do đại diện của tập thể người lao động và người sử dụng lao động thương lượng và kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đằng, công khai. Thỏa ước tập thể khi có hiệu lực trở thành giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả các quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh những quy định của pháp luật lao động nói chung, quá trình thiết lập quan hệ lao động còn chịu sự chi phối của thỏa ước lao động tập thể.

4. Các hình thức giao kết hợp đồng:

Thứ nhất, hình thức miệng [bằng lời nói]

Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau [bạn bè cho nhau vay tiền] hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.

Thứ hai, hình thức viết [bằng văn bản]:

Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản, coi như đã có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

Thứ ba, hình thức có chứng nhận, chứng thực:

Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lí, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

Chủ Đề