Thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư

Skip to content

Những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường không có cảm giác đau, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn 70% bệnh nhân ung thư có biểu hiện đau đớn. Đau do ung thư gây ra là một triệu chứng quan trọng và cần được quan tâm kịp thời. Cảm giác đau đớn sẽ khiến người bệnh khó chịu và suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư không thể thiếu nhằm giúp người bệnh bớt đau, ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.

Bệnh nhân đau do ung thư [Hình ảnh minh họa]

Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc có thể uống trực tiếp, được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng miếng dán.

Với những cơn đau nhẹ, thuốc giảm đau không Opioid sẽ là lựa chọn phù hợp, ví dụ như thuốc chống viêm không Steroid [NSAIDS], bao gồm Ibuprofen, Paracetamol…, được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Thuốc giảm đau không opioid

Tên thuốc và đường dùngLiều bắt đầuKhoảng cách dùngLiều tối đa hàng ngàyLưu ý
ParacetamolĐường uống, đường tiêmNgười lớn:0,5g – 1g4 – 6 giờ/lần4 g– Giảm liều hoặc không dùng cho người bị bệnh gan- Dùng quá liều có thể gây ngộ độc với gan
IbuprofenĐường uốngNgười lớn:0,4 g6 – 8 giờ/lầnNgười lớn: 2.4g – 3.2g– Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột]- Dùng liều thấp ở người bị bệnh gan nặng
DiclofenacĐường uốngĐường tiêmNgười lớn:25 – 75mg8 – 12 giờ/lần150mg
Meloxicam Đường uốngĐường tiêmNgười lớn:7,5 – 15mg24 giờ/lần15mg
Piroxicam Đường uốngĐường tiêmNgười lớn: 20mg24 giờ/lần20mg-Nguy cơ gây xuất huyết dạ dày, ruột.-Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột]-Tránh dùng cho người bị bệnh gan.
Paracetamol 325mg + Tramadol 37,5mgĐường uốngNgười lớn:1 – 2 viên4 – 6 giờ/lần8 viênTránh dùng cho người bị bệnh suy gan nặng
Paracetamol 500mg + Codein 30mgĐường uốngNgười lớn:1 – 2 viên4 – 6 giờ/lần6 viênTránh dùng cho người bị bệnh gan nặng.

Một số thuốc hỗ trợ trong điều trị đau được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2. Các thuốc hỗ trợ trong điều trị đau và cách sử dụng

Tên thuốc – Đường dùngLiều lượng – Cách dùngTDKMM
Nhóm Corticoid
PrednisolonNgười lớn: 20- 80mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn.Tăng đường máu, lo âu, chứng loạn thần steroid, bệnh cơ, tiêu hóa…
DexamethasonNgười lớn: 8- 20mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn, hoặc tiêm tĩnh mạch.
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
AmitriptylinNgười lớn: 5 – 25 mg [ tối đa 200mg]/ngày,uống trước khi đi ngủLơ mơ, hạ huyết áp tư thế đứng, nếu quá liều có thể gây độc thần kinh tim
Nhóm thuốc chống co giật
GabapentinNgười lớn: Liều khởi đầu: 300mg trước khi đi ngủ. Sau 2 ngày, tăng lên 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Sau 2 ngày tiếp theo tăng lên 300 mg/lần x 3 lần/ngày. Tiếp tục tăng lên theo nhu cầu, liều tối đa 3.600mg/ngàyGây ngủ gà mỗi khi tăng thêm liều
Thuốc an thần
Diazepam2 – 10mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 2 – 3 lần/ngàyNgủ gà, mất điều hòa vận động
Nhóm bisphosphonate [dùng cho giảm đau trong ung thư di căn xương]
Pamidronat60 – 90 mg truyền tĩnh mạch, 4 tuần/lầnGiảm canxi máu.Sốt, giả cúm trong 1 – 2 ngày 
Acid Zoledronic4 mg truyền tĩnh mạch, 4 – 8 tuần/lần

Với các cơn đau mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì thuốc giảm đau nhóm Opioid là lựa chọn thích hợp, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc và cách sử dụng các thuốc thuộc nhóm này được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Các thuốc opioid và cách sử dụng

Tên hoạt chấtDạng bào chếLiều dùng – Cách dùngLưu ý
Morphin sulfatMorphin 30mgViên nangLiều uống trung bình 30mg, cứ 12 giờ/lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau, liều có thể tăng lên 60mg, 90mg hoặc phối hợp với thuốc khác để được kết quả mong muốn.
Osaphine 10mgDung dịch tiêmĐau vừa đến nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 5 – 10mg, 4 giờ /lần nếu cần.
FentanylDurogesic 25mcg/hDán 72 giờ/một miếng tại vùng ngực và đùi-Chỉ dùng trong đau mạn tính.-Không dùng cho cơn đau đột xuất.- Không dùng khi người bệnh đang sốt, ra nhiều mồ hôi, thể trạng gầy.- Cần dùng thêm thuốc giảm đau tác dụng nhanh cho đến khi miếng dán phát huy tác dụng sau 12 – 18 giờ.- Miếng dán mới nên được dán ở một vùng da khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó.

Tài liệu tham khảo: 

1. Fallon M., GiustiF R., et al. [2018], “Management of cancer pain in adult patients: 

2. ESMO Clinical Practice Guidelines”, 29 [4] pp. iv166–iv191.

3. Tờ hướng dẫn sử dụng

4. Dược thư quốc gia năm 2018


Điều trị ung thư nhiều lúc được thực hiện tại nhà tốt hơn là tại bệnh viện hoặc phòng khám. Thuốc viên, hóa chất truyền tĩnh mạch, thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da [Sub-Q], tiêm bắp [IM] và một số phương pháp điều trị khác có thể được thực hiện ngay tại nhà. Hãy trao đổi với bác sỹ xem liệu người bệnh có thể lựa chọn phương thức này không.

Những Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà

Việc dùng thuốc theo đơn và theo dõi các tác dụng phụ là rất quan trọng. Điều dưỡng viên tại nhà hoặc điều dưỡng chuyên tiêm truyền có thể sẽ đến nhà để cho người bệnh dùng thuốc. Hoặc họ sẽ hướng dẫn người bệnh và người chăm sóc cách thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà.

Trong một số trường hợp, việc điều trị tại nhà khó có thể thực hiện do một số vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một số người bệnh không thể đến bệnh viện hoặc phòng khám thường xuyên có thể được tiến hành một số phương pháp điều trị tại nhà. Hãy liên lạc với công ty bảo hiểm để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Bệnh nhân ung thư có thể làm gì khi điều trị tại nhà?

Sử dụng thuốc viên

– Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn

– Có thể hẹn giờ đồng hồ để uống thuốc nếu cần uống vào lúc nửa đêm. Đặt liều thuốc và một cốc nước ngay trên bàn ở bên cạnh.

– Với thuốc dùng ngày một lần, có thể bạn sẽ muốn uống trước giờ đi ngủ để tránh một số tác dụng phụ như là buồn nôn. Hãy trao đổi với bác sỹ về thời điểm và phương thức dùng mỗi loại thuốc thích hợp nhất.

– Hỏi bác sỹ về bất cứ tác dụng phụ nào và cách kiểm soát [Chẳng hạn, nếu thuốc gây nôn, liệu bạn có thể uống trước bữa ăn? Có cách gì để hạn chế tác dụng không mong muốn này không?]

– Để thuốc xa khỏi tầm trẻ em và vật nuôi.

– Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc trình dược viên trước khi cắt hoặc nghiền thuốc. Một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm nếu bị vỡ.

Xem thêm bài viết: 

>> Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà – Nôn và Buồn nôn

>> Hướng dẫn cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân theo triệu chứng – Buồn nôn và nôn

Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch [IV]

– Điều dưỡng tại nhà hoặc điều dưỡng chuyên tiêm truyền sẽ đến tận nhà để truyền thuốc vào tĩnh mạch hoặc hướng dẫn người bệnh và gia đình cách thực hiện.

– Xem phần “Ống thông và ống truyền tĩnh mạch” để tìm hiểu thêm về ống thông tĩnh mạch

Sử dụng tiêm [dưới da hoặc tiêm bắp]

– Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trước khi bắt đầu.

– Thực hiện các mũi tiêm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ.

– Kiểm tra chắc chắn xem liều trong ống tiêm đã chính xác chưa.

– Sát trùng da bằng cồn và để khô 30 giây trước khi tiêm.

– Nếu mũi kim chạm vào bất cứ thứ gì chưa được vô trùng trước khi sử dụng, hãy thay ngay mũi khác.

– Các mũi tiêm được thực hiện ở những vùng khác nhau trên cơ thể.

– Với các mũi tiêm dưới da, tìm vùng tiêm cách mũi tiêm trước ít nhất 2.5 cm

– Với mũi tiêm bắp, hãy hỏi bác sỹ và in hình hoặc biểu đồ các vị trí trên cơ thể an toàn để thực hiện.

– Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng trên các vị trí tiêm cũ, bao gồm đỏ, nóng, sưng, đau, chảy dịch. Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C khi đo bằng nhiệt kế miệng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Vứt bỏ các mũi và ống tiêm đã sử dụng vào hộp hoặc túi để xử lý đúng cách. Giữ hộp kim đã sử dụng xa khỏi tầm tay trẻ em, vật nuôi và khách.

Đọc thêm bài viết: 

>>  Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà

Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể làm gì khi bệnh nhân điều trị tại nhà?

– Tìm hiểu cách cho người bệnh sử dụng các loại thuốc trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện.

– Nếu bạn tiêm cho người bệnh, hãy cẩn thận với mũi tiêm. Đặt hộp chứa kim tiêm đã sử dụng ở bên cạnh trước khi bắt đầu. Bỏ kim và ống tiêm đi ngay khi kết thúc. Không nắp lại kim tiêm trước khi vứt đi.

– Luôn lưu số điện thoại bác sỹ [bao gồm cả số khẩn cấp]

– Lưu số điện thoại điều dưỡng viên tại nhà, người hỗ trợ tiêm để gọi khi có thắc mắc hoặc gặp vấn đề nào đó.

Gọi bác sỹ/điều dưỡng nếu người bệnh:

– Cần được kê thêm thuốc

– Làm mất thuốc hoặc nôn hết liều thuốc vừa uống

– Phát hiện ra người khác đã dùng thuốc của mình

– Quên uống thuốc đúng giờ

– Bị đỏ tấy, nóng, sưng, chảy dịch hoặc đau ở bất cứ chỗ tiêm nào

– Sốt cao trên 38 độ khi đo bằng nhiệt kế miệng

– Gặp các tác dụng phụ gây khó chịu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau.

– Không thể uống thuốc hoặc tiêm vì bất cứ lý do nào.

– Nhận thấy các dấu hiệu như ngứa, chóng mặt, khó thở, phát ban hoặc các dấu hiệu bị dị ứng khác sau khi dùng thuốc. Nếu có các Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh này, hãy gọi ngay bác sỹ và đưa đi cấp cứu.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC

Địa chỉ: Tầng 1 Lô 6 Khu B – Tòa nhà Mandarin Garden [Gần Cổng 3] – Đường Hoàng Minh Giám – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline miễn phí: 1800 6896

Email:

Website: //pkgdvietuc.com/

[Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Video liên quan

Chủ Đề