Hạn chế của Luận cương chính trị 10 1930 là gì

Luận cương chính trị [10-1930] [Phân tích nội dung và đánh giá ưu điểm, hạn chế].

Năm 1929, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc Đại khủng hoảng, bắt đầu từ Mỹ đến các nước Châu Âu. Một số nước tư bản chủ nghĩa đối phó với tình hình trên bằng cách đi theo con đường phát xít như Đức, Ý, Nhật.

Trong giai đoạn này, Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và tập thể hóa nông nghiệp, đạt một số thành tựu nhất định. Tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt, nhiều thứ thuế bị áp đặt, quyền tự do bị hạn chế. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống thực dân Pháp nhưng bị đàn áp khốc liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-1930

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành lập vào tháng 2-1930, thông qua bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, bước đầu xây dựng lực lượng và lòng tin đối với quần chúng nhân dân

  • Nội dung luận cương chính trị tháng 10 /1930

Tháng 10-1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần I tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị với các nội dung cơ bản sau:

+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu cách mạng Đông Ddương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

+ Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. 

+ Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Khước bỏ vai trò của giai cấp tiểu tư sản, trí thức, địa chủ vừa và nhỏ.

+ Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.

+ Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.

Ưu điểm 

+ Luận cương một lần nữa khẳng định tính đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng.

+ Khẳng định nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan hệ với cách mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân.

+ Đã phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc.

+ Luận cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối uốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương.

Hạn chế

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

+ không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp  mà chỉ nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu nên không xác định được đâu là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trước.

+ Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ.

+ không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

+ Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

Please follow and like us:

Nêu nguyên nhân hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng? Hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng: + Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với Cách mạng Việt Nam. + Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai. + Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác, do đó không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cương: + Do trực tiếp chịu ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế Cộng sản.

+ Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng cách mạng.

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

Ý nào sau đây là hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị [tháng 10-1930]?

Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?

Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm như thế nào?

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?


A.

Xác định động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản tri thức.

B.

Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp nông dân.

C.

Xác định chưa đúng hai giai đoạn của cách mạng nước ta.

D.

Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.

Câu hỏi: Hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10/1930 là?

Trả lời:

Hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng:

+ Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với Cách mạng Việt Nam.

+ Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai

+ Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác, do đó không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước

Cùng Top lời giải trang bị kiến thức về Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 thông qua bài Phong trào cách mạng 1930 – 1935

Kiến thức tham khảo về Phong trào cách mạng 1930 – 1935

I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933

1. Tình hình kinh tế

- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [1929 – 1933], từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái:

+ Nông nghiệp sa sút, lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.

+ Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.

+ Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2. Tình hình xã hội

- Công nhân: Bị sa thải, đồng lương ít ỏi

- Nông dân: Chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.

- Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.

- Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là:

+ Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp [cơ bản]

+ Nông dân với Địa chủ phong kiến

- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.

- Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.

II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

a. Phong trào trên toàn quốc

-Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

-Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

+ Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ Khẩu hiệu:“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”, …

-Nhân ngày Quốctế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặtcủa phong trào cách mạng Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước,thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

-Tháng 6 đến tháng 8/1930, cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.

b. Phong trào ở Nghệ-Tĩnh

Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất

Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên [12/9/1930], kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện…

Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã…

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh

* Ra đời từ tháng 09/1930, tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

- Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

* Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.

* Thực dân Pháp khủng bố dã man, cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảng viên bị bắt ….

* Từ giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.

>>> Xem thêm: Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là gì?

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Hoàn cảnh: Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng [Trung Quốc]

b. Những quyết định quan trọng

- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

Tổng Bí thư Trần Phú [1904 – 1931]

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.

- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.

- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Cách mạng Đông Dườn là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

⇒ Hạn chế của cương lĩnh:

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

a. Ý nghĩa lịch sử

-Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

-Khối liên minh công nông hình thành.

-Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

-Quốc tế Cộng sản côngnhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

-Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

b. Bài học kinh nghiệm

Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chứclãnh đạo quần chúng đấu tranh …

Video liên quan

Chủ Đề