Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Thứ sáu, ngày 26/02/2021 - 07:10

Lưu tin

VietTimes – Nếu kích thước của Trái Đất chỉ là một viên bi thì kích thước Mặt Trời sẽ tương đương với một quả bóng tập yoga và ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ có đường kính khiến bạn khó tin.

Tại sao sao Kim gần Trái Đất hơn nhưng con người lại thích khám phá sao Hỏa?
Trái Đất có Nhật thực, tại sao sao Thủy, sao Kim không có?
Trái Đất ngày càng quay chậm hơn, và sẽ ngừng quay trong 63 triệu năm nữa, con người nên làm gì?

Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Ảnh: Sohu

Chúng ta đều biết rằng Trái Đất chỉ đơn giản là một hạt cát so với vũ trụ, nhưng rất ít người có thể tưởng tượng được khoảng cách giữa các thiên thể lớn như thế nào.

Giả sử rằng đường kính của Trái Đất là 1 cm tương đương với kích thước của một viên bi. Đường kính của Mặt Trăng là 0,27 cm. Kích thước của sao Thủy, sao Hỏa, sao Kim, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Thổ và Sao Mộc sẽ lần lượt là 9,5 px, 13,25px, 22,5px, 100px, 95px, 235px, 275px (1 px = 0.026458333 cm), trong đó Sao Thổ và Sao Mộc có kích thước tương đương một quả bóng tennis.

Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Là ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có đường kính 2750px, gần bằng một quả bóng tập yoga cỡ lớn. Bạn có thể tưởng tượng khoảng cách giữa viên bi và quả bóng yoga lớn thế nào.

Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Thế nhưng, trong toàn bộ vũ trụ, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao nhỏ trong vô số các ngôi sao. Ngày nay, ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ mà con người quan sát được là UY Scuti, một ngôi sao siêu khổng lồ màu đỏ trong chòm sao Scutum với đường kính 2,4 tỷ km, gấp 1700 lần đường kính của Mặt Trời. Ngay cả tốc độ ánh sáng đi từ đầu này đến đầu kia cũng mất 133 phút.

Tất nhiên, UY Scuti không phải là hành tinh lớn trong vũ trụ, chúng ta đều biết rằng vật thể lớn nhất trong vũ trụ là lỗ đen. Lỗ đen được đánh số SDSS J140821.67 + 025733.2 có khối lượng gấp 196 tỷ lần Mặt Trời. Nếu đường kính của Trái Đất là 1 cm và đường kính của Mặt Trời là 1 mét, thì đường kính của lỗ đen là 920 km.

Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Chúng ta chỉ biết rằng đường kính của dải Ngân Hà khoảng 100.000 năm ánh sáng tương đương với 200 triệu km và độ dày 12 triệu km. Chiều dài này tương đương với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Do đó, nếu Trái Đất mất một năm để quay quanh Mặt Trời, và hình elip được hình thành tương đương với Dải Ngân Hà.

So với những ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ và dải Ngân Hà, Trái Đất của chúng ta quá nhỏ bé, thế nhưng Trái Đất lại có đầy đủ các thành phần cần thiết tạo nên sự tồn tại của nhân loại.

Theo Sohu

Viết trên chuyên san khoa học The Conversation, Giáo sư Chris Impey từ Đại học Arizona - Mỹ khẳng định, không phải Trái Đất, mà những siêu Trái Đất, mới là nơi dễ sống nhất vũ trụ.

Siêu Trái Đất là một loại hành tinh mà các nhà khoa học đã "chạm mặt" nhiều lần trong các cuộc săn tìm các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời). Theo giáo sư Impey, có hơn 2 tá (hơn 24 cái). Nhiều cái trong số chúng thuộc "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ.

Hành tinh lớn nhất vũ trụ

Không phải các hành tinh giống Trái Đất, mà các siêu Trái Đất mới là nơi giới các kính viễn vọng tối tân cần hướng về để săn tìm sự sống - Ảnh: NASA

Tất nhiên không phải hành tinh nào thuộc vùng sự sống cũng sống được, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ chính hành tinh đó. Ví dụ, hệ Mặt Trời có 3 hành tinh thuộc vùng sự sống là Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa, chỉ mới có Trái Đất chắc chắn có sự sống.

Bằng dữ liệu từ các ngoại hành tinh, các mô hình sinh học thiên văn, giáo sư Impey và các cộng sự đã đưa ra tiêu chuẩn hoàn hảo nhất cho một hành tinh trở nên dễ sống nhất: Khối lượng gần gấp đôi Trái Đất, thể tích lớn hơn 20-30% thể tích.

Kích thước này giúp các siêu Trái Đất có khả năng hoạt động địa chất tốt hơn Trái Đất. Đây cũng là những thế giới có đại dương đủ nông để ánh sáng kích thích sự sống đến tận đáy biển và nhiệt độ trung bình là 25 độ C.

Chưa kể, dạng hành tinh này vẫn có khả năng duy trì sự sống trong vài tỉ năm nếu nó bị đẩy ra khỏi hệ sao của chính nó - hiện tượng được khám phá qua các nghiên cứu gần đây, nhờ một bầu khí quyển đủ dày để bảo vệ sự sống. Trái Đất của chúng ta không như vậy, nó gần như chắc chắn tuyệt chủng nếu bị văng khỏi hệ Mặt Trời.

Với kết luận này, giáo sư Impey tin rằng những "thợ săn hành tinh" siêu hạng trong tương lai nên nhắm vào dạng hành tinh này, ví dụ như kính viễn vọng James Webb, thiết bị đủ sức tìm kiếm dấu hiệu hóa học tiềm tàng của sự sống một cách rõ ràng.