Glm 650 là thuốc gì

Bài viết hôm trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn bài viết Thuốc viên kpc là thuốc gì ? hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn thêm 1 loại thuôc nữa. Hãy cùng tham khảo Thuốc glm là gì ? có tác dụng trị bệnh gì ?

Thuốc glm là gì ?

Thuốc glm hay còn gọi là Paracetamol 500 mg còn có loại Paracetamol 325 mg

DẠNG BÀO CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI

Hộp 1 vỉ, vỉ 10 viên nang.

Bạn đang xem: Glm là thuốc gì

Bạn đang xem: Glm là thuốc gì

Thuốc Glotadol [paracetamol] là thuốc gì? Thuốc hoạt động như thế nào để có thể mang lại hiệu quả điều trị như vậy? Trong quá trình dùng thuốc, cần nên lưu ý những điều gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về vấn đề này nhé!

Tên thành phần hoạt chất: paracetamol.

1. Thuốc Glotadol [paracetamol] là thuốc gì?

Paracetamol hay còn được biết đến với tên gọi khác là acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol.

Đây là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Tuy nhiên, điểm khác biệt với aspirin là paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Nói về vai trò chính của paracetamol, thuốc giúp làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch đồng thời giúp tăng lưu lượng máu ngoại biên.

2. Chỉ định của thuốc Glotadol

Thuốc Glotadol [paracetamol]

Thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt ở mức nhẹ đến trung bình.

3. Trường hợp không nên dùng thuốc Glotadol 

  • Dị ứng với paracetamol hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Không dùng trên bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển hoặc bị suy gan nặng.

4. Hướng dẫn dùng thuốc Glotadol 

4.1. Cách dùng

  • Được dùng theo đường uống với nước
  • Có thể dùng thuốc lúc bụng đói hoặc no vì thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc.

4.2. Liều dùng

Đối tượng > 12 tuổi

  • Dùng 500 – 1000mg/lần
  • Cách 4 – 6 tiếng mới uống một lần
  • Tính tổng liều dùng thuốc và lưu ý tuyệt đối không được sử dụng quá 4000mg/ngày

Trẻ từ 6 – 12 tuổi

  • Dùng thuốc với liều 250 – 500mg/lần
  • Mỗi lần cho trẻ uống cách nhau 4 – 6 tiếng
  • Đối với trẻ trong nhóm đối tượng này thì không được dùng quá 2000mg/ngày

5. Tác dụng phụ của thuốc Glotadol

  • Buồn nôn, nôn
  • Phản ứng quá mẫn.
  • Ảnh hưởng lên thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
  • Xuất hiện tình trạng ban da [ban đỏ, mày đay] và những phản ứng dị ứng khác. Nếu thấy sốt và có các bọng nước quanh các hốc tự nhiên co thể nghi ngờ đến hội chứng StevensJohnson, phải ngừng thuốc ngay.
  • Rối loạn hệ tạo máu như gây giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu], thiếu máu

Bạn nên lưu ý trường hợp hiếm gặp nếu xuất hiện phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong phải ngừng dùng thuốc và gặp bác sĩ ngay lập tức để xử trí kịp thời.

6. Glotadol tránh dùng chung với thuốc gì?

  • Rượu
  • Thuốc chứa hoạt chất paracetamol
  • Colestyramin
  • Thuốc tác động đến men gan [như isoniazid] phenytoin, carbamazepin….
  • Phenothiazin
  • Ethinylestradiol
  • Probenecid
  • Các than hoạt tính
  • Thuốc chống đông máu

7. Lưu ý khi dùng thuốc Glotadol [paracetamol]

  • Ở liều điều trị paracetamol tương đối không gây độc. Tuy nhiên, dùng quá liều là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Và nguyên nhân thường mắc phải là do dùng nhiều chế phẩm chứa paracetamol.
  • Cần phải ngừng dùng thuốc và đi thăm khám ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. 
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước.
  • Phải thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Nên hạn chế hoặc tránh uống rượu vì uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol.

8. Đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc

8.1. Phụ nữ có thai

Hiện vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng phụ có thể có đối với sự phát triển của thai.

Do đó, cần phải cân nhắc cẩn thận, nếu lợi ích đem lại cho người mẹ cao hơn so với nguy cơ mà thuốc có thể gây hại cho thai nhi thì khi đó hãy quyết định dùng thuốc.

8.2. Phụ nữ cho con bú

Một số nghiên cứu chỉ ra, khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú thì không gây ra các tác động có hại lên trẻ.

9. Xử trí khi quá liều thuốc Glotadol

9.1. Triệu chứng quá liều

Tình trạng này có thể xảy ra do dùng một liều độc duy nhất, hoặc uống lặp lại liều lớn paracetamol [ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày], hoặc do uống thuốc dài ngày.

Điều này có thể gây ra tình trạng:

  • Hoại tử gan [tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong]
  • Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ.
  • Methemoglobin máu gây xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
  • Ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
  • Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong, thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

9.2. Cách xử trí

Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng đầu tiên là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân cần được rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Bên cạnh đó phải dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi dùng paracetamol.

Lưu ý, việc điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian

Chủ Đề