Hình thức thống nhất đất nước ở đức là gì

- Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ, đại diện là Bix mác có sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh. Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch, chống Áo [1866], chống Pháp [1870- 1871].

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục a

a] Tình hình nước Đức

- Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp: đội ngũ công nhân tăng từ 5 lên 18 vạn [1849 1859]; Béc-lin trở thành trung tâm sáng tạo máy móc.

- Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-ke.

Mục b

b] Quá trình thống nhất Đức

- Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa => Yêu cầu cần thống nhất đất nước ngày càng cấp thiết.

- Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ, đại diện là Bix mác có sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh. Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch, chống Áo [1866], chống Pháp [1870- 1871].

- Kết quả:Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, hiến pháp được thông qua thừa nhận quyền lực tối cao thuộc về vua Phổ và hạn chế vai trò của Quốc hội.

- Năm 1870 - 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.

- Ngày 18-1-1871, vua Phổ Vin-hem Ilên ngôi hoàng đế, Bi-xmác trở thành Thủ tướng,Hiến pháp mớiđượcban hành[4 1871] qui định Đứcgồm 22bang và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.

Mục c

c] Tính chất:

Việc thống nhất nước Đức là một cuộc Cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.

ND chính

Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức: tình hình nước Đức; quá trình thống nhất nước Đức và đặc điểm củaquá trình thống nhất nước Đức.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA LỊCH SỬ

MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
CUỘC ĐẤU TRANH THỐNG
NHẤT NƯỚC ĐỨC
GVHD: Cao Thị Lan Chi
DANH SÁCH NHÓM 4

NGUYỄN VĂN XANH K38.602.127
NGUYỄN THỊ CẨM HÀ K38.602.037
ĐỔNG THỊ CAY K38.602.006
LÝ THỊ PHƯỢNG HẰNG K38.602.030
NGUYỄN HOÀI HẬU K38.602.027
PHẠM THỊ NGỌC DIỆU K38.602.015
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/11/2013
LỚP SỬ 2C

Nhóm 4 Trang 1
MỤC LỤC
Mục lục 1
I.Vị Trí Địa Lí Của Nước Đức 2
II.Tình Hình Nước Đức Nữa Đầu Thế Kỷ XIX ….2
1. Tình hình kinh tế, chính trị nữa đầu thế kỷ XIX
2. Sự Phân Bố Các Lực Lượng,Giai Cấp Trong Xã Hội
3. Tình Thế Cách Mạng
III.Cách Mạng Năm 1848 Ở Đức 4
1.Những sự kiện cách mạng ở Miền Nam nước Đức
2. Cách Mạng Tháng Ba Ở Beclin
3. Quốc Hội Phrăngphua Và Giai Đoạn Thoái Trào Của Cách
Mạng.

4. Cuộc Vận Động Hiến Pháp Đế Chế [ Mùa Xuân 1849]
IV. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức 7
1.Tình hình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và khả năng thống
nhất nướcĐức
2.Quá Trình Thống Nhất Nước Đức
V. Ý nghĩa 16
Nhóm 4 Trang 2

I.Vị trí địa lí của nước Đức.
- Phía Bắc giáp với Đan Mạch
- Phía Đông Giáp với Nga
- Phía Nam giáp với Áo với Switzerland
- Phía Tây giáp với pháp và Netherlands.
Hình 1. Bản đồ nước Đức sau khi thống nhất

II.Tình hình nước Đức nữa đầu thế kỷ XIX.
1. Tình hình kinh tế, chính trị nữa đầu thế kỷ XIX
- Chính trị:
+ Nữa đầu thế kỷ XIX Đức là một quốc gia phong kiến, lạc hậu.
+ Đất nước hình thành một Liên Bang Đức bao gồm 31 tiểu vương quốc tách
biệt nhau và 4 thành phố tự trị[ Brêmen, Hămbua, Liubênh, Phrăngphua trên
sông Mainơ]. + Liên Bang Đức thì không có mối liên hệ vững chắc, không
có quyền lực thực tế. Vì vậy, Đức vẫn nằm trong tình trạng bị chia cắt, gây
nhiều trở ngại đối với sự phát triển chung của đất nước.
Nhóm 4 Trang 3
Hình 2.Bản đồ Liên Bang Đức
- Kinh tế:
+ Công thương nghiệp: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
+ Nông nghiệp: duy trì quan hệ bóc lột phong kiến, một bộ phận chuyển
sang kinh doanh theo hướng TBCN.

+ Giai cấp quý tộc nắm quyền về kinh tế, chi phối mọi hoạt động trong
nước. do sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi lực lượng của
các giai cấp trong xã hội.
2. Sự phân bố các lực lượng,giai cấp trong xã hội .
+ Do sự chuyển biến về kinh tế, một số giai cấp trong xã hội Đức được
hình thành như: Giai cấp tư sản Đức; giới tri thức, sinh viên, tiểu tư sản;
nông dân Đức; giai cấp công nhân. Trong đó giai cấp quý tộc phong kiến
vẫn giữ địa vị thống trịlàm cho đời sống ở Đức khổ cực, mức sống thấp.
3. Tình Thế Cách Mạng
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng lộ rõ và sâu sắc.
+ Mâu thuẫn giữa phong kiến quý tộc và nông dân, giữa công nhân và tư
bản, giữa nền quân chủ chuyên chế và dân tộc vì vậy vấn đề thống nhất
nước Đức đã trở thành vấn đề cấp thiết.
Nhóm 4 Trang 4
III. Cách Mạng Năm 1848 Ở Đức
1.Những sự kiện cách mạng ở Miền Nam nước Đức
- Cuộc cách mạng nổ ra đầu tiên ở Baden, Vuyếtthembec, Baye.
Hình 3. Một số cuộc cách mạng 1848
Hình 4.Cuộc nổi dạy của Hecker, trận chiến tại Kandern.[Bađen]
Nhóm 4 Trang 5
2. Cách Mạng Tháng Ba Ở Beclin
- Đầu tháng 3, ở Phổ và Bắc Đức xảy ra nhiều cuộc đấu tranh. Đặc biệt là
cuộc cách mạng tháng 3 ở Béclin.
Hình 5. Cách mạng ở Berlin [ 3-1848]
Hình 6.Trận chiến đường phố tại Berlin [18-3-1848]
Nhóm 4 Trang 6
- Mục đích: mục đích ngay từ đầu của cuộc cách mạng 1848 ở Đức là thống
nhất đất nước vì Đức là một Liên Bang không thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế chung của đất nước.
- Giai cấp tham gia, lãnh đạo trong cuộc cách mạng ở Đức là giai cấp tư sản.

- Kết quả: thất bại

Vấn đề cơ bản của cách mạng là thống nhất đất nước vẫn chưa được
giải quyết.
3. Quốc Hội Phrăngphua Và Giai Đoạn Thoái Trào Của Cách
Mạng.
-18-5-1848 Quốc hội toàn Đức khai mạc lần đầu tiên ở Phrăngphua[bên
sông Mainơ].
Hình 7. Quốc hội Đức ở Frankfurt trong giáo hội tại thánh PhaoLô
4. Cuộc Vận Động Hiến Pháp Đế Chế [ Mùa Xuân 1849]
- Ngày 28-3-1849 Quốc hội Phrăngphua công bố hiến pháp
- Tuy bản hiến pháp còn mang nhiều mâu thuẩn, nhưng có sự tiến bộ.
- Thái độ của các vương quốc đối với hiến pháp khác nhau, tháng 5-1849
diễn ra cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ hiến pháp. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở
Đrétxđen, Railan, Vétxphalen, Rátxtat…. Cuộc cách mạng vẫn thất bại.
 sự thất bại của cuộc khởi nghĩa ở miền Tây Nam và quốc hội ở Đức giải
tán đã kết thúc cuộc cách mạng đầu tiên của nước Đức. vấn đề cơ bản của
cuộc cách mạng Đức là thống nhất đất nước vẫn chưa được giải quyết.

Nhóm 4 Trang 7
IV. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
1.Tình hình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và khả năng thống
nhất nướcĐức
- Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở
thành một nước công nghiệp. trừ miền Đông Bắc còn là cơ sở kinh tế nông
nghiệp.
- Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào sản xuất [sử
dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai khẩn đất đai ] tạo
nên tầng lớp quý tộc tư sản hoá gọi là Gioong-ke.
- Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, điều này cản trở sự

phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc thống nhất đất nước được đặt ra, có
thể thống nhất bằng hai con đường khác nhau:
+ Con đường thứ nhất do giai cấp vô sản lãnh đạo, thông qua một cuộc cách
mạng, nhằm thành lập một nhà nước cộng hòa, gồm tất cả các bang của
Đức.
+ Con đường thứ hai do giai cấp Iuncơ Phổ liên minh với đại tư sản tiến
hành thông qua các cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước nhằm tăng
cường quyền lực của quý tộc Phổ.
2.Quá Trình Thống Nhất Nước Đức
- Người có tầm ảnh hưởng, có vai trò trực tiếp đến quá trình đấu tranh
thống nhất nước Đức là Bixmac.
- Ôttô phôn Bixmac, là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Phổ,
là người đại diện cho quan điểm và quyền lợi của tầng lớp gioongke, là
người thực hiện chính sách liên minh chặt chẽ giữa địa chủ quý tộc và đại
tư bản.
- Ông theo chủ nghĩa dân tộc Phổ, đặt nước Phổ đứng đầu quốc gia Đức,
chủ trương dùng bạo lực để chiến tranh vương triều để thống nhất nước
Đức theo đường lối “ từ trên xuống” và bằng chính sách “ sắt và máu”.

Hình 8. Ôttô phon Bixmác [1815-1898]
Nhóm 4 Trang 8
- Quá trình thống nhất nước Đức “bằng sắt và máu” được diễn ra với ba cuộc
chiến tranh:
+ Chống Đan Mạch [1864]
+ Chống Áo [1866]
+ Chống Pháp [1870-1871]
a. Chiến tranh chống Đan Mạch.
- Năm 1864, Bixmac khai chiến với Đan Mạch để chiếm Sơlêxvich và
Hônxtainơ.

+ Hônxtainơ: chỉ có người Đức, nằm trong Liên bang Đức.
+ Sơlêxvich: mặc dù có người Đức nhưng đa số là người Đan Mạch, không
nằm trong Liên bang Đức.
- Trước đó, năm 1863, Đan Mạch tuyên bố Schleswig là một phần của Đan
Mạch  những người dân tộc chủ nghĩa Đức bất mãn.
- Tận dụng thời cơ, Bixmac lôi kéo Áo cùng đánh Đan Mạch.
- Chiến sự bùng nổ tháng 2-1864.
Hình 9. Chiến tranh chống Đan Mạch
Nhóm 4 Trang 9

Hình 10. Trận chiến Dybbol Skanse [ Đan Mạch]
- Kết quả: Đan Mạch thất bại, xin đình chiến và kí hòa ước Viên ngày 30-10-
1864  nhường Sơlêxvich và Hônxtainơ cho Phổ và Áo.
b. Chiến chiến tranh Phổ-Áo
- Nguyên nhân:
+ Sâu xa: là sự tranh chấp ngôi bá chủ nước Đức giữa Phổ và Áo.
+ Trực tiếp: là do sự bất đồng về Sơlêxvich và Hôntainơ đã làm bùng lên cuộc
chiến Tranh.
+ Phổ lôi kéo được vương quốc Italia làm đồng minh còn Áo được sự ủng hộ
của các nước Đức lớn, kể cả Hanôvơ- một công quốc nằm ngang giữa Đông và
Tây Phổ.
 Cuộc chiến tranh bùng nổ, đối với cả 2 bên đều là cuộc chiến tranh vương
triều phản động.
+ Tháng 6-1866, Phổ đuổi Áo ra khỏi Hônxtainơ.
Nhóm 4 Trang 10
Hình 11. Tình hình tại thời điểm nổ chiến tranh.

+ Cuộc chiến tranh bùng nổ vào ngày 14-6-1866.
+ Trận đánh quyết định sự thắng thua diễn ra tại Xađôva[Sadova- phía Bắc
sông Enbe] vào ngày 3-7-1866.

Hình 12. Trận chiến tại Xađava
Nhóm 4 Trang 11
- Kết quả: Áo thua  buộc phải rút khỏi Liên bang Đức, thừa nhận Phổ có
quyền xây dựng 1 tổ chức chính trị mới: thừa nhận Sơlêxvich, Hônxtainơ,
Hanôvơ, Khua Hetxen, Naxau, Phrăngphua bên sông Mainơ sát nhập vào Phổ.
Hình 12. Kết quả sau chiến tranh Áo-Phổ

+ Năm 1867 thành lập Liên bang Bắc Đức, dưới quyền lãnh đạo của Phổ.
+ Bao gồm 18 nước ở Bắc Đức và 3 thành phố tự do [Hămbua, Brêmen,
Liubêch].
+17-4-1867, Hiến pháp thông qua và quốc hội Liên bang được thành lập.
+ Quyền của quốc hội bị hạn chế bởi quyền của Tổng thống Liên bang và Hội
đồng Liên bang.
+ Hiến pháp dành ghế Tổng thống cho nhà vua Phổ-có quyền rất lớn.
+Thủ tướng-giúp việc cho vua, chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống.
[Bixmac vừa là Thủ tuớng Phổ vừa là Thủ tướng Liên bang].
- Ý nghĩa: Sau chiến tranh Áo-Phổ, Phổ đã thống nhất được một phần lớn
nước Đức. Hình thành một thị trường dân tộc thống nhất , mở đường cho chủ
nghĩa thư bản phát triển mạnh mẽ. Việc thành lập Liên bang Bắc Đức là một
bước tiến mới trên con đường đi đến thống nhất hoàn toàn nước Đức.
Nhóm 4 Trang 12
Hình 13. Liên bang Bắc Đức
- Nhận xét: Cuộc chiến này, Bixmac đã áp dụng phương thức “từ trên
xuống”, tiến hành chiến tranh vương triều, để thực hiện việc thống nhất nước
Đức bằng con đường phản cách mạng.
c. chiến tranh Pháp-Phổ
• Nguyên nhân:
- sâu xa: +Đức muốn sáp nhập miền Tây Nam, hoàn thành thống nhất nước
Đức, chiếm một phần lãnh thổ của pháp.
+ Pháp không muốn Đức thống nhất hùng mạnh sẽ trở thành mối nguy hiểm

cho pháp.
- Trực tiếp: Mâu thuẫn kế vị ngai vàng ở Tây Ban Nha. bùng nổ cuộc
chiến tranh.
- Ngày 19-7-1870, chiến tranh bùng nổ. Trong cuộc chiến này, nước Pháp đơn
độc trong khi Phổ được sự ủng hộ của nhiều nước: Anh, Nga, Italia, các nước
Đức.
+ Tại trận Mars-La-Tour [16-8-1870], là một trong những trận đánh lớn của
cuộc chiến-góp phần làm cho lực lượng Pháp suy yếu.
+ Sau đó, diễn ra trận Sedan-đây là trận đánh quyết định, buộc Pháp
đầu hàng.
Nhóm 4 Trang 13
Hình 14. Trận Mars-La-Tour[Pháp-Phổ]
Hình 15. Napoléon III và Bismarck sau Trận Sedan
Nhóm 4 Trang 14
- 2-9-1870, Napôlêông III tuyên bố đầu hàng.
- Sau khi giành được thắng lợi, Bixmac tận dụng thời cơ để đưa quân xâm
chiếm lãnh thổ Pháp. Lúc bấy giờ, đứng về phía Đức, cuộc chiến tranh mang
tính chất xâm lược, phi nghĩa. Còn về phía Pháp, nhân dân phải chiến đấu dể
chống lại sự xâm lược của Đức, đó là cuộc chiến tranh tự vệ , chính nghĩa.
Hình 16. Thảo luận về cuộc chiến trong một quán cà phê ở Paris
Nhóm 4 Trang 15
- Tháng 11-1870, các quốc gia Nam Đức gia nhập vào Liên bang Bắc Đức.
- Kết quả: Pháp thất bại hoàn toàn trong chiến tranh, phải bồi thường 5 tỉ
phrăng và cắt cho Đức 2 vùng: Andát, Lôren.
- Ýnghĩa : Sau chiến tranh Pháp-Phổ, Đức hoàn toàn được thống nhất tạo điều
kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Sau chiến tranh này Đức có hai
vùng đất Andát, Lôren là vùng đất nhiều khoáng sản vì vậy càng tạo điều kiện
cho kinh tế Đức phát triển.
- Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế quốc Đức được tổ chức tại cung điện Vecxai
ở Pháp do Phổ chiếm đóng.

+Vua Phổ Vinhem I chính thức lên ngôi hoàng đế.
Hình
17. Lễ Tuyên bố thành
lập Đế quốc Đức.
Nhóm 4 Trang 16
Hình 18.Vua Wilhelm I
+ Đế quốc Đức là 1 liên bang gồm: 22 nước, 3 thành phố tự do
- Ngày 16-4-1871, Hiến pháp được ban hành, nhằm: củng cố sự thống nhất
đế quốc, bảo tồn chế độ quân chủ và tàn dư phong kiến ở nông thôn, bảo đảm
địa vị thống trị của nhà nướcquân chủ địa chủ quý tộc Phổ.
Nhóm 4 Trang 17
Hình 19. Đế chế Đức
V. Ý NGHĨA:
- Việc thống nhất nước Đức đã hoàn thành-đây là một tiến bộ lịch sử vì nó mở
đường cho chủ nghĩa tư bản Đức. đưa Đức lên hàng các quốc gia tiên tiến rên
thế giới, góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng ở châu Âu và thế giới trong
những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Nước Đức đã thống nhất bằng con đường chiến tranh vương triều “từ trên
xuống” dưới sự lãnh đạo của quý tộc Phổ, duy trì chế độ quân chủ và những
đặc quyền quý tộc, đồng thời phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Đức trở thành một nguồn gốc quan trọng của chủ nghĩa quân phiệt và là lò
lửa của cuộc chiến tranh sau này.
Nhóm 4 Trang 18

Chủ Đề